KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢXẤU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNGTHƯƠNG

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG 10598317-1280-234324.htm (Trang 35)

MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại

1.3.1.1 Ngân hàng thương mại tại Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc với tư cách là ngân hàng Trung ương quy định bộ phận tín dụng của NHTM cần phải thực hiện các biện pháp kiểm tra cho các giai đoạn cho vay: trước, trong và sau khi cho vay, thu thập thông tin để phân loại, hoàn thiện hồ sơ để có thể kiến nghị việc kiểm tra lại, có trách nhiệm về tính chính xác về thông tin, hoàn chỉnh của dữ liệu, thực hiện báo cáo rủi ro định kỳ và thực hiện các biện pháp cần thiết với những rủi ro này.

Hướng dẫn trích lập tổn thất dự phòng cho vay được Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành phần nào hỗ trợ việc thông tin rõ ràng đến các NHTM trong việc thực hiện các việc như kiểm tra định kỳ với các loại tài sản dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến, trích lập dự phòng giảm giá tài sản. Các khoản tín dụng sẽ được phân thành 5 nhóm. Những khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 sẽ được xem là nợ xấu.

• Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn • Nhóm 2: Nợ cần chú ý • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

21

tháng sau khi đã có kết quả phân loại nợ và khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM sẽ trích lập dự phòng theo số dư tín dụng tỷ lệ cụ thể như sau: Nhóm 1(0%), nhóm 2 (2%), nhóm 3 (25%), nhóm 4 (50%), nhóm 5 (100%).

Việc phân loại nợ của của các NHTM Trung Quốc xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố tiên quyết. Nguồn trả nợ chính là thu nhập kinh doanh bình thường của khách hàng và tài sản bảo đảm là nguồn trả nợ thứ yếu. Với những khoản cho vay mới hay khách hàng mới, ngân hàng sẽ cần phải tiến hành một cuộc điều tra các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm lịch sử giao dịch, uy tín của khách hàng này với ngân hàng khác, uy tín các cổ đông.

Dựa trên các quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các NHTM Trung Quốc thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ nhằm đánh giá chất lượng tín dụng. Theo đó, trong kế hoạch hoạt động hàng năm, các NHTM Trung Quốc xây dựng kế hoạch chi tiết liên quan đến hoạt động tín dụng, bao gồm về tốc độ tăng trưởng tín dụng, dư nợ tín dụng mục tiêu, nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ nợ xấu mục tiêu và cơ cấu mục tiêu của từng nhóm nợ trong danh mục tín dụng. Điều này góp phần giúp các NHTM Trung Quốc có những điều chỉnh hoạt động trong thực tế để đạt được kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, các NHTM Trung Quốc chú trọng đến các yếu tố định tính nhằm đánh giá chất lượng nợ. Việc giám sát, kiểm tra sau giải ngân được các NHTM Trung Quốc thực hiện chặt chẽ nhằm nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến thiện chí, nguồn trả nợ của khách hàng. Điều này giúp các NHTM Trung Quốc nhận diện nhanh chóng các khoản nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. Điều này giúp cho tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Trung Quốc được duy trì ở mức thấp hơn so với ngưỡng 3% và phần lớn các NHTM Trung Quốc đều đạt được mục tiêu tỷ lệ nợ xấu theo kế hoạch. Điều này góp phần rất quan trọng cho hệ thống NHTM Trung Quốc phát triển ổn định từ sau năm 2008.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của ngân hàng Thái Lan

Bước đầu tiên trong việc quản trị nợ xấu của ngân hàng Thái Lan là việc chính phủ

Thái Lan đã thực thi một số chính sách tích cực để tháo gỡ khó khăn, giảm nợ xấu và xử lý các tài sản thế chấp. Chính phủ Thái Lan thành lập Quỹ phát triển và phục hồi tài chính giao cho Bộ tài chính quản lý để phát hành trái phiếu dùng cho việc mua lại cổ phiếu của

22

các NHTM trong nước nhằm giúp các NHTM tăng vốn, phục vụ cho quá trình tái cơ cấu. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan cũng như Ngân hàng trung ương Thái Lan cũng ban hành các văn bản cho phép các NHTM chủ động trong việc xử lý nợ xấu, đặc biệt là quyền liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm. Điều này góp phần thuận lợi không nhỏ cho các NHTM Thái Lan xử lý các khoản nợ xấu.

Các NHTM thường xuyên đánh giá chất lượng danh mục tín dụng nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đạt được các kế hoạch mục tiêu. Trong quá trình nhận diện, đo lường, ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý nợ xấu, các NHTM Thái Lan hiện áp dụng 3 biện pháp để cơ cấu lại nợ và dự phòng rủi ro thông qua “Ủy ban cơ cấu lại tín dụng khu vực tư nhân” cụ thể:

• Hạ lãi suất vay, giảm gốc vốn vay, tăng thời hạn vay, yêu cầu chuyển giao tài sản thế chấp để bán, chấp nhận lỗ để khách hàng trả nợ bằng việc điều chỉnh hợp đồng. • Kết hợp giữa việc điều chỉnh lại hợp đồng và chuyển giao tài sản thế chấp để xử

lý.

• Giãn nợ khi khách hàng đang gặp khó khăn trong thu chi tài chính, sản xuất kinh doanh.

Thông qua việc thực hiện đa dạng các biện pháp cơ cấu nợ và dự phòng rủi ro, các NHTM Thái Lan duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, đồng thời, nhanh chóng xử lý được các khoản nợ xấu, gia tăng tỷ lệ thu hồi nợ xấu trong danh mục. Trong đó, các NHTM Thái Lan luôn có tiêu chí để lựa chọn phương án xử lý nợ xấu một cách khách quan, khoa học. Các khoản vay được giãn nợ phải đảm bảo khách hàng vay có thiện chí trả nợ tốt, có ý chí trong việc khắc phục khả năng trả nợ với phương án khắc phục rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, những khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thường mang tính chất tạm thời, trong ngắn hạn. Có những khoản vay NHTM Thái Lan không những chỉ giãn nợ mà còn cho vay thêm vốn để người vay có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, cải thiện tình hình kinh doanh để tạo ra nguồn thu tốt để trả nợ và tiếp tục duy trì hoạt động.

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát

triển Việt Nam (BIDV)

23

nợ xấu. Có rất nhiều tiêu chí để ngân hàng phân loại nợ xấu để đảm bảo nhìn nhận được nợ xấu ở nhiều khía cạnh cụ thể: Phân loại nợ xấu theo nguyên nhân, theo thời gian, theo loại cho vay và theo thành phần kinh tế. Từ việc phân loại và nhìn nhận được những rủi ro

của các loại nợ xấu, BIDV tập trung vào công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Một số các biện pháp mà BIDV đã và đang áp dụng trong hoạt động quản lý nợ xấu của mình:

• Thực hiện quy trình tín dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

• Thực hiện các giới hạn về an toàn tín dụng theo quy định, các quy chế về hoạt động

tín dụng đã được ban hành. Xác định giới hạn cho vay tối đa với từng đối tượng khách hàng.

• Thường xuyên theo dõi các khoản vay bằng việc thực hiện phân tích, đánh giá thực

trạng chất lượng tín dụng. Từ đó sớm nhìn nhận được những vấn đề liên quan đến khoản

vay để có những biện pháp hạn chế rủi ro từ sớm như điều chỉnh chính sách, quy

trình tín

dụng

• Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực: chuyên môn, sản phẩm, công nghệ. Đồng thời, ngân hàng cũng rất chú trọng trong việc phân bổ nguồn lực

để các

cán bộ có thể phát huy được vai trò và thế mạnh của mình.

• Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện đình kỳ và đồng bộ với sự tham gia nghiêm túc của các chi nhánh ngân hàng để giúp phát hiện ra đươc những vấn đề

cần kịp

thời điều chỉnh để hạn chế tối đa nợ xấu.

• Công tác thu thập xử lý thông tin cũng có những cải thiện để đảm bảo thông tin chính xác, được kiểm chứng, làm nền tảng cho ngân hàng có cơ sở để đánh giá khoản

24

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

chi nhánh Tây Tiền Giang

Từ những kinh nghiệm quản lý nợ xấu của NHTM trên thế giới cũng như BIDV ở trong nước, VietinBank CN Tây Tiền Giang có thể rút ra được những bài học quý báu có thể ứng dụng và cải thiện chất lượng quản lý nợ xấu.

Bài học 1: Hành lang pháp lý cùng sự đồng hành và hỗ trợ của chính phủ và ngành chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nợ xấu. Chính phủ, Ngân hàng Nhân

dân Trung Quốc, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Thái Lan đều xem nợ xấu của NHTM là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết nhằm đảm bảo cho sự phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính phủ và cơ quan quản lý NHTM của các nước trên đều đã ban hành khung pháp lý, các quy định chặt chẽ liên quan đến việc quản lý nợ xấu của các NHTM, từ việc phân loại nợ cho đến việc tạo thuận lợi cho các NHTM xử lý tài sản bảo đảm hay lựa chọn các phương pháp xử lý nợ khác.

Bài học 2: Để đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý nợ xấu, Vietinbank CN Tây Tiền

Giang cần xây dựng chính sách tín dụng cũng như đặt ra mục tiêu cụ thể, rõ ràng để định hướng cho hoạt động quản lý nợ xấu tại chi nhánh. Chính sách tín dụng, trong đó có các quy định về quy trình tín dụng, quy trình quản lý nợ xấu sẽ giúp ngân hàng quản lý nợ xấu tốt hơn, khoa học hơn do các bước đã được chuẩn hóa thành quy định. Các NHTM ở các quốc gia trên thế giới cũng như BIDV Việt Nam đều chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm, trong đó bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến quản lý nợ xấu như tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, nợ xấu mục tiêu... Không chỉ mang tính định hướng, đây còn là cơ sở quan trọng để các ngân hàng có thể đánh giá, giám sát hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng.

Bài học 3: Việc phân loại nợ cần phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định của

pháp luật. Đồng thời, nên chú trọng phân loại nợ theo các tiêu chí định tính để nhanh chóng

nhận diện nợ xấu và có biện pháp xử lý phù hợp. Điển hình là các NHTM ở Trung Quốc tuân thủ quy định về phân loại nợ, trong đó lấy tiêu chí định tính là tiêu chí quan trọng để

25

Bài học 4: Hoạt động kiểm tra, giám sát sau giải ngân có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nợ xấu bởi đây là bước giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra các khoản nợ có vấn đề, nhận diện sớm các rủi ro và lựa chọn cách khắc phục phù hợp, góp phần hạn chế nợ xấu xảy ra. Trong quá trình giám sát, nếu có những dấu hiệu báo động về

chất lượng khoản nợ, ngân hàng có căn cứ để đưa nợ có vấn đề về nợ xâu để chủ động xử lý nợ, đối phó với rủi ro nhằm hạn chế thiệt hai, tổn thất liên quan đến nợ xấu.

Bài học 5: Để quản lý nợ xấu phát huy tác dụng hạn chế những tác động tiêu cực của nợ xấu, sau khi phân loại nợ, chi nhánh cần thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

theo thời gian quy định. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn, có nguồn để chủ động xử lý nợ xấu, tránh rơi vào tình trạng thua lỗ phá sản do nợ xấu gây ra.

Bài học 6: Chú trọng đa dạng hóa nguồn thông tin đầu vào, sử dụng đa dạng các phương pháp nhận diện, đo lường, xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì nợ xấu ở mức phù hợp,

tránh được nguy cơ do nợ xấu gây ra đối với ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

vào công tác ngăn chặn nguy cơ nợ xấu bên cạnh việc xử lý nợ xấu thông qua các giải pháp tổng thể và các chính sách vĩ mô lành mạnh.

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các nội dung liên quan đến lý thuyết để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. Các nội dung được trình bày trong chương 1 bao

gồm cơ sở lý thuyết về nợ xấu như khái niệm nợ xấu của NHTM, phân loại nợ xấu, các chỉ

tiêu đánh giá nợ xấu, hậu quả của nợ xấu. Chương 1 cũng đã đưa ra định nghĩa về quản lý nợ xấu, các nội dung phải thực hiện trong quản lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã trình bày các kinh nghiệm của các NHTM ở một số quốc gia làm kinh nghiệm cho Vietinbank CN Tây Tiền Giang trong việc quản lý

27

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG

2.1GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công

thương Việt Nam chi nhánh Tây Tiền Giang

Vietinbank CN Tây Tiền Giang tiền thân là Phòng giao dịch Cai Lậy tọa lạc ở địa chỉ 560 Quốc lộ 1A, Khu 5, Thị Trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Vietinbank CN Tây Tiền Giang được thành lập vào ngày 01/05/1999 và được nâng cấp thành chi nhánh

cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam vào ngày 01/06/2006. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Vietinbank - CN Tây Tiền Giang

VietinBank - CN Tây Tiền Giang hiện đang hoạt động với tổng nhân sự hiện tại gồm 91 cán bộ được phân bố trong 10 phòng: hành chính, tổng hợp, kế toán, kho quỹ, bán lẻ, doanh nghiệp và 4 phòng giao dịch.

Ngân hàng Vietinbank Tây Tiền Giang được phép thực hiện toàn bộ danh mục sản phẩm, dịch vụ mà Vietinbank đang triển khai, bao gồm:

- Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Vietinbank thông qua các hình thức: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt

Nam và

ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; phát hành các loại chứng

chỉ tiền

gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng; tiếp nhận vốn tài trợ xuất khẩu và

vốn ủy

thác đầu tư của Ngân hàng nước ngoài hoặc các Tổ chức quốc tế do Vietinbank

phân bổ;

28

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C và nhờ thu kèm chứng từ), chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng đối ngoại

theo quy

định về quản lý ngoại hối của NHNN và của Vietinbank.

- Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng theo quy định của Vietinbank.

- Mua bán, thu đổi ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN và của Vietinbank.

- Phát hành và thanh toán thông qua thẻ thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Phòng trực tiếp thu hồi nợ là phòng cho vay (bán lẻ, doanh nghiệp, phòng giao dịch)

và bộ phận thu nợ của phòng tổng hợp hỗ trợ việc thu hồi nợ cho các phòng.

Với phương châm “Nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của ngân hàng”, VietinBank nói chung và chi nhánh Tây Tiền Giang nói riêng luôn tạo ra môi trường làm việc năng động, không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên thông qua việc tổ chức những buổi đào tạo về kỹ năng bán hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng...Ngoài việc đào tạo kiến thức chuyên môn, CN Tây Tiền Giang còn tổ chức các hoạt

động xã hội như viếng thăm, hỗ trợ quà và tiền các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng vào ngày 27/07, bàn giao nhà tình thương, trao tặng các suất học bổng cho các em học sinh nghèo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY TIỀN GIANG 10598317-1280-234324.htm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w