Kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦADOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊNHOSE VÀ HNX 10598453-2294-011423.htm (Trang 55)

4.6.1. Kiểm định VIF

Để kiểm định các biến trong mô hình nghiên cứu được lựa chọn có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, tác giả quyết định sử dụng hệ số kiểm định VIF, giả thuyết kiểm định như sau:

H0: hệ số VIF < 10, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến Hi: hệ số VIF ≥ 10, mô hình chắc chắn có hiện tượng đa cộng tuyến

40

Kết quả kiểm định VIF được thực hiện ở bảng 6.1 phụ lục 6 cho thấy hệ số VIF của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10, điều đó cho thấy các biến trong mô hình nghiên cứu không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do đó kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu là phù hợp.

4.6.2. Kiểm định tự tương quan

Để kiểm định hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge, giả thuyết kiểm định như sau:

Ho: không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình Hi: có sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Kết quả kiểm định tự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số Prob > F = 0.0016, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tượng tự tương quan giữa các biến.

4.6.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Để kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định Modified Wald, giả thuyết kiểm định như sau:

Ho: không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Hi: có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi được thực hiện ở bảng 6.3 cho thấy hệ số Prob > chibar2 = 0.000, do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Kết quả là mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

4.7. Ước lượng mô hình FGLS

Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu, tác giả quyết định ước lượng mô hình theo phương pháp bình phương khả thi nhỏ nhất (Feasible Generalized Least Square). Kết quả ước lượng mô hình như sau:

SIZE 0.0052133 0.155

Hằng số 0.0115132 0.802

Prob > chi2 0.000

Nguồn: Tính toán của tác giả

Biến Chiều tác động Giả thuyết

SDA - H1: -

LDA - H2: -

LQ N/A H3: -

GROWTH + H4: +

SIZE N/A H5: +

Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều, N/A là không có ý nghĩa

41

Kết quả ước lượng mô hình FGLS nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi cho thấy các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ngoại trừ 2 biến là LQ và SIZE. Do đó mô hình FGLS được tóm tắt như sau:

ROA = -0.0894057 SDA - 0.0839085 LDA + 0.0070034 GROWTH

4.8. Đánh giá kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ tóm tắt lại toàn bộ kết quả nghiên cứu về tác động của nợ đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng trên sàn HOSE và HNX thông qua bảng dưới đây:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA)

Hệ số hồi quy SDA có tác động ngược chiều với ROA ở mức ý nghĩa 1% và kết quả này trùng với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007), Ahmad (2012), Khan (2012) và Nguyễn Thị Diệu Chi (2018). Khi tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tăng 1% thì ROA giảm 8.94%, điều này cho thấy rằng nợ vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn nguồn vốn có được của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Do đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng là cần nhiều vốn lưu động, nếu quan điểm cho rằng thời gian luân chuyển của vốn lưu động thường dưới một năm nên phải

đqợc tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên theo quan điểm này, doanh nghiệp sẽ luôn đối phó với nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn thường xuyên, quá trình vay nợ ngắn hạn và thanh toán nợ ngắn hạn sẽ phát sinh theo các chu kỳ kinh doanh liên tục và đan xen nhau. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro thanh toán và hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp về vốn trong quá trình kinh doanh, làm gia tăng chi phí giao dịch và làm tăng chi phí tài chính. Điều này có ý nghĩa khi doanh nghiệp ngành xây dựng ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nợ ngắn hạn trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra áp lực thanh toán trong ngắn hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA)

Hệ số hồi quy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) có tác động ngược chiều đến ROA với mức ý nghĩa 1% và kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Abor (2005), Tian và Zeitun (2007) và Nguyễn Thị Diệu Chi (2018). Khi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) tăng 1% thì ROA của doanh nghiệp giảm 8.3%, điều này cho thấy nợ vay dài hạn có tác động lớn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng là có chu kỳ kinh doanh thường kéo dài và nhu cầu vốn lớn. Vì vậy mà nợ dài hạn là nguồn vốn thiết yếu cho mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do trong giai đoạn này chính phủ thực hiện một loạt biện pháp nhằm ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, và tăng lãi suất nên đã làm cho chi phí lãi vay phải trả cho các khoản nợ vay dài hạn tăng cao. Ngành xây dựng có vốn đầu tư và tổng tài sản rất lớn nhưng lợi nhuận thu được không tương ứng nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hay trên tổng tài sản thường thấp. Song song đó, các doanh nghiệp ngành xây dựng bị chi phối bởi biến động của nền kinh tế. Trường hợp nền kinh tế có những chuyển biến xấu sẽ tác động đáng kể đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp, mà cụ thể nhất là thông qua sự tác động lên lãi suất vay. Do đó, nếu khoản vốn đầu tư lớn chủ yếu là vốn đi vay sẽ làm gánh nặng chi phí lãi vay dài hạn hay lãi của vốn vay rất lớn trong khi lợi nhuận không tăng lên được tương ứng, làm giảm đi đáng kể hiệu quả đầu tư hay tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH)

Hệ số hồi quy tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty (GROWTH) có tác động cùng chiều đến ROA với mức ý nghĩa 1% và kết quả nghiên cứu này trùng với kỳ vọng dấu mà tác giả đề ra. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007) và Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013). Khi tốc độ tăng trưởng của công ty tăng 1% thì ROA của doanh nghiệp tăng 7.0034%, điều này cho thấy doanh thu có được từ đầu tư xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong việc gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng phát triển tốt. Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, tốc độ tăng trưởng doanh thu là nhân tố quan trọng để các nhà quản trị theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng doanh thu tăng phần lớn sẽ có sự gia tăng về lợi nhuận.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tóm lại, ở chương này, tác giả đã trình bày về phân tích kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Tiếp theo đó, tác giả trình bày kết quả mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM.

Sau đó tác giả kiểm định sự lựa chọn mô hình bao gồm kiểm định nhân tử Lagrangian để lựa chọn mô hình Pooled OLS hay REM. Kết quả cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận và mô hình REM là phù hợp. Tiếp đến là kiểm định Hausman để kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM, kết quả cho thấy là mô hình REM là phù hợp nhất trong tất cả mô hình ước lượng. Sau khi lựa chọn mô hình, tác giả sử dụng kiểm định Wald để loại biến GDP và INF ra khỏi mô hình nghiên cứu do hệ số Prob không có ý nghĩa thống kê và hồi quy lại mô hình REM sau khi loại bỏ biến không cần thiết. Tuy nhiên, sau khi ước lượng lại mô hình thì xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục khuyết tật này, tác giả sử dụng mô hình phương pháp bình phương nhỏ nhất (FGLS). Kết quả cho thấy có 3 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% gồm SDA, LDA và GROWTH.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Ở chương này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở chương trước và đưa ra khuyến nghị đối với các công ty ngành xây dựng dựa trên kết quả đánh giá có được. Đồng thời, tác giả còn nêu lên mặt hạn chế và hướng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài tiếp theo trong tương lai.

5.1. Thảo luận kết quả hồi quy

Với đề tài “Tác động của nợ đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX”, tác giả đã tập trung nghiên cứu và phân tích về nợ và nhân tố liên quan đến nợ tác động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Thông qua việc phân tích dữ liệu bảng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 22 doanh nghiệp ngành xây dựng được niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX trong giai đoạn 2012 - 2020. Sau khi ước lượng và kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM và REM, nghiên cứu kết luận mô hình REM là mô hình phù hợp nhất. Sau khi lựa chọn mô hình REM, tác giả loại bỏ 2 biến vĩ mô gồm GDP và INF do không cần thiết khi kiểm định Wald và ước lượng lại mô hình. Sau khi ước lượng lại mô hình REM thì mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng mô hình phương pháp bình phương nhỏ nhất (FGLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% gồm SDA, LDA và GROWTH.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có tác động ngược chiều đến ROA trong khi tốc độ tăng trưởng của công ty có tác động cùng chiều. Từ kết quả trên, có thể thấy rằng phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng là do phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc vay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nhiều khiến công ty gặp nhiều áp lực trong việc quản trị và duy trì hoạt động kinh doanh nhằm trả nợ khoản vay khiến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành xây dựng giảm. Theo đó, mô hình hồi quy được kết luận như sau:

ROA = -0.0894057 SDA - 0.0839085 LDA + 0.0070034 GROWTH Khi các nhân tố khác không đổi thì:

Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA) tăng 1% thì khả năng sinh lời ROA giảm 8.94057%. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA) tăng 1% thì khả năng sinh lời ROA giảm 8.39085%. Tốc độ tăng trưởng công ty (GROWTH) tăng 1% thì khả năng sinh lời ROA tăng 7.0034%.

5.2. Khuyến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, khóa luận đưa ra một số gợi ý, khuyến nghị dành cho các nhà quản trị nhằm cải thiện khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp ngành xây dựng và nền kinh tế.

5.2.1. Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy biến tỷ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động ngqợc chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Do đó, để thực hiện điều chỉnh nợ vay ngắn hạn, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, khóa luận có những gợi ý sau:

Một là, doanh nghiệp cần đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp theo đúng thỏa thuận, mục đích là để mở rộng uy tín và vị thế của doanh nghiệp, từ đó tăng cường các hoạt động đàm phán mở rộng chính sách tín dụng thương mại với lãi suất ưu đãi hoặc không tính lãi suất để làm giảm gánh nặng trả lãi ngắn hạn, giúp cải thiện khả năng sinh lời.

Hai là, các doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính minh bạch, thông tin tín dụng không có nợ quá hạn, mục đích vay rõ ràng... tất cả đều tăng khả năng tiếp cận vốn và giảm chi phí giao dịch từ các ngân hàng, cũng như các tổ chức tín dụng.

Ba là, bổ sung và tăng cường nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu và các quỹ giữ lại của doanh nghiệp, hoặc có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn cho doanh nghiệp, thông qua đó tăng thêm vốn lưu động. Tất cả nhằm mục đích giảm bớt tỷ lệ nợ ngắn hạn để có cơ hội gia tăng khả năng sinh lời.

5.2.2. Nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, việc tăng nợ vay dài hạn làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Nợ vay dài hạn là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy mà doanh nghiệp cần có những điều chỉnh phù hợp trong cơ cấu sử dụng vốn nợ dài hạn. Từ kết quả trên, tác giả có gợi ý, khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo cho hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần đa dạng nguồn vốn vay dài hạn. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, kênh huy động vốn dài hạn truyền thống của doanh nghiệp vẫn là vay nợ từ ngân hàng. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều hạn chế trong việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt khi lãi suất cho vay dài hạn thường rất cao. Một trong những giải pháp cung cấp nguồn vốn dài hạn hiệu quả mà các doanh hiện nay nên áp dụng là hình thức cho thuê tài chính. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính phát triển nhanh là do nó thể hiện hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quả cho các bên giao dịch. Việc huy động vốn bằng việc đi thuê tài chính có lợi thế rất tốt để tài trợ cho các dự án đầu tư dây chuyền công nghệ hay cải tiến máy móc. Việc này cũng giúp cho doanh nghiệp ngành xây dựng đang sử dụng đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thứ hai, các doanh nghiệp ngành xây dựng cũng có thể tìm nguồn tài trợ khác thông qua việc liên kết, liên doanh với các đối tác đầu tư, hoặc các quỹ đầu tư cũng là lựa chọn ưa thích đối với nhiều doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng mạnh ở nhiều nước trên thế giới.

Thứ ba, các doanh nghiệp này nên phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu và bổ sung cho vốn đầu tư dài hạn. Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu không phải tốn kém chi phí lãi vay nhờ phát hành trái phiếu hay đi vay ngân hàng. Tuy nhiên, để việc phát hành cổ phiếu có hiệu quả và đạt được giá cao, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động hiệu quả, luôn có lợi nhuận để nâng cao uy tín trong mắt nhà đầu tư.

5.2.3. Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH)

Dựa trên kết quả nghiên cứu, có thể thấy biến tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời, do đó để gia tăng khả năng sinh lời, các doanh nghiệp cần phải gia tăng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đối với sự cạnh tranh sôi nổi

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦADOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊNHOSE VÀ HNX 10598453-2294-011423.htm (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w