Đánh giá tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỎI SỐĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598615-2480-012910.htm (Trang 43 - 46)

của các

ngân hàng thương mại Việt Nam

Dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình tiến bộ công nghệ Solow trung tính (Solow neutral), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết lan tỏa của đổi mới (DIT) và Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBT). Đồng thời kết hợp tham khảo một số mô hình nghiên cứu gần đây của Ho và cộng sự (2006), Casolaro và Gobbi (2007), Lin (2007), Nyapara (2013), tác giả đưa ra mô hình đề xuất cho nghiên cứu có dạng Solow trung tính. Mô hình Solow trung tính là tiến bộ công nghệ tăng cường sử dụng vốn, với tỷ lệ L và K cho trước, tiến bộ Solow trung tính có thể đưa vào hàm sản xuất dưới dạng như sau: Yt=f(At, Kt, Lt), với At là nhân tố tiến bộ công nghệ.

• Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được thể hiện qua hiệu quả kỹ thuật (TE) thu được từ phân tích DEA.

• Tương ứng với yếu tố vốn (K) thể hiện qua các biến như: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), quy mô ngân hàng (SIZE).

• Tương ứng với yếu tố công nghệ (A) là biến đầu tư công nghệ (DITRANS), đại diện cho chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại. Đây cũng là biến chính

của mô hình.

Trong mô hình lý thuyết này, A chỉ tác động trực tiếp đến K mà không tác động đến L. Dó đó, giả định yếu tố lao động là cố định nên các biến liên quan đến yếu tố lao động sẽ không được đề cập trong mô hình này.

Bên cạnh đó, tác giả bổ sung thêm vào mô hình các biến số tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên các nghiên cứu trước bao gồm tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LTA), tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (TK), số năm hoạt động của ngân hàng (AGE).

Các biến kiểm soát đại diện cho các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế được đưa vào mô hình là tốc đô tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF)

Mô hình nghiên cứu trong trạng thái tĩnh cụ thể như sau:

TEit= βo+ βι ETAit + β2SIZEit + β3 DITRANSit+ β4 LTAit +

Mô hình nghiên cứu trong trạng thái động được bổ sung thêm biến trễ của biến phụ thuộc, cụ thể như sau:

TEit= βo+ βι TEit-1 + β2 ETAit + β3SIZEit + β4 DITRANSit+ β5 LTAit + β6 TKit + β7AGEit + β8 INFi+ β9 GDPi + Uit

Trong đó, i,t lần lượt là ngân hàng thứ i vào năm t, Uit là phần dư trong mô hình .

Von chủ sở hữu

trên tổng tài sản ETAit

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Báo cáo tài chính

Quy mô ngân

hàng SIZEit

Logarit tự nhiên của tổng tài sản

Báo cáo tài chính

Tỷ lệ đầu tư phần mềm Báo cáo tài Chuyển đổi số DITRANSit công nghệ trên tài sản vô chính

hình Cho vay trên

tổng tài sản LTAit

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

Báo cáo tài chính

Tài sản thanh

khoản TKit

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

Báo cáo tài chính

Kinh nghiệm

của ngân hàng AGEit

Số năm hoạt động của ngân hàng

Báo cáo tài chính

Tỷ lệ lạm phát INFi

Tổng cục thống kê Việt Nam Tốc độ tăng

trưởng kinh tế GDPi

\----

Tổng cục thống kê Việt Nam

3.3. Phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỎI SỐĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598615-2480-012910.htm (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w