Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) đã thực hiện nghiên cứu các yếu
tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với trường hợp các Ngân hàng TMCP sở hữu nhà nước ở Hậu Giang. Dựa trên số liệu thu thập được từ 316 quan sát của 5 ngân hàng, kết hợp mô hình logit nhị phân và mô hình logit đa thức, nghiên cứu đã ước lượng được ảnh hưởng của các yếu tố vi mô đến RRTD của ngân hàng. Kết quả phân
tích cho thấy mô hình logit đa thức cho phép giải thích tốt hơn mô hình logit nhị phân.
Ở mức độ rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các ngân hàng bao gồm: tài sản đảm bảo; mục đích sử dụng vốn vay; lịch sử vay vốn của khách hàng; ngành nghề
chính tạo ra thu nhập; và kiểm tra, giám sát vốn vay. Ở mức độ rủi ro 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: 5 yếu tố ở mức độ rủi ro 1; và thêm 2 yếu tố: khả năng tài chính
của khách hàng; kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.
Trịnh Hoài Nam (2013) về các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Việt Nam với số liệu gồm 1969 thẻ tín dụng nội địa và sử dụng phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho tho thấy có 6 nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tỏng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam gồm: thu nhập, đặc tính nghề nghiệp của chủ thẻ, hệ số thanh toán thẻ, hệ số sử dụng thẻ, thời gian sử dụng thẻ bình quân và hệ số ứng tiền mặt.
Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) đã nghiên cứu rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 454
S TT
Yếu tố Nguồn tham khảo
1 Tuổi Florentin Butaru và cộng sự (2015),
Shuai Li và cộng sự (2014)
2 Giới tính Florentin Butaru và cộng sự (2015), Shuai Li và cộng sự (2014)
3 Tình trạng hôn nhân Florentin Butaru và cộng sự (2015), Shuai Li và cộng sự (2014)
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) đã thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: Chi nhánh Cần Thơ. Với dữ liệu thu thập từ 438 khách hàng của Ngân hàng, áp dụng mô hình Probit, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của Ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay; Việc sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay
của cán bộ tín dụng; Việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của khách hàng vay. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản về RRTD, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng với những bối cảnh khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của các NHTM tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, cấu trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân
hàng khác nhau mà dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do
đó, những kiến nghị và giải pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào địa bàn nghiên cứu khác. Qua lược khảo các nghiên cứu trước về chủ đề rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của ngân hàng, tác giả nhận thấy việc tập trung xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Ngân hàng
5 Trình độ học vấn Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017)
6 Thu nhập bình quân
Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Trịnh Hoài Nam (2013), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)
7 Hạn mức tín dụng Shuai Li và cộng sự (2014)
8 Nghề nghiệp
Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Trịnh Hoài Nam (2013), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)
9 Chức vụ Trịnh Hoài Nam (2013)
1
Nguyễn Thị Tuyết (2011)
1
2 Dư nợ tại ngân hàng khác
Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Trịnh Hoài Nam (2013)
1
3 Hệ số thanh toán thẻ Trịnh Hoài Nam (2013) 1
Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát các lý luận về
rủi ro tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng, đồng thời tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến chủ đề rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng. Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng ngân hàng, đây là cơ sở để tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài ở Chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên bảng 2.1 tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng, tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu của đề tài như sau:
✓ Tuổi của khách hàng
Tuổi được tính tại thời điểm chủ thẻ đăng ký mở thẻ tín dụng, xác định bằng cách lấy năm tại thời điểm nói trên trừ đi năm sinh của chủ thẻ. Ngân hàng chỉ phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng từ 18 tuổi trở lên. Chúng ta kỳ vọng chủ thẻ tuổi càng cao càng có ít lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
Giả thuyết H1: Tuổi của chủ thẻ có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Giới tính của khách hàng
Giới tính được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ thẻ là nam,
là 0 nếu chủ thẻ là nữ. Giới tính cũng tạo nên sự khác biệt trong hành vi sử dụng và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng (Davies và Lea, 1995). Thông thường nam giới sẽ là
đối tượng tiếp cận công nghệ mới nhanh hơn nhưng nữ giới lại có nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Kỳ vọng chủ thẻ nữ sẽ có số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng nhiều
hơn so với chủ thẻ nam.
Giả thuyết H2: Giới tính của của chủ thẻ là nữ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ
Devaney, 2001). Kỳ vọng của biến này là người có gia đình sẽ có nhiều khả năng chậm thanh toán thẻ tín dụng hơn so với người độc thân.
Giả thuyết H3: Tình trạng hôn nhân của chủ thẻ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Tình trạng sở hữu nhà
Tình trạng sở hữu nhà cho biết tình trạng sở hữu nhà của chủ thẻ, chỉ tiêu này
được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ thẻ có tình trạng sở hữu nhà riêng, giá trị là 0 đối với các tình trạng sở hữu nhà khác (như ở chung nhà bố mẹ,
nhà đi thuê, trường hợp khác...). Kỳ vọng của biến này là người có tình trạng sở hữu nhà riêng sẽ có ít khả năng chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hơn các trường hợp sở hữu nhà còn lại.
Giả thuyết H4: Tình trạng sở hữu nhà có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Trình độ học vấn của khách hàng
Trình độ học vấn được lượng hóa theo biến giả dummy, giá trị là 1 nếu chủ thẻ có trình độ đại học hoặc trên đại học, giá trị là 0 đối với các trình độ học vấn còn lại.
Kỳ vọng chủ thẻ có trình độ học vấn đại học và trên đại học với các nhận thức đầy đủ
về quyền lợi và nghĩa vụ của thẻ tín dụng sẽ có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng ít hơn so với các chủ thẻ có trình độ học vấn thấp hơn.
Giả thuyết H5: Trình độ học vấn của chủ thẻ có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Thu nhập của khách hàng
Thu nhập được đo lường bởi thu nhập bình quân theo tháng của chủ thẻ. Người
✓ Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép sử dụng theo quy
định
và chính sách của ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ thường có thói quen duy trì dư nợ thẻ tín dụng theo một tỷ lệ nhất định từ hạn mức tín dụng này. Kỳ vọng rằng hạn mức tín dụng càng cao, dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng lớn và nguy cơ chủ thẻ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng càng cao (Lee và cộng sự, 2015).
Giả thuyết H7: Hạn mức tín dụng của chủ thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi
ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Nghề nghiệp của khách hàng
Nghề nghiệp của khách hàng được xem là tiêu chí đáng quan tâm của ngân hàng
phát hàng thẻ, biến này được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ thẻ là nhân viên văn phòng, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ có nghề nghiệp khác (kinh doanh tự do, công nhân, sinh viên...). Nhân viên văn phòng là người làm công tác văn phòng tại các công ty, đơn vị hành chính, sự nghiệp, là đối tượng có điều kiện thuận lợi cũng như có khả năng tiếp cận công nghệ mới, có công việc thu nhập ổn định, vì vậy đây được xem như nhóm khách hàng tiềm năng mở thẻ tín dụng của các ngân hàng. Kỳ vọng chủ thẻ là nhân viên văn phòng có số lần chậm thanh toán thẻ tín dụng ít hơn so với chủ thẻ không phải là nhân viên văn phòng.
Giả thuyết H8: Nghề nghiệp của chủ thẻ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Chức vụ của khách hàng
Chức vụ biến này được lượng hóa bởi biến giả dummy, có giá trị là 1 nếu chủ thẻ là người có chức vụ tại đơn vị công tác, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ không có chức vụ, chúng ta mong đợi rằng chủ thẻ tín dụng với một cấp độ cao hơn trong công việc (có chức vụ) sẽ có sự ổn định công việc và xác suất xuất hiện của nguy cơ chậm
✓ Loại hình công ty khách hàng đang công tác
Loại hình công ty đang công tác loại hình công ty được lượng hóa bởi biến giả dummy với giá trị 1 là các công ty TNHH tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty hợp danh, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương và các cá nhân khác..., giá trị 0 là các loại hình công ty còn lại (cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tập đoàn kinh tế nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Kỳ vọng các chủ thẻ công tác tại các công ty TNHH tư nhân có nguy cơ chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cao hơn so với các chủ thẻ còn lại.
Giả thuyết H10: Loại hình công ty đang công tác của chủ thẻ có ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Hình thức đảm bảo của tài sản
Hình thức đảm bảo là cơ sở để ngân hàng quyết định có cấp hạn mức tín dụng và phát hành thẻ cho khách hàng hay không và cấp hạn mức dựa trên cơ sở tín chấp hay thế chấp, trong trường hợp khách hàng không chứng minh được nguồn thu nhập của mình là ổn định và lâu dài thì khách hàng cần phải thế chấp toàn bộ hay một phần
hạn mức tín dụng được cấp (ký quỹ bằng sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi hoặc bất động sản...) tùy theo quy định của ngân hàng phát hành. Hình thức đảm bảo được lượng hóa bởi biến giả dummy có giá trị là 1 nếu chủ thẻ có tài sản thế chấp, có giá trị là 0 nếu chủ thẻ không có tài sản thế chấp. Kỳ vọng chủ thẻ tín dụng tín chấp có nguy cơ chậm thanh toán cao hơn so với chủ thẻ tín dụng có thế chấp tài sản.
Giả thuyết H11: Hình thức đảm bảo của chủ thẻ có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Dư nợ tại ngân hàng khác
Dư nợ tại ngân hàng khác được lượng hóa bởi biến giả dummy với giá trị là 1 nếu chủ thẻ có dư nợ tại ngân hàng khác, là 0 nếu chủ thẻ không có dư nợ tại ngân hàng khác. Chủ thẻ tín dụng có các khoản vay tín dụng tại các ngân hàng khác sẽ có lượng quá hạn thẻ tín dụng cao hơn so với những người không có các khoản vay tín
Giả thuyết H12: Dư nợ tại ngân hàng khác có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro
tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Hệ số thanh toán thẻ
Hệ số thanh toán thẻ cho biết khả năng chủ thẻ tín dụng sử dụng thu nhập của mình để bù đắp khoản dư nợ thẻ tín dụng đến hạn theo sao kê thẻ mà ngân hàng gửi cho chủ thẻ. Kỳ vọng hệ số thanh toán thẻ càng lớn thì số lần chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của chủ thẻ càng cao và ngược lại (Lee và cộng sự, 2015).
Giả thuyết H13: Hệ số thanh toán thẻ có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
✓ Hệ số ứng tiền mặt
Hệ số ứng tiền mặt: Khi thực hiện giao dịch ứng tiền mặt tại ATM hoặc máy POS, chủ thẻ phải chịu mức phí ứng tiền mặt và lãi tính ngay từ thời điểm phát sinh giao dịch, chủ thẻ chấp nhận mức phí và lãi khá cao này nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt thực sự cần thiết. Chủ thẻ có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng để ứng tiền mặt thường xuyên phải đối diện với nguy cơ không thể chi trả đúng hạn các khoản nợ gốc,
phí và lãi phát sinh. Kỳ vọng hệ số ứng tiền mặt có tương quan thuận với số lần chậm
thanh toán của chủ thẻ tín dụng.
Giả thuyết H14: Hệ số ứng tiền mặt có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của Sacombank.
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu đã phát triển, mô hình nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Sacombank được đề xuất như sau:
- Biến phụ thuộc: NOMINPAY là rủi ro tín dụng của hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, và được đo lường bằng số lần chủ thẻ chậm
thanh toán dư nợ thẻ tín dụng từ 10 ngày trở lên (được xếp vào nợ nhóm 2 trở lên)
dư nợ thẻ tín dụng
2 GENDER Giới tính
Chủ thẻ có giới tính là nữ giới có số lần chậm thanh toán dư nợ
thẻ tín dụng nhiều hơn nam
+
3 MARITAL Tình trạng hôn nhân
Chủ thẻ có gia đình có nhiều khả năng chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hơn so với chủ thẻ độc thân + 4 HOMEOWNE R Tình trạng sở hữu nhà Chủ thẻ sở hữu nhà riêng thì ít có khả năng chậm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng hơn các chủ thẻ