Từ những mô hình đã đề cập ở phần tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất là sự kết hợp giữa mô hình hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989). Hai mô hình này được lựa chọn sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu và tập hợp tương đối đầy đủ các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Bao gồm các yếu tố
Cảm nhận về tính dễ sử dụng, Cảm nhận về hiệu quả mong đợi, Cảm nhận về rủi ro trong giao dịch, Cảm nhận về thương hiệu Ngân hàng, Ảnh hưởng xã hội.
Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả có bổ sung thêm yếu tố
Cảm nhận về công nghệ của dịch vụ, đó là việc khách hàng cảm thấy công nghệ của
dịch vụ Ngân hàng điện tử đang phát triển rất nhanh trong nền kinh tế số hiện nay, giúp cho việc thực hiện giao dịch của khách hàng qua kênh này được thực hiện nhanh
chóng, tiện lợi, an toàn và dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Đây là yếu tố mới, được tác giả đưa vào mô hình nghiên cứu. Thực tế tại các ngân hàng hiện nay, Ban lãnh đạo các ngân hàng đã rất chú trọng đến việc đầu tư nâng cấp công nghệ của dịch
vụ NHĐT và đối với khách hàng thì khi đến giao dịch với ngân hàng, một trong những
yếu tố khách hàng rất quan tâm, cần tư vấn là nền tảng công nghệ của dịch vụ này. Chính vì vậy, tác giả đã đưa yếu tố Công nghệ của dịch vụ vào mô hình nghiên cứu để đánh giá mức độ tác động của nhân tố này như thế nào lên quyết định sử dụng dịch
vụ NHĐT của khách hàng.
Hình 5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)