Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợxấu của ngân hàngthương mại

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG 10598317-1280-234324.htm (Trang 31 - 35)

Quá trình quản lý nợ xấu của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan

và chủ quan. Do đó việc xác định các nhân tố này từ đó có sự điều chỉnh phù hợp là công việc cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động quản lý nợ xấu tại NHTM. Các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu của NHTM bao gồm:

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

• Môi trường kinh tế - xã hội:

Kinh tế quốc gia có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý nợ xấu của NHTM. Cụ thể, nếu kinh tế quốc gia nếu bị ảnh hưởng từ các biến động của kinh tế thế giới sẽ dẫn đến

những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp trong nước khiến các doanh nghiệp làm ăn

thua lỗ, mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động của kinh doanh nói chung và ngân hàng nói riêng cũng chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ đa phương và song phương của một quốc gia với các nước khác trên thế giới. Nếu các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác, mở rộng sản xuất, thu hút đầu tư với các đối tác nước ngoài thì nợ xấu sẽ ít có cơ hội hình thành.

• Môi trường tự nhiên:

Với một số ngành nghề phụ thuộc nhiều vào tự nhiên đặc biệt là ngành nông nghiệp

thì sự biến động của môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu thường xuyên có thiên tai, bão lụt thì các doanh nghiệp nông nghiệp, chăn nuôi sẽ gặp nhiều khó khăn, thất bại, doanh nghiệp không thu hồi được vốn và có lời thì không thể thanh toán các khoản nợ với NHTM, từ đó hình thành nợ xấu.

• Môi trường pháp lý:

Hành lang pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch của hoạt động tín dụng. Hành lang pháp lý càng cụ thể và rõ ràng thì các hoạt động tín dụng

17

cấp cao chậm chạp, thiếu tính chính xác thì có thể hạn chế các hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng do các vướng mắc hay bất cập tồn đọng trong quá trình triển khai.

Sự thanh tra, giám sát của NHNN là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động quản lý nợ xấu. Nếu NHNN thực hiện thanh tra, giám sát thường xuyên, đúng nội dung và phương pháp thì sẽ phần nào hỗ trợ hạn chế được các khoản nợ xấu có thể phát sinh. Chất lượng giám sát của NHNN phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và kinh nghiệm của nhân viên thẩm định. Muốn quá trình thanh tra, giám sát thực sự có hiệu quả thì nhân viên thẩm định phải đảm bảo có đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh, công nghệ mới, nội dung thẩm định phải phù hợp để có thể kịp thời phát hiện và cảnh báo được những sai phạm của NHTM tránh những hậu quả nặng nề xảy ra mới được phát hiện và can thiệp xử lý.

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

• Cơ chế quản lý tín dụng: là những biện pháp, cách thức mà ngân hàng sử dụng để đánh giá, kiểm soát từng khoản tín dụng được cấp và hoạt động tín dụng

của ngân

hàng. Cơ chế quản lý tín dụng càng rõ ràng và được thực hiện một cách nghiêm túc trong

quá trình hoạt động thì sẽ phần nào giảm thiểu được các rủi ro tín dụng. Ngược lại,

khi các

bộ phận, phòng ban của ngân hàng không được thông tin đúng về vai trò của cơ

chế tín

dụng, không có sự nhất quán trong thực hiện sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng khiến

nợ xấu tăng lên. Việc quản lý tín dụng của ngân hàng có thể được hiểu qua một số biểu

hiện như quy trình nghiệp vụ ngân hàng, cơ cấu cho vay, đạo đức, trình độ chuyên môn

của nhân viên tín dụng và hoạt động kiểm tra nội bộ của nhân viên ngân hàng.

Nghiên cứu

của Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) cho thấy chính sách quản lý nợ xấu của ngân hàng trung

18

tổ chức phù hợp với đặc điểm hoạt động, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của công tác quản lý nợ xấu. Đồng thời, sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong tổ chức quản

lý nợ xấu sẽ giúp cho công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng đạt được những kết quả khả quan, hạn chế được rủi ro xảy ra. Nguyên nhân là do khi có cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu khoa học hợp lý sẽ tăng tính trách nhiệm của từng cá nhân, hạn chế rủi ro đạo đức nghiệp vụ, có được cơ chế giám sát chặt chẽ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2015).

• Công nghệ ngân hàng trong việc thu thập và xử lý thông tin: Thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện, đo lường và xử lý, giảm thiểu nợ xấu. Do

đó, các

ngân hàng cần có hệ thống thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng, đa dạng nguồn thông

tin cũng như áp dụng các phương pháp xử lý thông tin để phục vụ cho quá trình

quản lý nợ

xấu. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, công nghệ ngân hàng đóng một

vai trò

quan trọng trong việc quản lý hoạt động ngân hàng nói chung và quản lý nợ xấu

ngân hàng

nói riêng. Từ góc độ quản lý, công nghệ ngân hàng càng hiện đại thì các giao dịch cho

khách hàng cũng như việc quản lý các hoạt động tín dụng dễ dàng và hiệu quả hơn. • Trình độ, kinh nghiệm của nhân viên làm công tác quản lý nợ xấu: Đây là một trong những nhân tố được đề cập đến trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc

(2015). Hoạt động quản lý nợ xấu phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ nhân sự

bởi đây

là chủ thể trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, nội dung liên quan đến quản lý nợ xấu. Chất

lượng của các nội dung từ nhận diện, đo lường, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý nợ

19

mô nợ xấu thực tế với kế hoạch đề ra. Việc so sánh này nhằm xác định liệu ngân hàng có quản lý, kiểm soát nợ xấu theo đúng với định hướng, kế hoạch hoạt động hay không. Nếu nợ xấu thực tế cao hơn so với nợ xấu kế hoạch là dấu hiệu cho thấy việc quản lý nợ xấu chưa thực sự tốt.

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu

Ngoài so sánh nợ xấu giữa thực tế so với nợ xấu kế hoạch, cần so sánh quy mô nợ xấu thực tế năm nay với quy mô nợ xấu thực tế năm trước để thấy được sự thay đổi của nợ xấu ngân hàng như thế nào. Nói cách khác, cần phải xác định tốc độ tăng trưởng nợ xấu qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nợ xấu được xác định bằng công thức:

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu = (Nợ xấu năm nay - nợ xấu năm trước)/Nợ xấu năm trước * 100%

Tốc độ tăng trưởng ở mức cao và có xu hướng tăng theo thời gian là một trong những dấu hiệu cho thấy hoạt động quản lý nợ xấu chưa thực sự hiệu quả.

Tỷ lệ nợ xấu

Phân tích hoạt động quản lý nợ xấu cần phải đặt mối quan hệ giữa quy mô nợ xấu và quy mô tín dụng mới đánh giá được chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ giữa nợ xấu với dư nợ tín dụng còn được gọi là tỷ lệ nợ xấu được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về quản lý nợ xấu như của Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017). Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM phải được khống chế dưới 3% dư nợ tín dụng của NHTM. Đồng thời, cũng cần so sánh tỷ lệ nợ xấu thực tế so với tỷ lệ nợ xấu theo kế hoạch của ngân hàng đề ra, sự biến động tỷ lệ nợ xấu qua các năm để đánh

giá thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng. • Cơ cấu nợ xấu

Cơ cấu nợ xấu được phản ánh qua tỷ lệ giá trị giữa các khoản nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này phản ánh chân thực tình hình nợ xấu, chất lượng tín dụng của ngân hàng, năng lực quản lý cho vay của ngân hàng, công tác đôn đốc thu hồi nợ. Phân tích cơ cấu nợ xấu theo từng nhóm nợ sẽ phản ánh mức độ nghiêm trọng của nợ xấu. Nếu tỷ trọng

20

Đây là tỷ lệ thể hiện được khả năng bù đắp của quỹ dự phòng với các khoản nợ xấu

khi các khoản nợ xấu chuyển thành khoản nợ mất vốn. Neu tỷ lệ này càng cao thì khả năng

quỹ dự phòng bù đắp cho các thiệt hại từ nợ xấu càng cao và ngược lại.

Đây chỉ là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá thực trạng nợ xấu, không bao gồm tất cả những tiêu chí khác có thể được áp dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngân hàng, mỗi thời kỳ và quốc gia.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG 10598317-1280-234324.htm (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w