GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 10598425-2240-010831.htm (Trang 40)

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), trong những năm gần đây, cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở tình trạng xuất siêu, cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay. Trong nghiên cứu, giả thuyết này được xây dựng dựa trên kết quả của nghiên cứu của

Charalambos Pattichis (2011), Ng Yuen-Ling và cộng sự (2008), Olugbenga Onafowora (2003), Elif Akbostanci (2002), Nguyễn Hữu Tuấn và cộng sự (2014), Trần Hồng Hà (2011) và Nguyễn Văn Phúc và Phạm Thị Tuyết Trinh (2011). Kết quả của các nghiên cứu trước đều cho rằng tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều đến

cán cân thương mại.

Do đó trong nghiên cứu, REER được kỳ vọng có tác động cùng chiều với TB, tức nội tệ giảm giá thực sẽ cải thiện cán cân thương mại và ngược lại nội tệ tăng giá thực sẽ làm xấu đi cán cân thương mại của Việt Nam.

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Mô hình VECM được phát triển từ mô hình VAR bằng cách đưa thêm thành phần hiệu chỉnh sai số (Δ) vào mô hình. Căn cứ vào kết quả phân tích các mô hình lý

thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả nghiên cứu nhận thấy nghiên cứu của Elif Akbostanci (2002) tổng hợp được nhiều giả thuyết liên quan nhất

đuợc xây dựng dựa trên mô hình chuẩn của Goldstein và Kahn (1985), Rose và Yellen

(1989). Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đề xuất sử dụng nghiên cứu của Elif Akbostanci (2002) làm cơ sở để nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam. Đề tài có mô hình nghiên cứu:

Nam. REER là tỷ giá thực đa phương và GDP và GDPw lần lượt là thu nhập trong nước Việt Nam và thu nhập của các nước đối tác với Việt Nam trong rổ tiền tệ. REER

được chọn đại diện cho tỷ giá bởi vì REER phản ánh giá trị của đồng tiền nội tệ đã điều chỉnh tác động của lạm phát, trong tương quan so sánh với giá trị đồng tiền các nước có quan hệ thương mại

3.2.2 Phương pháp xác định biến

Cán cân thương mại Việt Nam (TB)

Cán cân thương mại Việt Nam trong nghiên cứu này được tính là log của tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu. Cách tính này tuy không phản ánh đúng cách tính cán cân thương mại trong cán cân thanh toán (chênh lệch xuất khẩu và nhập khẩu), nhưng cách tính này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm do có ưu điểm là khi tính cán cân thương mại theo cách này, có thể loại trừ trường hợp cán cân

mang giá trị âm để có thể sử dụng mô hình dưới dạng log-log. • Tỷ giá thực đa phương (REER)

Để tính tỷ giá thực đa phương, cần xác định các bước sau:

Bước một, chọn năm gốc, các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố số liệu thường chọn năm cơ sở là năm 2008. Năm 2008 sau khủng hoảng tài chính đã phá vỡ

nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng. Sau cuộc khủng hoảng, NHNN đã có những can thiệp để ổn định tâm lý thị trường

Bước hai, chọn rổ tiền tệ đặc trưng bằng cách căn cứ vào tỷ trọng thương mại của Việt Nam và đối tác thương mại, tác giả chọn ra các đồng tiền tham gia “rổ tiền” để tính tỷ giá thực đa phương (REER) theo nguyên tắc ưu tiên chọn đồng tiền của các

đối tác có tỷ trọng thương mại lớn với Việt Nam. Đô la Mỹ là đồng tiền hiển nhiên có mặt trong rổ tiền do đồng tiền này là đồng tiền mạnh nhất thế giới cho tới thời điểm hiện tại. Đồng Euro và Bảng Anh cũng là hai đồng tiền không thể thiếu trong rổ tiền vì nó là những đồng tiền mạnh trên thế giới và vì khu vực sử dụng đồng Euro

Việt Nam. Trung Quốc là quốc gia ngoài việc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thương mại song phương của Việt Nam với Trung Quốc có tỷ trọng lớn nhất. Đồng tiền của các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore được chọn do các nước này là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trong giao thương quốc tế. Đồng tiền của Hàn Quốc đại diện cho các nước phát triển ở châu Á được chọn do kim ngạch

xuất nhập khẩu của họ với Việt Nam là rất lớn. Cuối cùng, Đồng AUD của Australia và CAD của Canada được đưa vào rổ tiền do AUD và CAD là đồng tiền có thể chuyển

đổi được và cũng thuộc diện đồng tiền mạnh.

Bước ba, xác định tỷ trọng thương mại được xác định dựa trên các đối tác với Việt Nam trong mậu dịch quốc tế. Tỷ trọng được xây dựng bằng cách lấy giá trị xuất nhập khẩu của từng quốc gia trong rổ tiền chia cho tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam sao cho tổng các tỷ trọng thương mại này là bằng 1.

Bước bốn, tính tỷ giá thực song phương cho từng đối tác thương mại, chọn kỳ gốc là năm 2008. Chỉ số tỷ giá danh nghĩa được tính bằng cách lấy tỷ giá của từng đồng tiền so với USD ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở kỳ gốc và nhân lại với 100. (Kết

quả tính toán được thể hiện trong Phụ lục 02, Bảng 2.1 và 2.2).

Bước năm, điều chỉnh chỉ số tiêu dùng CPI về kỳ gốc. Chọn kỳ gốc là năm 2008 có chỉ số CPI là 100. CPI điều chỉnh của năm 2009 bằng CPI năm 2008 (bằng 100) nhân với CPI của năm 2009 chia cho 100. CPI điều chỉnh của năm 2010 sẽ trong Phụ lục 02, Bảng 2.1 và 2.2).

Bước sáu, thay các số liệu trên và công thức tính tỷ giá thực được tính như sau (Kết quả tính toán được thể hiện trong Phụ lục 02, Bảng 2.1 và 2.2)

n REER = ∑ ej

J=1

× Wj × CPICPlij

Thu nhập nội địa của Việt Nam (GDP) và Thu nhập của các nước trong rổ tiền (GDPw)

bình quí Quí 4.2020 Data stream - Thomson Reuters

Các biến kiểm soát mới được đưa vào để cũng cố mức độ giải thích của biến tỷ giá hối đoái lên biến phụ thuộc là cán cân thương mại. Tác động của GDP lên TB có thể là cùng chiều hoặc ngược chiều vì thu nhập trong nước tăng có thể làm tăng nhập khẩu và cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu. Chiều hướng tác động của GDP lên TB, theo đó, có thể cùng chiều khi tác động của GDP lên xuất khẩu lớn hơn lên nhập khẩu hoặc ngược chiều khi tác động của GDP lên nhập khẩu lớn hơn lên xuất khẩu. GDPW cũng được kỳ vọng tác động cùng chiều đối với TB bởi vì khi thu nhập nước ngoài tăng, cầu xuất khẩu sẽ tăng.

3.3 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng số liệu chuỗi thời gian từ quí 1 năm 2008 đến quí 4 năm 2020,

theo tần suất quí. Lý do chọn số liệu trong khoảng thời gian này là vì năm 2008 là sau khủng hoảng tài chính, NHNN đã phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, chọn năm nghiên cứu gần với thực tại để đề xuất các phương án điều chỉnh trong ngắn hạn phù hợp với tình trạng nền kinh tế hiện nay.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại chính trong rổ tiền tệ và chỉ số giá tiêu dùng CPI được lấy từ nguồn trang của Tổng cục thống kê Việt Nam(GSO). Đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI của các nước trong rổ tiền tệ được lấy từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IFS) được thể hiện dưới dạng chỉ số (2008=100). Tổng thu nhập quốc gia (GDP) của Việt Nam và của các nước được tổng

hợp từ Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Tỷ giá danh nghĩa giữa nội tệ là Đồng Việt Nam với từng quốc gia trong rổ tiền được tổng hợp từ các trang của Chính phủ, Bộ tài chính của từng nước như Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS); Văn phòng Thống kê Liên bang Đức; Viện Nghiên cứu Kinh tế và Thống kê Quốc gia Pháp; Thống kê Singapore; Văn phòng Ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia Thái Lan

gia Trung Quốc và Ngân hàng Hàn Quốc .Cụ thể về các nguồn số liệu được tổng hợp

được thể hiện ở dưới bảng sau đây.

nước số

(2008=100

Quí 4.2020 Kim ngạch xuất khẩu,

nhập

khẩu song phương của Việt

Nam và các đối tác thương

Quí 1.2008 - Quí 4.2020

Tổng cục thống kê

GDP Việt Nam Quí 1.2008 -

Quí 4.2020

World Bank GDP các đối tác thương

mại chính trong rổ tiền tệ

Quí 1.2008 - Quí 4.2020

Để xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam

theo mô hình VECM. Nghiên cứu sẽ phân tích theo trình tự như sau: • Thống kê dữ liệu, xác định và hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ

Thông kê dữ liệu giúp nhà phân tích có cái nhìn rõ ràng hơn về các xu hướng không mang tính thời vụ và các dữ liệu theo chu kì khó có thể nhận biết do sự khác biệt theo mùa; qua đó giúp các nhà kinh tế và nhà thống kê hiểu rõ hơn các xu hướng

gốc, cơ sở trong một chuỗi thời gian được quan sát.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ơ với các giá trị được liệt kê như giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, độ nhọn, độ nghiêng... Trong đó, các giá trị độ nhọn (Kurtosis) và độ nghiêng (Skewness) cho biết về hình dáng

tập trung ở mức bình thường, lớn hơn 3 là tập trung ở mức cao hơn bình thường, nhỏ hơn 3 là tập trung ở mức thấp hơn bình thường. Độ nhọn các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 3, tức là tập trung ở mức thấp hơn bình thường. Với độ nghiêng thì bằng 0 là phân phối đối xứng, nhỏ hơn 0 là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên trái

nhiều hơn, lớn hơn 0 là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên phải nhiều hơn. Độ nghiêng các biến nghiên cứu đều nhỏ hơn 0, tức là phân phối bất đối xứng và đồ thị xuôi về bên trái nhiều hơn.

Kiểm định tính dừng

Kiểm định tính dừng các biến trong mô hình và kiểm định tính dừng của dữ liệu nghiên cứu thông qua kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để xác định bậc

tích hợp của chuỗi thời gian. Từ đó xác định cấu trúc độ trễ phù hợp cho mô hình VECM dựa trên các tiêu chuẩn về thông tin.

Theo Gujarati (2003) một chuỗi thời gian là dừng khi giá trị trung bình, phương sai, hiệp phương sai (tại các độ trễ khác nhau) giữ nguyên không đổi cho dù chuỗi được xác định vào thời điểm nào đi nữa. Chuỗi dừng có xu hướng trở về giá trị

trung bình và những dao động quanh giá trị trung bình sẽ là như nhau. Nói cách khác,

một chuỗi thời gian không dừng sẽ có giá trị trung bình thay đổi theo thời gian, hoặc giá trị phương sai thay đổi theo thời gian hoặc cả hai. Đối với dữ liệu chuỗi thời gian thì yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo tính dừng để mô hình nghiên cứu có trung bình và phương sai không thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, nếu dữ liệu chuỗi thời gian

không dừng sẽ dẫn đến hiện tượng hồi qui giả mạo. Vì vậy, trong nghiên cứu này bước đầu tiên phải thực hiện là kiểm tra tính dừng của các biến nghiên cứu bằng kiểm

định nghiệm đơn vị của Dickey Fuller.

(1987) và kiểm định Johansen - Juselius (1991). Nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Johansen - Juselius để lựa chọn phương trình đồng liên kết do có ưu điểm cho biết nhiều hơn một mối quan hệ đồng liên kết trong mô hình nghiên cứu.

Thực hiện kiểm định Trace và Max-Eigen cho loại phương trình đồng liên kết đã lựa chọn ở bước 2. Phương pháp Johansen - Juselius sẽ tiếp cận dựa trên sự ước lượng giá trị Max - Eigen (Maximum Eigen value) và giá trị thống kê (Trace value) để tìm ra số lượng vectơ đồng tích hợp. Số phương trình đồng liên kết phụ thuộc vào số biến trong mô hình.

Khi thực hiện kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen cần xác định một số giả thiết về số phương trình đồng liên kết. Có hai giả thiết HO tác giả kiểm định là (i) "None" nghĩa là không có đồng liên kết và (ii) "At most 1" nghĩa là có ít nhất một mối quan hệ đồng liên kết.

Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết HO, cần so sánh giá trị thống kê vết "Trace Statistic" với giá trị tới hạn "Critical Value" ở mức ý nghĩa xác định là 5%. Nếu giá trị Trace Statistic nhỏ hơn giá trị Critical Value thì chấp nhận giả thuyết HO. Ngược lại, khi giá trị của Trace Statistic lớn hơn giá trị Critical Value thì bác bỏ giả thuyết HO.

Nếu theo thống kê kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maximal Eigenvalue) thì so sánh giá trị thống kê Max-Eigen "Max-Eigen Statistic" với giá trị tới hạn "Critical Value" ở mức ý nghĩa được chọn là 5%. Nếu giá trị Max-Eigen Statistic nhỏ hơn giá trị Critical Value thì chấp nhận giả thuyết HO. Còn khi nếu giá trị Max-Eigen Statistic lớn hơn giá trị Critical Value thì bác bỏ giả thuyết HO.

Phân tích hồi quy mô hình VECM để lấy kết quả phương trình đồng liên kết. Mô hình VECM cho phép đồng thời khám phá quan hệ dài hạn và ngắn

hạn của

các biến số nếu chúng có quan hệ đồng liên kết.

Xác định chiều hướng của quan hệ đồng liên kết dựa trên kiểm định nhân

quả Ranger.

Ranger sẽ được thực hiện. Kiểm định này trả lời câu hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Ket quả phản ứng đẩy luôn đồng nhất với kiểm định nhân quả Ranger. Phân rã phương sai cho biết biến động của một biến số do cú sốc của chính nó và các biến số khác trong mô hình. Khi phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai cần lưu ý trật tự các biến số trong mô hình nghiên cứu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định trật tự của các biến số trong mô hình. Điều này phụ thuộc vào lý thuyết được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu.

Đo lường tác động ngắn hạn giữa các biến số thông qua phản ứng đẩy và phân tích phân rã phương sai.

Kiểm định nhân quả cho biết tác động của biến này có ý nghĩa thống kê đến giá trị tương lai của biến kia trong mô hình nghiên cứu nhưng không thể giải thích dấu của tác động cũng như độ dài của tác động. Phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai sẽ giải quyết được vấn đề này. Phản ứng đẩy sẽ xem xét phản ứng trong hiện tại và tương lai của từng biến số trong mô hình dưới cú sốc của một biến số. Nếu

mô hình ổn định, các cú sốc bất kỳ sẽ giảm dần theo thời gian. • Kiểm định chẩn đoán mô hình

Nhằm đảm bảo các kết quả thu được là vững và đáng tin cậy thực hiện kiểm định mô hình. Kiểm định đầu tiên là kiểm định đảm bảo tính ổn định của mô hình bằng cánh tính nghiệm đa thức đặc trưng tự hồi qui. Điều kiện cần và đủ để mô hình ổn định là các nghiệm đặc trưng nằm ngoài vòng tròn đơn vị hay nghịch đảo nghiệm đặc trưng phải nằm trong vòng tròn đơn vị. Kiểm định tiếp theo là kiểm định tự tương

quan, phương sai sai số không đổi qua kiểm định ARCH và kiểm định Jarque Bera. Kiểm định Jarque Bera cho biết phân phối chuẩn của phần dư. Kiểm định này so sánh

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG

Tình hình tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2020 được thể

hiện như Hình 4.1 có thể nhận thấy rằng, sau khủng hoảng tài chính thế giới năm

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 10598425-2240-010831.htm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w