4.5.1 Tính ổn định của mô hình
Kiểm định nghiệm đặc trưng AR nhằm đảm bảo tính ổn định của mô hình. Ket
quả kiểm định cho thấy tất cả các nghịch đảo nghiệm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Điều này cho thấy mô hình VECM đảm bảo tính ổn định và bền vững.
Hình 4. 6 Kiểm định AR
Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial1.5
-1.5 1.0- 0.5- 0.0- -0.5- -1.0- -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 Nguồn: Trích từ phần mềm Eview 9
4.5.2 Kiểm định phần dư có phân phối chuẩn
Theo lý thuyết định lượng nếu phần dư không ngẫu nhiên, không có phân phối
chuẩn, là một thông tin quan trọng cho biết mô hình hồi quy chưa tốt do có thể bị các
lỗi như bỏ sót biến quan trọng, sai dạng hàm, phương sai thay đổi, tự tương quan,... Hơn nữa, phần dư là hạng nhiễu có trung bình bằng không và phương sai không đổi. Nếu giả định này không thỏa mãn thì các thống kê suy luận của mô hình hồi quy không còn giá trị nữa. Do đó, để kiểm định phần dư có phân phối chuẩn hay không tác giả sử dụng thống kê JB của Jarque-Berra (1990).
Kiểm định cặp giả thiết với H0 là phần dư không có phân phối chuẩn và H1 bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0. Ngược lại, nếu P-value lớn 0.05 thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1.
Hình 4. 7 Kết quả kiểm định Histogram - Normality của mô hình
Nguồn: Kết quả từ Eview 9 Căn cứ vào kết quả kiểm định trên hình 4.6 nhận thấy giá trị Probability của thống kê Jarque-Berra (= 0.070755) là 0.965241 lớn hơn 0.05, giá trị của Skewness là 0.014541 gần giá trị 0 và giá trị Kurtosis là 3.185827 lớn hơn giá trị 3 nên bác bỏ giả thiết chấp H0, chấp nhận giả thiết H1 là phần dư có phân phối chuẩn.
4.5.3 Kiểm định phương sai sai số không đổi
Sử dụng kiểm định ARCH với cặp giả thiết sau, HO là phương sai sai số đồng đều (không có hiện tượng phương sai thay đổi) và H1 là phương sai sai số không đồng
đều (có hiện tượng phương sai sai số thay đổi).
0.7489
lớn hơn mức ý nghĩa 5%, do đó, chấp nhận giả thiết HO nghĩa là mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi hay phương sai của sai số là đồng nhất.
4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thực nghiệm cho thấy tỷ giá hối đoái các tác động cùng chiều đến cán cân thương mại của Việt Nam trong dài hạn. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020 phù hợp với các nghiên cứu của Charalambos Pattichis (2011), Ng Yuen-Ling và cộng sự (2008) và Elif Akbostanci (2002). Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng cho kết quả tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn và cộng sự (2014), Trần Hồng Hà (2011) và Nguyễn Văn Phúc và Phạm Thị Tuyết Trinh (2011). REER đã được nhìn nhận như một công cụ quan trọng để thực hiện các chính sách để điều hành
nền kinh tế. Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
và cán cân thương mại quốc tế. Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở
nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện. Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn. Bên cạnh đó, REER cũng góp phần ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi, tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí
sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.
(2009) , Olugbenga Onafowora (2003), Jarita Duasa (2006), Nguyễn Hữu Tuấn và cộng sự (2014),... Một sự gia tăng của GDP trong nước đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu gây ra thâm hụt cán cân thương mại nhiều hơn. Lý do được đưa ra để giải thích cho việc chỉ số GDP trong nước tăng làm gia tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu tức là GDP gia tăng đã làm tăng nhu cầu nhập khẩu trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất trong nước tăng lên.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU
Ket quả của nghiên cứu với việc sử dụng các phương pháp kiểm định đồng liên kết, mô hình hiệu chỉnh sai số VECM và hàm phản ứng đẩy (IRF) tại Việt Nam cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa phương có ảnh hướng đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong ngắn và dài hạn. Nghiên cứu đã cố gắng khai thác hết chuỗi thời gian gắn liền từ khi nền kinh tế Việt nam sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 cho đến thời điểm hiện tại nhằm có thêm quan sát để chạy dữ liệu, tăng cường độ tin cậy cho nghiên cứu.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy dấu của các biến nghiên cứu đều đạt như đặt ra trong giả thuyết nghiên cứu. Thứ nhất, tỷ giá thực có tác động cùng chiều đối với cán cân thương mại trong dài hạn, nói cách khác, giảm giá thực VND có thể làm cải thiện cán cân thương mại và ngược lại khi tăng giá thực VND sẽ làm xấu đi cán cân thương mại. Tuy nhiên do tác động của tỷ giá thực lên các cán cân thương mại rất hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu trong nghiên cứu này do tổng thu nhập nội địa. Vì vậy, phá giá VND ở thời điểm hiện tại để cải thiện các cân sẽ không có hiệu quả cao
Thứ hai, tỷ giá thực có tác động đến cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tỷ giá thực tăng ngay lập tức sẽ làm cán cân sẽ làm cán cân thay đổi xấu đi. Tuy nhiên, tác động ngược chiều của tỷ giá sẽ không kéo dài, cán cân sẽ được cải thiện từ quí thứ 5 sau khi phá giá và mức cân bằng mới sẽ được thiết lập sau qúi thứ 9. Thứ ba, kết quả ước lượng khẳng định tác động của tỷ giá thực lên cán cân thương mại của Việt Nam nhưng chỉ có thể giải thích được 57,98% biến động của cán cân thương mại. Điều đó có nghĩa là còn các biến số khác có tác động rất lớn đến cán cân thương
mại nằm ngoài mô hình nghiên cứu.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tuy hệ số của biến tỷ giá
mang giá trị dương, tức là dù Đồng Việt Nam có mất giá, người tiêu dùng phải bỏ nhiều tiền hơn để mua hàng hoá nhập khẩu nhưng nhu cầu về mặt hàng này luôn
Việt Nam, nghiên cứu này cũng cho thấy sự tồn tại của có sự tồn tại của đường cong J trong cán cân thương mại. Ngoài ra, sự khác biệt của nghiên cứu cũng chỉ ra được mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các biến nghiên cứu. Vấn đề mà Việt Nam
quan tâm là tác động làm tăng tỷ giá hối đoái liệu có thực sự cải thiện được tình trạng
nhập siêu của Việt Nam hiện nay.
5.2 KHUYẾN NGHỊ
Trước những thách thức trong năm 2021, phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 theo chỉ thị số 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Việt Nam xây dựng một hệ thống kinh tế có cơ cấu phù hợp với một nước công nghiệp, ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh được coi là nhiệm vụ trụng hạn và dài hạn Việc phá giá để tăng cải thiện cán cân thương mại là không tối ưu và có nhiều hạn chế. Không thể phủ nhận, mặc dù chính sách đồng nội tế yếu có thể tác động làm
tăng năng lực cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá cần nên đảm bảo lợi ích tổng thể cho nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng hoá trong nước cũng cần có sự hỗ trợ. Phá giá mạnh sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của sản xuất trong nước, nhất là đối với những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phá giá mạnh sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến nền kinh tế. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh nặng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ tăng, gánh nặng nợ nước ngoài của chính phủ cũng tăng lên.
Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới nên phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và
Chính vì thế, nếu tiền đồng bị làm cho mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên làm tăng giá thành sản phẩm và rất có thể họ phải tăng giá bán ra. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Thế nên, để quyết định phá giá đồng tiền cần phải chú ý cẩn thận.
Tỷ giá tăng sẽ làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình
trạng chuyển đổi từ tiền đồng sang USD và các ngoại tệ mạnh khác hay vàng làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để không tiến hành phá giá mạnh. Mặc
dù, có nhiều lý thuyết đưa cho rằng, hành động phá giá làm giá hàng nhập tăng người
tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dùng hàng thay thế trong nước. Thế nhưng, ở thực tế, một số hàng hoá nhập khẩu không có hàng hóa thay thế hay nếu trong nước sản xuất được thì có giá cao hơn hay chất lượng thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại, khiến nhập khẩu khó giảm đi như kỳ vọng.
5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Mặc dù có sự cố gắng rất nhiều trong phân tích thực nghiệm bằng định lượng, nhưng theo ý kiến cá nhân, đề tài này vẫn còn mặt hạn chế. Nghiên cứu chưa khảo lược đầy đủ các lý thuyết trong nước và nước ngoài về nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
Các biến trong mô hình chưa đầy đủ, vì lý do cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu không thể thu thập được nên một số biến đã không được trình bày trong mô hình
Đề tài sử dụng số liệu hàng quí trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2020 nên mẫu
thu thập được tương đối nhỏ (chỉ có 52 quan sát) nên khi sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen và Vector hiệu chỉnh sai số có thể đưa ra kết quả chưa thật chính xác, khó đạt được độ tin cậy cao.
Việc phân tích định lượng của khoá luận chỉ mới tập trung vào tác động của các biến tỷ giá hối đoán đến cán cân thương mại mà chưa phân tích được tác động giữa các nhân tố vĩ mô này với nhau, giữa biến vĩ mô này với các biến còn lại. Nếu phân tích được điều này, nghiên cứu sẽ đưa ra được cái nhìn toàn diện hơn cho vấn đề nghiên cứu. Hạn chế về kiến thức kinh tế lượng nên việc xử lý và đọc số liệu từ kết quả nghiên cứu còn tồn tại.
Từ những hạn chế được nhận dạng như trên, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nên (i) Lược khảo đầy đủ hơn các nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. (ii)Xây dựng mô hình nghiên cứu đầy đủ các biến để có sơ sở đánh giá đầy đủ, toàn diện về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. (iii)Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau để có bộ số liệu hoàn thiện phục vụ nghiên cứu. (iv) Đọc dữ liệu và nhận định, đánh giá mang tính xác đáng hơn và gợi ý chính sách đầy đủ hơn để nâng cao giá trị của đề tài nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc và cộng sự, 2015, Tài chính quốc tế,
NXB Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.
Mai Thị Cẩm Tú, 2020, Phân tích các nhân tố tác động đến cán cân thương mại Việt
Nam trong bối cảnh tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, Tạp chí Phát triển Khoa
học và Công nghệ - Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(1):538-549
Nguyễn Văn Phúc và Phạm Thị Tuyết Trinh, 2011, Tác động của tỷ giá đến cán cân
thương mại Việt Nam trong ngắn và dài hạn, HCMCOUJS-Kinh Tế Và Quản
Trị Kinh Doanh, 6(4)
Nguyễn Hữu Tuấn và cộng sự, 2014, Tác động tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân
đến cán cân thương mại: Tiếp cận theo mô hình VECM, Tạp chí Phát triển và
Hội nhập, Số 15 (25), Đại học Kinh tế Tp.HCM
Nguyễn Thị Ngọc Trang và Lục Văn Cường, 2012, Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái
vào các mức giá tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội Nhập, Số 7 (17), Đại
học Kinh tế Tp.HCM
Phạm Thị Tuyết Trinh, 2018, Tác động bất đối xứng của tỷ giá hối đoái đến cán cân
thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 251, Đại học Ngân
hàng Tp.HCM
Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào, 2011, Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và
cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995-2004. Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế.
Phan Thành Danh, Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam
hiện nay, truy cập tại < https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/tac-dong-cua-
ty-gia-hoi-doai-den-can-can-thuong-mai-viet-nam-hien-nay-138529.html>
[Ngày truy cập 28/04/2018]
Trần Hồng Hà, 2011, ứng dụng mô hình thực nghiệm đo lường tác động của tỷ giá
thực đa phương đến cán cân thương mại Việt Nam, Báo Thị trường tài chính
Tổng cục thống kê, 2008, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ
chủ yếu sơ bộ năm 2008, truy cập tại <hhttps://www.gso.gov.vn/du-lieu-va- so-lieu-thong-ke/2020/01/tri-gia-xuat-nhap-khau-phan-theo-nuoc-va-vung-
lanh-tho-chu-yeu-so-bo-nam-2008∕>, [ ngày truy cập 14/12/2009]
Tổng cục thống kê, 2009, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ
chủ yếu sơ bộ năm 2009, truy cập tại <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so- lieu-thong-ke/2020/01/tri-gia-xuat-nhap-khau-phan-theo-nuoc-va-vung-lanh-
tho-chu-yeu-so-bo-nam-2009/>, [ ngày truy cập 11/-02/2010]
Tổng cục thống kê, 2010, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ
chủ yếu sơ bộ năm 2010, truy cập tại <https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so- lieu-thong-ke/2020/01/tri-gia-xuat-nhap-khau-phan-theo-nuoc-va-vung-lanh-
tho-chu-yeu-so-bo-nam-2010/>, [ ngày truy cập 17/02/2011]
Tổng cục thống kê, 2011, Trị giá xuất, nhập khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ