Tính thanh khoản được tính bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn của doanh nghiệp theo
công thức sau:
LQ = Tài sản ngắn hạn /Nợ ngắn hạn
Các nghiên cứu của Githaiga và Kabiru (2015), Nguyễn Thị Diệu Chi (2018), Đặng Phương Mai (2016) cho kết quả tính thanh khoản có quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản của các doanh nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ thanh khoản thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện đang có tại doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cho nên nếu tỉ số càng cao thì mức độ thanh khoản của doanh nghiệp sẽ càng được đảm bảo, khi đó nguồn lợi doanh nghiệp thu được tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Githaiga và Kabiru (2015) cho rằng tính thanh khoản có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các doanh nghiệp. Githaiga và Kabiru (2015) lập luận rằng các doanh nghiệp cần phải tốn thêm một khoản chi phí để duy trì khả năng thanh khoản ở mức độ ổn định. Nếu quản lý không
hiệu quả khoản chi phí này sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Ngoài ra, nếu khả năng thanh
toán đầy đủ và phù hợp sẽ thúc đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu rủi ro phá
sản. Nếu hệ số khả năng thanh toán quá lớn, có nghĩa là doanh nghiệp đang giữ một lượng tài sản dư thừa, dẫn tới tăng chi phí bảo trì và tăng chi phí cơ hội. Khi đó khả năng thanh toán cao
sẽ làm giảm lợi nhuận.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng phần lớn có nhu cầu sử dụng vốn phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công do đó mà vốn ngắn hạn sẽ thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong ngắn hạn. Do vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng vốn vay của doanh nghiệp điều đó đã làm hạn chế đi khả năng đầu tư dài hạn của doanh nghiệp đồng thời nếu việc kiểm soát không tốt dễ dẫn đến rủi ro như mất khả năng thanh khoản
của doanh nghiệp.Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tỷ lệ thanh khoản được tác giả kỳ vọng tác động ngược chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp.24
có xu hướng giảm xuống. Điểm quan trọng ở đây đó là với tốc độ phát triển cao, doanh
nghiệp
sẽ phát hành nhiều cổ phần thay vì đi vay nợ để giảm thiểu việc chia sẻ quyền lợi giữa cổ đông
và các chủ nợ.
Đồng tình với các quan điểm trên là các nghiên cứu của các học giả Barclay và Smith (1995); Cochrane (2001); Rajan và Zingales (1995). Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm rằng các công ty có tốc độ tăng trưởng cao thì thường là các công ty hoạt động kinh doanh tốt và ổn định, do đó dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay.
Đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, do đặc thù sản phẩm của ngành xây dựng có giá trị lớn nên doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính thường rất cao. Cũng như các ngành kinh doanh khác, doanh thu phản ánh khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng. Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu
tốt, cho thấy kết quả kinh doanh khả quan, thu hút nhiều nhà đầu tư và khách hàng, góp phần vào sự gia tăng hiệu quả hoạt động và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.4.2.5. Quy mô công ty (SIZE)
Quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng cần được xem xét khi phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản
SIZE = Logarit tự nhiên (Tổng tài sản)
Mặc dù có những nghiên cứu tính quy mô công ty theo những công thức khác nhau như: nghiên
cứu của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009), quy mô doanh nghiệp được tính theo công thức giá trị logarit tự nhiên của tổng số lao động, nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995); Wiwattanakantang (1999); nghiên cứu Gaud
và các tác giả (2005), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) quy mô công ty được tính theo công thức giá
trị logarit tự nhiên của doanh thu, còn nghiên cứu của Padron và các tác giả (2005), nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Tây Ban Nha thì quy mô được tính dựa trên hàm logarit tự nhiên của tổng tài sản, một số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt
Nam như: Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011), nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyên (2016); Đặng Văn Dân và Nguyễn Hoàng Chung (2017), quy mô doanh nghiệp được tính theo giá trị logarit25
lớn hơn có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các công ty có quy mô nhỏ hơn trong những hoạt động kinh doanh trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận cao hơn.
Đối với đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng, khi tăng quy mô doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được nhiều nhà đầu tư và tạo được lòng tin với khách hàng. Bên cạnh đó, khi gia tăng quy mô doanh nghiệp sẽ góp phần giúp mở rộng thêm thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường nhận được nhiều ưu đãi trong các hoạt động tín dụng về điều kiện tín dụng, quy mô nguồn vốn vay, chi phí lãi vay. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu các doanh nghiệp ngành xây dựng, tác giả kỳ
vọng rằng quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến lợi nhuận doanh nghiệp.
3.4.2.6. Tỷ lệ lạm phát (INF)
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ GDP để đo lường tỷ lệ lạm phát.
INF = (Chỉ số giảm phát GDP năm n - Chỉ số giảm phát năm n-1)/Chỉ số giảm phát năm n-1
Nếu để lạm phát tăng quá cao, nó sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế và trong trường hợp này chính phủ sẽ yêu cầu các ngân hàng phải thắt chặt tín dụng với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên,
lạm phát không phải lúc nào cũng có hại cho nền kinh tế. Nếu nền kinh tế có thể duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, có thể nó sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngoài ra khi lạm phát cao làm cho giá đầu vào tăng và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự bất ổn định của quá trình sản xuất. Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản. Vì vậy, lạm phát ảnh hưởng xấu đến sản xuất (Odusanya et al., 2018; Vătavu, 2014). Tuy nhiên, theo học thuyết của Keynes, lạm phát vừa phải có tác động thuận lợi đến sản xuất đặc biệt là khi tỷ lệ thất nghiệp cao. Giá tăng làm tăng kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp vì giá tăng nhanh hơn chi phí sản xuất.
Sự phát triển của doanh nghiệp ngành xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của quốc gia. Vì nếu kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định và bền vững thì hoạt động xây dựng
cũng gia tăng và phát triển mạnh theo. Trong khi đó, lạm phát là một nhân tố thể hiện rõ tính ổn định trong phát triển kinh tế quốc gia. Nếu lạm phát không quá cao, lên đến mức hai con số thì có thể kích thích kinh tế phát triển và ngành xây dựng phát triển theo nên tác giả kỳ vọng lạm phát sẽ tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
3.4.2.7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng cần được xem xét khi phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp, số liệu sẽ được tác giả lấy từ tổng cục26
GDP là một nhân tố đại diện cho tổng cầu của nền kinh tế nên khi GDP tăng cho thấy tín hiệu tốt từ nền kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Năm 2011, Bolek và Wilinski đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của các nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp,
họ lấy số liệu của tất cả các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Warsaw
từ năm 2000 đến năm 2010 và nhận được kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Qua các nghiên cứu được nêu trên, tác giả kỳ
vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP có tác động cùng chiếu đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu về mô hình nghiên cứu, giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu về các biến. Ở phần mô hình nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu, thiết kế mô hình và đề xuất mô hình cho đề tài dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở chương 2. Đồng thời, tác giả cũng xác định các biến độc lập cùng biến phụ thuộc
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ở chương này, tác giả sẽ đi vào cụ thể kết quả phân tích và ước lượng mô hình nghiên cứu dựa
trên số liệu thu thập được bao gồm thống kê mô tả, chạy mô hình hồi quy, kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu và khắc phục khuyết tật mô hình nghiên cứu. Dựa trên kết quả phân tích này, tác giả sẽ đánh giá và đối chiếu với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ đó, đưa ra kết luận chung về nợ tác động đến khả năng sinh lời của các công ty ngành xây dựng được niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
4.1.Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên HOSE và HNX giai đoạn 2012 - 2020
4.1.1. Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
Hình 4.1. ROA trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng theo từng năm
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.2. ROA trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng
18.00%
16.25%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng 4.1, hình 4.1 và hình 4.2, có thể thấy rằng ROA trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu là 4.16645%, trong đó ROA lớn nhất là 24.7385% thuộc về công ty C32 trong năm 2015 và ROA nhỏ nhất là -14.7586% thuộc về công ty PTC trong năm 2012. Nhìn chung, ROA từ năm 2012 đến năm 2020 của các doanh nghiệp ngành xây dựng tăng trưởng không đều, năm 2012 là năm mà ROA trung bình của các doanh nghiệp là thấp nhất (đạt 2.70%). Từ năm 2012 trở đi, ROA trung bình có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất là 5.48% vào năm 2017. Từ năm 2017 trở đi, ROA có xu hướng giảm và đạt 3.77% ở năm 2020.
Ở hình 4.2, có thể thấy rằng tỷ lệ ROA giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng là không đồng đều, trong đó C32 là công ty có tỷ lệ ROA trung bình cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu lớn nhất (đạt 16.25%) và cũng là doanh nghiệp có mức đóng góp ROA nhiều nhất. Ngược lại, TTZ
là công ty có tỷ lệ ROA thấp nhất (đạt 0.06%).
4.1.2. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SDA)
Hình 4.3. SDA trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng theo từng năm
■ Total
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.4. SDA trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Qua bảng 4.1, hình 4.3 và hình 4.4, có thể thấy rằng SDA trung bình giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng là 0.4313461, trong đó SDA lớn nhất là 85.27123% thuộc về doanh nghiệp HU1 trong năm 2019 và SDA nhỏ nhất là 2.28329% thuộc về doanh nghiệp HTI trong năm 2018. Nhìn chung, tỷ lệ SDA trong giai đoạn 2012 đến 2019 của các doanh nghiệp có xu hướng
tăng, cụ thể ở năm 2012, tỷ lệ SDA trung bình của các doanh nghiệp là 40.92%. Từ năm 2012, tỷ lệ này tăng trưởng đều và đạt mức cao nhất là 45.72% ở năm 2018. Sau năm 2018, tỷ lệ này có xu hướng giảm và đạt mức 41.80% ở năm 2020.
Dựa vào hình 4.4, có thể thấy rằng tỷ lệ SDA trung bình giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2012 đến 2020 là không đều nhau. L18 là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản lớn nhất, đạt 77.89%. Đứng thứ nhì là doanh nghiệp HU1 với tỷ lệ SDA đạt 76.20%. Ngược lại, HTI là doanh nghiệp có tỷ lệ SDA thấp trong giai đoạn nghiên cứu, đạt
5.85%.
4.1.3. Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA)
Hình 4.5. LDA trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng theo từng năm
■ Total
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.6. LDA trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng 4.1, hình 4.5 và hình 4.6, có thể thấy rằng LDA trung bình giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng là 0.1680568, trong đó tỷ lệ LDA lớn nhất là 71.81762% thuộc về doanh nghiệp HTI trong năm 2018 và tỷ lệ LDA thấp nhất là 0. Nguyên nhân tỷ lệ LDA thấp nhất bằng 0 là do một số doanh nghiệp ngành xây dựng không có nợ vay dài hạn trong khoảng thời
gian nhất định như BCE, C32, CEE, HU1, HU3, LHC và TTZ. Trong giai đoạn 2012 đến 2020,
nhìn chung LDA của các doanh nghiệp ngành xây dựng có xu hướng đi ngang, cụ thể là bắt đầu ở mức 17.97% ở năm 2012. Từ năm 2012 trở đi, LDA có phần giảm nhẹ và đạt mức 16.86% ở năm 2020.
LDA trung bình giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2012 đến 2020 là không đồng đều. HTI là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản lớn nhất (đạt 64.14%), đứng thứ nhì là doanh nghiệp HUT với LDA đạt 59.54%. Ngược lại, TTZ là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản thấp nhất (chỉ 0.20%).
4.1.4. Tỷ lệ khả năng thanh toán (LQ)
Hình 4.7. LQ trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng theo từng năm
66.00⅜
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.8. LQ trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng 4.1, hình 4.7 và hình 4.8, có thể thấy rằng LQ trung bình của các doanh nghiệp là 0.5939334, trong đó LQ lớn nhất là 97.5826% thuộc về doanh nghiệp HU3 trong năm 2012 và LQ nhỏ nhất là 2.51449% thuộc về doanh nghiệp HTI trong năm 2016. Trong giai đoạn 2012 đến năm 2020, nhìn chung tỷ lệ LQ của các doanh nghiệp dao động theo từng năm. Năm 2012,
tỷ lệ LQ của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 58.44%, sau đó đạt mức cao nhất là 63.49%.
Từ năm 2013 trở đi, tỷ lệ này giảm và đạt mức thấp nhất là 55.35% ở năm 2017. Từ năm 2017 trở đi, tỷ lệ này tăng lên mức 60.48% (năm 2018) và sau đó giảm xuống mức 55.93% ở năm 2020.
LQ trung bình giữa các doanh nghiệp ngành xây dựng có sự chênh lệch lớn, trong đó LQ lớn nhất (đạt 91.34%) thuộc về doanh nghiệp BCE. HU3 là doanh nghiệp có tỷ lệ LQ cao thứ nhì, đạt 91.41%. Ngược lại, HTI là doanh nghiệp có tỷ lệ LQ thấp nhất, chỉ đạt 5.61%.Hình 4.9. GROWTH trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng theo từng năm
Nguồn: Tính toán của tác giả
Hình 4.10. GROWTH trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ bảng 4.1, hình 4.9 và hình 4.10, GROWTH trung bình của các doanh nghiệp ngành xây dựng là 0.1880112, trong đó giá trị lớn nhất 563.7373% thuộc về doanh nghiệp CTX trong năm
2019 và giá trị thấp nhất -128.4433% thuộc về doanh nghiệp PTC trong năm 2020. Trong giai đoạn 2012 đến 2020, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp ngành xây dựng không khả quan, cụ thể như ở năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là -10.56%. Từ năm 2012 trở đi,
tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có phần cải thiện và đạt mức cao nhất là 54.12% ở năm 2018. Sau Tỷ lệ GROWTH trung bình theo từng doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2012 - 2020 là không đồng đều. CII là doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu trung bình ấn