Chọn vải: Sau khi đã lên ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng thiết kế cho một sản phẩm chuẩn bị ra mắt, việc lựa chọn chất phải phù hợp là điều quan trọng hơn cả. Bởi một thiết
kế đẹp nếu không có chất vải phù hợp sẽ làm hỏng cả một thiết kế và ý tưởng này được đáng giá là không có tính ứng dụng.
Lên sơ đồ – trải vải – cắt vải: dựa theo ý tưởng sẽ lên sơ đồ khuông rập trên máy tính với kích thước phù hợp và cụ thể. Để đảm bảo chất lượng của mỗi một sản phẩm, trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt, Dotie yêu cầu xưởng cung cấp hàng mẫu với chất vải đã chọn và tiến hành đánh giá chất lượng. Khi chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu mới tiến hàng sản xuất. Và trước khi cắt sẽ kiểm tra chất lượng vải, vải có bị lỗi không và bắt đầu trải vải trên bàn cắt tương ứng với số lượng áo của đơn hàng.
In – thêu: Sau cắt ra thành từng bộ phận, chúng ta sẽ lấy những bộ phận cần in ấn hoặc thêu để in, thuê. In, thêu được tiến hành hàng loạt, nên tốc độ cũng khá nhanh. Sau khi hoàn tất khâu in – thêu cần kiểm tra để loại bỏ những phần bị lỗi.
May thành phẩm: sau khi in – thêu xong sẽ được chuyển sang một khâu khác để lắp ghép các bộ phận may thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Khuy nút – Cắt chỉ thừa: Sau khi đi hết truyền, áo thành phẩm chuyển sang giai đoạn làm khuy, đóng nút và cắt chỉ. Qua nhiều công đoạn nên sản phẩm khá nhăn nheo. Lúc này sẽ ủi lại cho thẳng thớm, đẹp đẽ.
Kiểm tra chất lượng: Bộ phận QC của xưởng luôn kiểm tra kỹ về thông số và chất lượng của sản phẩm để kịp thời lập biên bản bổ sung tại các khâu nếu có sai sót, hư hỏng nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng. Chiếc áo bị lỗi sẽ bị loại ra đưa qua bộ phận chỉnh sửa.
Ủi xếp – Đóng gói: sau đó, sản phẩm sẽ được gấp lại bỏ vào túi đóng gói. Các sản phẩm được sản xuất xong sẽ xuất xưởng và chuyển về kho của công ty Dotie.
Kiểm tra số lượng: bên Dotie sẽ kiểm tra lại sản phẩm, ghi lại số lượng size, màu sắc, ghi phiếu xuất lưu kho cho kế toán. Sản phẩm sau khi về kho sẽ được kiểm tra lại một lần nữa để tránh những sai sót không đáng có.
Giá thành của một sản phẩm được sản xuất ra sẽ dao động trong khoảng từ 65.000đ – 150.000đ/ sản phẩm. Trong đó các sản phẩm phụ kiện như: balo, túi, nón,.. sẽ được công
ty nhập trực tiếp từ Trung Quốc mà không sản xuất sản phẩm. Dưới đây là bảng chi phí sản xuất cụ thể theo từng loại sản phẩm.
Danh mục sản phẩm Phân loại Chi phí cho 1 sản phẩm
Áo Áo thun 65.000đ – 85.000đ Áo sơ mi 85.000đ – 100.000đ Áo bomber 100.000đ – 125.000đ Áo croptop 65.000đ – 80.000đ Áo ghi-lê 125.000đ – 150.000đ Áo Jacket 125.000đ – 150.000đ Áo khoát 125.000đ – 150.000đ Áo cardigan 125.000đ – 150.000đ Áo Polo 85.000đ – 100.000đ Áo sweater 100.000đ – 125.000đ Quần Quần dài 100.000đ – 150.000đ Quần đùi 85.000đ – 125.000đ Quần sooc 85.000đ – 125.000đ Váy 85.000đ – 150.000đ Phụ kiện
Túi đeo chéo 150.000đ – 200.000đ
Balo thời trang 150.000đ – 200.000đ
Ví 85.000đ – 100.000đ
Mũ, nón, khẩu trang 15.000đ – 25.000đ
Phụ kiện trang sức các loại 15.000đ – 25.000đ
Bảng 4.1. Danh mục chi phí cho từng loại sản phẩm
Theo dự toán, trong một tháng công ty sẽ nhập kho 15.000 – 17.000 sản phẩm các loại, trong một ngày số lượng sản phẩm bán ra sẽ vào khoảng 150-200 sản phẩm áo các loại, 150-200 sản phẩm quần các loại và 50 các loại phụ kiện khác.
Danh mục sản phẩm Số lượng bán ra
Áo thun, áo sơ mi, áo croptop 6000
Các loại áo khoác 1500
Các loại quần 3000
Các loại váy 3000
Các loại balo, túi 500
Phụ kiện các loại 1000
Tổng 15.000
Danh mục sản phẩm Doanh thu
Áo thun, áo sơ mi, áo croptop 1500 triệu
Các loại áo khoác 525 triệu
Các loại quần 750 triệu
Các loại váy 750 triệu
Các loại balo, túi 150 triệu
Phụ kiện các loại 85 triệu
Tổng 3760 triệu
Bảng 4.3. Doanh thu dự kiến trong một tháng
Danh mục sản phẩm Chi phí
Áo thun, áo sơ mi, áo croptop 600 triệu
Các loại áo khoác 225 triệu
Các loại quần 375 triệu
Các loại váy 375 triệu
Các loại balo, túi 75 triệu
Phụ kiện các loại 25 triệu
Tổng 1675 triệu
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 5.1. Kế hoạch chi tiết
Quần áo là mặt hàng cần thiết tối thiểu trong cuộc sống, hiện nay có hàng trăm hàng ngàn thương hiệu ra đời, các sản phẩm được tạo ra đều có sự thay đổi sáng tạo vô tận. Tuy nhiên, có những sản phẩm quần áo sẽ không bao giờ thay đổi kiểu dáng hay hình dạng của nó mà chỉ có những cách biến tầu về màu sắc và phụ kiện theo quần áo để có thể phù hợp với thời đại.
Hình 5.1. Hình ảnh áo Polo 100 năm trước và 100 năm sau
Như hình ảnh trên chiếc áo Polo về cơ bản không có sự thay đổi lớn, 100 năm trước và 100 năm sau chỉ khách nhau về màu sắc, họa tiết hoặc các cách phối đồ khác. Không chỉ áo Polo mà còn rất nhiều sản phẩm quần áo khác cũng tương tự như vậy. Nhận thấy sự khác biệt này, Dotie sẽ đưa ra chiến lược cạnh tranh về thương hiệu và chiến lược cạnh tranh về giá.
Dotie sẽ định vị mình trong vô vàng thương hiệu Local brand khác bằng sự độc đáo, phong cách và tối giản. Những thiết kế mới trên những nền áo hoặc quần có sẵn, phù hợp với form dáng của người Việt, tạo nên một sự thoải mái, tự tin là những gì mà Dotie đang muốn hướng tới trong thương hiệu của mình. Những thiết kế này sẽ được thiết kế theo một phong cách nhất quán theo từng bộ sưu tập được tung ra, thu hút giới trẻ bằng sự mới mẻ, độc đáo và đầy sức sống của mình.
Bên cạnh đó, để có thể cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng khác trong nước, Dotie sẽ tập trung vào các chiến lược cạnh tranh về giá. Việc đi đôi sản phẩm đơn giản, dễ dùng, ít lỗi thời, phù hợp cho nhiều trường hợp như đi làm, đi chơi,…. Kết hợp với giá cả
sản phẩm hợp lí của một Local brand bình dân, sẽ thu hút một lượng khách hàng nhiều hơn.
Ngoài ra, Dotie sẽ kết hợp thêm một số chương trình khuyến mãi. Cụ thể, khi mua 1 sản phẩm của Dotie sẽ được giảm giá nếu khách hàng lựa chọn mua thêm phụ kiện hoặc Dotie sẽ phối hợp các sản phẩm quần, áo, phụ kiện lại với nhau, khách hàng mua 1 combo này sẽ ít hơn 10% so với khi mua từng sản phẩm. Những đợt sale lớn như lễ, tết kết hợp với các sàn thương mại điện tử tạo những mã giảm giá các sản phẩm còn tồn kho nhiều để giảm bớt sản lượng hàng tồn kho các mẫu mã cũ.
Lập kế hoạch, chương trình đào tạo nhân viên cụ thể, chi tiết về quy trình bán hàng, cách tư vấn sản phẩm, các câu hỏi khách hàng thường hay hỏi,… Và có bài kiểm tra đánh giá chất lượng nhân viên. Có kế hoạch phân bổ đúng vị trí, đúng năng lực của từng nhân viên. Ngoài ra, để có thể động viên nhân viên cống hiến và cùng tiến bộ với công ty, Dotie sẽ đưa ra KPI (Key performance indicator, viết tắt là KPI, là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty) phù hợp với từng năng lực của mỗi nhân viên và KPI này sẽ tăng sau 6 tháng cùng với đó là sự điều chỉnh tăng lương, thưởng sau 6 tháng đánh giá phần trăm nhân viên đã đạt được KPI. Với những nhân viên có sự tiến bộ sẽ có sự điều chỉnh tăng và những nhân viên chưa đạt sẽ có kế hoạch huấn luyện riêng.
Quy định phía nhân viên bán hàng:
Nhận sản phẩm, bảo quản, giữ gìn, trông coi, kiểm kê sản phẩm
Khách đến nhanh chóng ngưng mọi công việc ra ngoài của đón tiếp chào hỏi. Luôn tươi cười niềm nở và thân thiện với khách hàng
Không bao giờ nói không với khách. Làm mọi cách để người ta ra đi mà bán được hàng hoặc có được một cơ hội bán hàng sau này.
Trưng bày hàng bắt mặt, bán chạy ra bên ngoài cho khách hàng dễ lựa chọn
Nhân viên tư vấn bán hàng nên đi làm trang phục lịch sự và thanh nhã sẽ dễ thiện cảm với khách và bán được hàng. Không nên giản dị quá mức.
Mục tiêu của Dotie là trong vòng 5 năm tới sẽ là một thương hiệu có chất lượng và giá thành phải chăng được nhiều người biết đến, mang lại sự mới mẻ, trẻ trung và hài lòng cho khách hàng.
Kế hoạch bán hàng thông qua các kênh online như: trang Fanpgae, Instagram, website, các sàn thương mại điện tử,… bao gồm:
Trang giới thiệu sản phẩm ấn tượng và cung cấp thông tin chi tiết: liệt kê tất cả các sản phẩm được bày bán ở cửa hàng và sắp xếp theo loại để khách hàng dễ tìm kiếm theo các tiêu chí:
+ Hình ảnh chân thật, rõ nét.
+ Video sắc nét đảm bảo nghệ thuật. + Biểu thị giá cả của sản phẩm. + Thông tin đầy của về sản phẩm.
Sau khi khách đặt hàng cần phải tiến hàng quản lí đơn hàng, đi đơn cho khách và theo dõi tình trạng đơn hàng, hỗ trợ khách hàng khi họ gặp vấn đề trong nhận hàng hoặc xử lí các khách boom hàng:
+ Tiếp nhận và xử lý thông tin đơn hàng (nhận đơn) + Đóng gói hàng hóa dựa trên thông tin đơn hàng + Sắp xếp phương thức giao hàng phù hợp
+ Tiến hành giao hàng cho khách hàng
+ Theo dõi trạng thái của đơn hàng và giải quyết tình huống nếu có phát sinh
Hỗ trợ trực tuyến/ Chat online: Giúp khách hàng trả lời được những thắc mắc về sản phẩm như: màu sắc, giá thành, chất liệu,…để nâng cao sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm. Các nhân viên sẽ được bố trí lịch làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm.
Bổ sung tính năng giỏ hàng và thanh toán: Giỏ hàng giúp quy trình thanh toán trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều. Giỏ hàng giúp khách hàng có thể mua và tiến
các sản phẩm khác vào khi xem chi tiết giỏ hàng. Đồng thời, giỏ hàng còn cung cấp hướng dẫn cho khách hàng khi điền vào biểu mẫu thanh toán. Khách hàng có thể biết được các thông tin bắt buộc và các thông tin có thể bỏ qua, tránh các sai sót không đáng có khi gửi thông tin đi.
Ngoài chiến lược bán hàng onlie, Dotie còn có chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu tập trung chủ yếu vào cửa hàng chính. Cửa hàng chính sẽ mở cửa đón khách vào 9 giờ sáng và đóng cửa lúc 11 giờ tối.
Trưng bày đa dạng sản phẩm: để khách hàng cho nhiều sự lựa chọn trong mua sắm tuy nhiên cũng cần phải trưng bày sao cho gọn gàng, ngăn nắp.
Đặt sản phẩm bán chạy ở vị trí dễ nhìn nhất. Các sản phẩm đang là xu hương, các mẫu HOT, các màu trendy hoặc các cách phối đồ với các phụ kiện được đặt tại nơi có nhiều khách hàng qua lại nhất.
Trưng bày quần áo theo phân loại: tại những vị trí khác, sẽ tiến hành phân loại quần áo theo đặc điểm, chất lượng hoặc mẫu mã. Ví dụ như áo thun, áo khoác, quần jeans,… sẽ được xếp riêng từng khu vực. Mẫu giống nhau nhưng khác size sẽ được xếp chung một chỗ. Điều này khiến khách hàng dễ tìm kiếm sản phẩm, tạo tâm lý thoải mái cho người mua.
Bên cạnh đó, các khuyến mãi khi khách hàng mua kèm phụ kiện hoặc mua quần áo theo combo được làm nổi bật ở đầu quầy line, hoặc gần khu vực tính tiền. Các sản phẩm phụ kiện mua kèm không tốn quá nhiều tiền sẽ giúp cho cửa hàng bán được nhiều sản phẩm hơn.
Bố trí không gian kinh doanh: cần lựa chọn trang trí, sắp xếp cửa hàng theo những tiêu chí sau:
+ Chọn những mẫu đẹp nhất, mới nhất để trưng bày
+ Sữ dụng Ma-nơ-canh để trình bày những mẫu trang phục đẹp nhất và thường xuyên thay đổi theo ngày hoặc theo tuần
+ Không gian thử đồ có gắn gương giúp khách hàng xem được bộ trang phục đó có phù hợp với mình hay không
+ Thiết kế hệ thống đèn ấn ượng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng ở lâu hơn, giúp bán được nhiều hàng hơn.
5.2. Kế hoạch cụ thể
ST
T Nội dung Người thực hiện
Thời gian dự kiến (Tuần) Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8
1 Tìm hiểu khung pháp lí
Huỳnh Kim Tuyến
2 Tìm đối tác Huỳnh Kim Tuyến
3 Đăng kí kinh doanh Huỳnh Kim Tuyến
4 Tìm kiếm kho Huỳnh Kim Tuyến
5 Hợp đồng thuê Huỳnh Kim Tuyến
6 Nhập hàng hóa Huỳnh Kim Tuyến
7 Khai trương Huỳnh Kim Tuyến
Bảng 5.1. Bảng kế hoạch cụ thế
Vì trong 6 tháng đầu công ty hoạt động dưới hình thức onlie, nên mọi chi phí sẽ được tiết kiệm tối đa. Công ty sẽ chính thức đưa vào hoạt động ở tuần 4 khi mọi thứ đã sẵn sàng. Hàng hóa sẽ được nhập về kho để đáp ứng lượng đơn khách hàng trong một tuần đầu khởi bán.
Người sáng lập Người sáng lập Bộ phận Marketing Bộ phận
Marketing Bộ phận thiết Bộ phận thiết kếkế Bộ phận bán hàng Bộ phận bán
hàng Bộ phận kế Bộ phận kế toántoán quản khoquản khoBộ phận Bộ phận Trợ lí
Trợ lí
CHƯƠNG 6: NHÓM SÁNG LẬP VÀ ĐIỀU HÀNH
Người sáng lập: Huỳnh Kim Tuyến
Hình 6.1: Sơ đồ cơ cấu công ty
Bộ phận Marketing: gồm 2 nhân viên Marketing. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là lên hoạch định kế hoạch marketing, nghiên cứu thuộc tính của sản phẩm trong công ty mình và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tìm hiểu nhu cầu của thị trường tiêu dùng. Thực hiện các báo cáo, tổng hợp thông tin và tài liệu về các hoạt động Marketing, sản phẩm, đối thủ, khách hàng. Đạt được yêu cầu công việc của bộ phận, phòng ban và công ty theo kế hoạch được giao. Cơ cấu nhân sự của bộ phận được phân chia như sau:
+ 1 nhân viên sẽ tập trung vào các kênh online: Fanpage, Website bán hàng chính thức, các sàn thương mại điện tử: Shopee, Lazada,…
Bộ phận thiết kế: 2 nhân viên thiết kế chịu trách nhiệm cho các phạm vi công việc liên quan đến thiết kế như: bộ nhận diện thương hiệu, sáng tạo logo, Key Visual, các ấn phẩm offline, online, …Tham gia thiết kế các bộ sưu tập mới theo mùa, thường xuyên cập nhật các xu thế thiết kế trong và ngoài nước để mang lại hiệu quả công việc cao hơn.
Bộ phận bán hàng: gồm 2 quản lí và 12 nhân viên sales. Nhiệm vụ chung của quản lí là chịu trách nhiệm toàn bộ hàng hóa, nhân viên, khách hàng và các vấn đề liên quan đến cửa hàng. Kiểm tra, giao việc, đốc thúc nhân viên; lưu tâm góp ý và tạo động lực làm việc cho nhân viên.Viết báo cáo về tình hình kinh doanh của cửa hàng theo tuần/theo tháng.... Cơ cấu bộ phận bán hàng được phân chia theo 2 nhóm chính như sau:
+ 1 quản lí và 4 nhân viên bán hàng tại cửa hàng. Nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa. Trưng bày và sắp xếp hàng hóa. Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Tư vấn và bán hàng. Đóng gói sản phẩm. Quản lí sẽ phân chia công việc cho nhân viên theo ca sao cho phù hợp.
+ 1 quản lí và 8 nhân sự phân chia cho các kênh online của công ty. Nhân viên phụ