Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦADOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊNHOSE VÀ HNX 10598453-2294-011423.htm (Trang 32 - 36)

Mô hình của bài nghiên cứu được dựa chủ yếu theo bài nghiên cứu của Ahmad (2012). Trong nghiên cứu của tác giả, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA được chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm

các biến nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA), tỷ lệ khả năng thanh toán (LQ), tốc độ tăng trưởng doanh thu (SGROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP). Dữ liệu được tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa từ nghiên cứu trên,

trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng với nhiều biến vi mô và vĩ mô hơn đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, REM, FEM để tăng tính chính xác cho mô hình.

Bên cạnh các biến vi mô đã được đề cập, theo các nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2012), Đặng Phương Mai (2016), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), có thể hiện rằng tính thanh khoản (LQ) là một trong những biến có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhận thấy tỷ lệ

19

về biến vĩ mô, tác giả đã tìm thấy mối tương quan giữa biến lạm phát (INF) đến lợi nhuận của các doanh nghiệp qua các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về suất sinh lời của các ngân hàng

thương mại như nghiên cứu của Duraj và Moci (2015), Ugwuanyu (2014).

Tóm lại, dựa trên cơ sở lý thuyết tác giả đã trình bày cùng với sự lựa chọn mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng và thiết kế các biến như trên, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:

ROAi,t = β0 + βι SDAi,t+ β2 LDAi,t+ β3LQi,t + β4 SGROWTHi,t + β5 SIZEi,t+ β6 INFi,t + β7GDPi,t + μi,t

Trong đó:

β0: là hệ số chặn

βι - β7 : Các hệ số hồi quy của các biến độc lập

Biến phụ thuộc:

ROA: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Biến độc lập:

SDA: tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản LDA: tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản

LQ: tỷ lệ khả năng thanh toán, đại diện cho tính thanh khoản của doanh nghiệp GROWTH: tốc độ tăng trưởng doanh thu

SIZE: quy mô doanh nghiệp INF: tỷ lệ lạm phát

Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất sinh

lời trên tổng tài sản

Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân Ahmad (2012), Gleason (2000), Tian và Zeitun (2007), Khan (2012), Githaiga và Kabiru (2015), Ebaid (2009) Nguyễn Thị Diệu Chi (2013), Bùi Đan Thanh(2016)

SDA Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản Nợ ngắn hạn/ Tổng tài sản - Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012), Khan (2012), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) LDA Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản Nợ dài hạn / Tổng tài sản

- Abor (2005), Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018) LQ Tính thanh khoản Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn - Githaiga và Kabiru (2015) GROWTH Tốc độ tăng trưởng của công ty

( Doanh thu năm n - Doanh thu năm n-1) / Doanh thu năm n-1

+ Tian và Zeitun (2007), Nguyễn Lê Thanh Tuyền(2013)

SIZE Quy

mô công ty

Ln (Tổng tài sản) + Abor (2005), Gleason (2000), Ahmad (2012), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)

INF Tỷ lệ lạm phát (Chỉ số giảm phát GDP năm n - Chỉ số giảm phát năm n-1) / Chỉ số giảm phát năm n-1 + Duraj và Moci (2015) GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Số liệu lấy trên tổng cục thống kê

+ Bolek và Wilinski (2011)

Ghi chú: (+) Là tác động cùng chiều, (-) Là tác động ngược chiều

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nhìn chung, đa phần các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đều sử dụng chỉ số ROA và ROE để thực hiện việc đo lường lợi nhuận doanh nghiệp và đa số sử dụng dữ liệu bảng và mô hình hồi quy để xác định sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Trong hầu hết các bài nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số vi mô như: nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản, quy mô doanh nghiệp, khả năng thanh khoản, tốc độ tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy vẫn chưa có nhiều các nghiên về yếu tố vĩ mô tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy bài nghiên cứu này tác giả sử dụng tỷ lạm

phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế để đo lường yếu tố tác động của vĩ mô đến lợi nhuận các doanh nghiệp dựa trên hai nghiên cứu về các yếu tác động đến lợi nhuận ngân hàng thương mại. Nghiên cứu thực nghiệm được sử dụng chủ yếu và áp dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng cụ thể như là phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bảng

kết hợp với những kiểm định thích hợp. Báo cáo tài chính là nguồn số liệu được thu thập chủ yếu để xác định các chỉ tiêu tài chính trong mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu thực nghiệm

trước đây.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦADOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊNHOSE VÀ HNX 10598453-2294-011423.htm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w