Đối với mô hình trạng thái tĩnh, có 3 phương pháp thông dụng để ước lượng đó là : Phương pháp Pooled OLS, phương pháp Fixed effects (phương pháp tác động cố định), phương pháp Random effects (phương pháp tác động ngẫu nhiên).
Phương pháp Pooled OLS : Với các yếu tố trong nghiên cứu, mô hình ước lượng theo phương pháp Pooled OLS có dạng như sau :
TEit= βo+ βι ETAit + β2SIZEit + β3 DITRANSit+ β4 LTAit + Β5 TKit + β6AGEit + β7INFi+ β8 GDPi + Uit
Với Uit là phần dư ( sai số) trong mô hình biến thiên theo i và t.
Phương pháp Pooled OLS không xét đến các yếu tố khác biệt măng tính đặc trương của riêng ngân hàng. Điều này không phù hợp với thực tế, do vậy thường dẫn đến kết quả ước lượng có độ tin cậy không cao.
Phương pháp Fixed effects (phương pháp tác động cố định )và phương pháp Random effects (phương pháp tác động ngẫu nhiên) kiểm soát sự tồn tại của yếu tố khác biệt. Mô hình ước lượng theo FE và RE có dạng như sau :
TEit= β0+ β1 ETAit + β2SIZEit + β3 DITRANSit+ β4 LTAit + Β5 TKit + β6AGEit + β7INFi+ β8 GDPi + Vit
Trong đó Vit = Ei + Uit
Ei : Đại diện cho tất các các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian.
Uit : Đại diện cho tất các các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các
đối tượng và thời gian.
Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình giữa RE và FE.
Trong trường hợp phương pháp FE được chọn, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Wald để kiểm định phương sai thay đổi. Nếu P-value (Wald) < mức ý nghĩa, ta bác bỏ H0, có nghĩa là mô hình FE có phương sai thay đổi. Nếu trường hợp này xảy ra, tác giả sẽ sử dụng phương pháp FGLS để ước lượng. Đồng thời tác giả sử dụng các kiệm định để xác định các khuyết tật trong nghiên cứu.
3.3.2 Đối với mô hình trạng thái động :
Mô hình trạng thái động, các hiện tượng nội sinh thường xuất hiện, do đó tác giả sử dụng phương pháp GMM hệ thống (System GMM - SGMM) của Blundell & Bond (1998).
Đây là phương pháp thích hợp với nghiên cứu này vì dữ liệu bảng có T nhỏ (9 năm), nghĩa là ít mốc thời gian nhưng có nhiều quan sát. Bên cạnh đó, tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến trễ. Mô hình động với một hoặc 2 vế của phương trình có chứa biến trễ. Lúc này các ước lượng bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến đại diện từ chính các biến trong mô hình. Các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly extrogenous), nghĩa là có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variable) trong mô hình. Tồn tại các tác động cố định riêng rẽ và phương sai thay đổi hoặc tự tương quan của sai số.
Các kiểm định độ tin cậy của mô hình đã được tác giả thực hiện bao gồm:
Kiểm định sự tự tương quan của phần dư: Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng GMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Do vậy, khi kiểm định giả thuyết HO : không có sự tương quan bậc 1 (kiểm định AR(1)) và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư (kiểm định AR(2)), chúng ta bác bỏ HO ở kiểm định AR (1) và chấp nhận HO ở kiểm định AR (2) thì mô hình đạt yêu cầu.
Kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện: Tương tự các mô hình khác, sự phù hợp của mô hình có thể được thực hiện thông qua kiểm định F. Kiểm định F sẽ kiểm tra ý nghĩa thống kê cho các hệ số ước lượng của biến giải thích với giả thuyết HO: tất cả các hệ số ước lượng trong phương trình đều bằng 0, do đó để mô hình phù hợp thì phải bác bỏ giả thuyết HO. Ngoài ra, kiểm định Sargan/Hansen còn được sử dụng để kiểm tra giả thuyết HO: các biến công cụ là phù hợp. Khi chấp nhận giả thuyết HO nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Luận văn sử dụng dữ liệu bảng cân bằng từ năm 2011 đến năm 2o19. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 13 ngân hàng thương mại Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2019. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2018, tổng số NHTM là 35, trong đó có 31 NHTM cổ phần, 4 NHTM 100% vốn nhà nước. Tổng tài sản của 13 NHTM được tác giả sử dụng trong nghiên cứu chiếm xấp xỉ 61% tổng tài sản của các NHTM, đảm bảo tính đại diện cho các NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng ngân hàng và khoảng thời gian được tác giả lựa chọn cũng xuất phát từ hạn chế về số liệu đầu tư công nghệ chỉ công bố cụ thể tại 13 ngân hàng này trong báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán.
Hơn nữa, năm 2011 là năm bản lề cho việc bắt đầu giai đoạn mà các NHTM Việt Nam thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, việc lựa chọn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019 là đảm bảo cho việc bắt đầu cũng như cập nhật mới nhất về quá trình chuyển đổi năng lực công nghệ theo hướng hiện đại của các ngân hàng.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Quá trình này gồm 5 bước: (i) Bước 1: Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua phân tích bao dữ liệu (DEA); (ii) Bước 2: Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, đề xuất mô hình thể hiện tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) Bước 3: Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua các phương pháp Pooled OLS, phương pháp Fixed Effects, phương pháp Random Effects, phương pháp FGLS và phương pháp SGMM, thực hiện các kiểm định cần thiết để lựa chọn mô hình, kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu;(iv) Bước 4: Phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận về tác động của chuyển đổi số đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên kết quả ước lượng và các kiểm định.
Mô hình nghiên cứu được tác giả phát triển trên cơ sở lý thuyết mô hình tiến bộ công nghệ Solow trung tính (Solow neutral), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết lan tỏa của đổi mới (DIT) và Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBT).
Đồng thời kết hợp tham khảo một số mô hình nghiên cứu gần đây của Ho và cộng sự (2006), Casolaro và Gobbi (2007), Lin (2007), Nyapara (2013). Sau đó, mô hình được ước lượng bằng phương pháp Pooled OLS, phương pháp Fixed effects (phương pháp tác động cố định), phương pháp Random effects (phương pháp tác động ngẫu nhiên), phương pháp FGLS, phương pháp GMM hệ thống (SGMM).
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1. Thực trạng chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1.1. Văn bản pháp lý liên quan
Quyết định số 328/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành ngày 16/3/2017 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực fintech (financial technology - công nghệ tài chính) của NHNN nhằm xây dựng hệ sinh thái, cơ chế quản lý phù hợp, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp fintech của Việt Nam ra đời và phát triển, đồng thời, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ.
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025;
Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Quyết định số 711/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 15/4/2020 về Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam gồm các nội dung liên quan đến định hướng phát triển NHS, nhiệm vụ quản lý hoạt động NHS tại Việt Nam.
Quyết định 1238/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 8/7/2020 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Nghị quyết 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, quy định cụ thể về chứng từ điện tử như nội dung chứng từ; nguyên tắc lập và kiểm soát chứng từ điện tử; lập, kiểm soát và ký chứng từ điện tử; hủy chứng từ điện tử; bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử...
Luật Kế toán năm 2015, quy định chi tiết một số điều về chứng từ điện tử và lập chứng từ điện tử. Luật Kế toán năm 2015 bổ sung quy định về chứng từ điện tử, đồng thời, Chính phủ và NHNN cũng đã ban hành các quy định về chứng từ điện tử trong ngành Ngân hàng.
Tuy nhiên, các quy định về chứng từ điện tử hiện nay vẫn được tư duy theo hướng chứng từ điện tử là chứng từ giấy, nhưng được thiết kế trên môi trường số và được hiểu là các chứng từ hạch toán của ngân hàng trên hệ thống phần mềm. Các quy định về nội dung, cách lập và quy trình luân chuyển, các khâu kiểm soát và ký chứng từ, lưu trữ chứng từ vẫn được thực hiện tương tự như chứng từ giấy, nhưng với hình thức điện tử.
Trong hoạt động chuyển đổi số, các giao dịch ngân hàng hiện nay dường như đã không còn là giao dịch của riêng ngân hàng. Thanh toán qua điện thoại di dộng là sự hợp tác giữa ngân hàng, công ty điện thoại di động và công ty cung cấp giải pháp công nghệ tài chính trong một giao dịch. Với các công nghệ tiên tiến hiện nay, các giao dịch thông qua ví điện tử, ví ảo, QR code. không nhất thiết phải gắn với một tài khoản ngân hàng mà có thể sử dụng số điện thoại di động, mã định danh để thanh toán; việc thực hiện và hạch toán các giao dịch là hoàn toàn tự động, mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, các quy định về nội dung chứng từ điện tử, quy trình kiểm soát và bảo quản, lưu trữ chứng từ cần phải được nghiên cứu, xem xét với những yêu cầu mới và theo những cách tiếp cận mới.
Thông qua các văn bản có thể thấy cơ sở pháp lý cho tiến trình chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã được hình thành.
k k k I. Quản lý tài
khoản 4.1.2. Hoạt động chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại tại
Việt Nam
Hoạt động chuyển đổi số đang được các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện một cách khẩn trương thông qua việc phát triển ngân hàng số và đa dạng các dịch vụ trên ngân hàng số. Cụ thể:
về số lượng dịch vụ NHS được cung cấp: Vietcombank và Sacombank với 20
dịch vụ; BIDV và VP Bank với 18 dịch vụ; VietinBank với 17 dịch vụ; VIB với 15 dịch vụ; MB Bank, TP Bank và TechcomBank với 13 dịch vụ; Agribank và ANZ với 8 dịch vụ; Citibank với 6 dịch vụ.
về mức độ đa dạng của dịch vụ NHS: Cung cấp cơ bản 6 nhóm dịch vụ: Quản
lý tài khoản; chuyển khoản; tiết kiệm; thanh toán; tín dụng; dịch vụ khác.
Có thể thấy các NHTM đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số do tạo ra những lợi ích cho ngân hàng, đặc biệt là giảm được nhiều chi phí và tiếp cận được với những phân khúc khách hàng ngày càng rộng hơn. Tuy nhiên, mức độ tập trung cũng như có chiến lược rõ ràng vào mảng hoạt động này của các NHTM khác nhau là khác nhau. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng số chưa thực sự nhiều và đa dạng về chủng loại, mức độ ứng dụng công nghệ còn thấp, hiện vẫn xoay quanh các sản phẩm truyền thống. Chưa thực sự chú trọng tạo ra sự khác biệt về sản phẩm nói chung và sản phẩm ngân hàng số nói riêng để thu hút khách hàng.
II. Dịch vụ chuyển khoản
Chuyển khoản trong
hệ thống____________ x x x x x x x x x
Chuyển khoản liên
ngân hàng__________ x x x x x x x x x
Chuyển tiền qua thẻ ____x____ ____x___ x x
Chuyển tiền chứng
khoán x x x
Chuyển khoản theo
lô x x x x x
Chuyển tiền tương
lai x x x
Chuyển khoản định kỳ
^ x x x x x
Chuyển tiền từ thiện ____x____ x x x x x ____x____
Chuyển tiền qua
mạng xã hội_________ x x
Tất toán tài khoản
trực tuyến__________ x x x x x x x
IV. Dịch vụ thanh toán_______________
Thanh toán hóa đơn ____x____ x x x ____x___ x x x ____x____
Thanh toán học phí ____x____ x x ____x___ x
Thanh toán qua thẻ ____x____ x x x ____x___ x x x ____x____
Thanh toán hóa đơn
theo lô_____________ x
V. Dịch vụ tín
Đăng ký vay________ x x ____x____
Trả nợ vay______________x____ x x x ____x___ x
Giải ngân khoản vay x
Vay cầm cố tiền gửi
trực tuyến__________ x
VI. Dịch vụ khác
Nhận tiền kiều hối ____x____ x x x x
Mua bảo hiểm_______ x
Nạp tiền điện tử ____x____ x x x ____x___ x x x ____x____
Nộp thuế nội địa ____x____ x ____x___ x
Mua/Bán ngoại tệ ____x____ x x ____x___
Rút tiền không cần
Điểm giao dịch tự động_______________ Cài đặt dịch vụ theo yêu cầu____________ X Quản lý tài chính cá nhân_______________ X
Ngân hàng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 ACB 0.906 1 80.916 0.8673 0.8052 0.8413 0.8787 0.9401 0.8869 0.8502 BIDV 0.865 7 01.000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 CTG 0.947 5 20.930 0.9377 0.9274 0.9475 0.8841 0.9516 0.9231 1.0000 EIB 0.950 3 1.000 0 0.9507 0.8580 0.8591 0.8661 0.8328 0.7784 0.8275 HDB 1.000 0 1.000 0 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 MBB 1.000 0 1.000 0 1.0000 1.0000 1.0000 0.9953 0.9557 1.0000 1.0000 NCB 0.844 3 0.828 1 0.8890 0.9293 1.0000 0.8853 0.9395 0.8019 0.8986 SHB 0.886 7 0.922 1 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 STB 0.901 9 0.918 5 0.9107 0.9121 0.8371 0.7423 0.8483 0.7801 0.7626 TCB 0.961 5 70.915 0.8510 0.9048 0.9925 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 TPB 1.000 0 01.000 1.0000 0.9668 0.9983 0.9189 0.9537 0.8799 0.9522 VCB 1.000 0 01.000 1.0000 1.0000 1.0000 0.9767 0.9957 1.0000 1.0000 VPB 0.833 5 50.929 0.8675 0.8729 0.9314 1.0000 0.9356 1.0000 1.0000 X X
Nguồn: tống hợp của tác giả
4.2. Kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
Kết quả phân tích DEA của các NHTM trong nghiên cứu này được trình bày trong Bảng 4.2.
Ngân hàng Hiệu quả kỹ thuật (TE)
Mean Max Min
ACB_____________ __________ 0.8770 __________ 0.9401 __________ 0.8052 BIDV____________ __________ 0.9851 __________ 1.0000 __________ 0.8657 CTG_____________ __________ 0.9388 __________1.0000 __________0.8841 EIB______________ __________ 0.8803 __________1.0000 __________0.7784 HDB_____________ __________ 1.0000 __________1.0000 __________1.0000 MBB_____________ __________ 0.9946 __________ 1.0000 __________ 0.9557 NCB_____________ __________ 0.8907 __________ 1.0000 __________ 0.8019 SHB_____________ __________0.9787 __________1.0000 __________0.8867 STB_____________ __________0.8460 __________0.9185 __________0.7423 TCB_____________ __________0.9584 __________1.0000 __________0.8510 TPB______________ __________0.9633 __________1.0000 __________0.8799 VCB_____________ __________0.9969 __________1.0000 __________0.9767 VPB_____________ __________0.9301 __________1.0000 __________0.8335