Dựa trên việc phân tích kết quả nghiên cứu ở Chương 4, thì tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ DPRRTD tác động nghịch chiều đen lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Ket quả thực nghiệm cho rằng rủi ro tín dụng và nợ xấu cao có thể tác động một cách tiêu cực đen lợi nhuận của ngân hàng nếu như chất lượng tài sản tot (Heffernan and
Fu, 2008). Theo đó nếu ngân hàng muốn đạt mức lợi nhuận cao thì đồng thời phải chấp nhận đối mặt với rủi ro cao trong việc tăng trưởng tín dụng, nhưng để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thì chất lượng tài sản đảm bảo phải tốt, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản bằng quy trình thẩm định chặt chẽ, không sai sót để hạn che thất thoát ở mức thấp nhất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro khách quan từ phía khách hàng cũng mang một ý nghĩa quan trọng trong việc hạn che nợ xấu trong tương lai cho ngân hàng. Thực trạng của 3 NHTMCP Việt Nam như Oceanbank, CBBank và GPBank bị NHNN mua lại với giá 0 đồng phần nào cũng phản ánh được nguyên nhân của rủi ro tín dụng do quy trình thẩm định không chặt chẽ thêm vào đó việc tham nhũng hòng trục lợi cá nhân của các lãnh đạo ngân hàng đã dẫn đen vi phạm trong quản lý kinh te gây nhiều hệ luỵ xấu cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Vi vậy, khuyến nghị tập trung đề xuất những giải pháp cơ bản để cải thiện chất lượng của việc thẩm định tài sản đảm bảo, một quy trình quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng; từ đó góp phần hạn che khả năng nợ xấu tăng thêm nhằm mục tiêu bảo vệ lợi nhuận cho các NHTMCP tại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại có thể thực hiện một số gợi ý như sau:
Thứ nhất, trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, việc ban hành các văn bản pháp lý nội bộ về định giá tài sản đảm bảo được xây dựng trên các quy định chung của NHNN là một công việc quan trọng nhằm điều chỉnh các thủ tục thẩm định cần thiết cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng thương mại, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định chung. Tuy nhiên, việc đánh giá chính xác giá trị thị trường của tài sản đảm bảo là rất phức tạp và khó khăn do còn tồn đọng các yếu tố định tính, yếu tố phi giá và ảnh hưởng trực tiếp đen khả năng thanh khoản của tài sản trong việc xử lý phát mãi tài sản, đặc biệt là bất động sản như tranh chấp, thừa ke, đồn đoán sai sự thật về tài sản.. .Do đó, phát sinh trường hợp sai lệch trong công tác định giá tài sản đảm bảo hoặc mô tả không chính xác và cụ thể thực trạng của tài sản đảm bảo nhằm nâng khống giá trị của tài sản đảm bảo để hợp thức hoá hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng hòng trục lợi cá nhân. Điều này là cực kỳ rủi ro và gây nguy hiểm cho ngân hàng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến khả năng tăng thêm các khoản nợ xấu mới và gây khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu đang tồn đọng vẫn chưa được giải quyết. Vi vậy để cải thiện chất lượng của quy trình thẩm định tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng của ngân hàng cần phải nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác định giá tài sản đảm bảo đồng thời giữ vững được đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và theo đúng quy trình cấp tín dụng được đề ra. Cán bộ thẩm định của ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy của NHNN trong việc cấp tín dụng, nắm bắt sát sao thực te để kịp thời cập nhật những thông tin về tài sản đảm bảo, xuống trực tiếp vị trí toạ lạc của tài sản đảm bảo để đánh giá, tìm hiểu thêm những thông tin về quy hoạch địa chính tại địa phương và thu thập các thông tin phi chính thức từ cư dân ở khu vực đó như những lời đồn đoán bất lợi, tranh chấp trong thừa ke của bất động sản được làm tài sản đảm bảo nhằm tránh những tổn thất cho ngân hàng về sau.
Thứ hai, các ngân hàng cần phải đánh giá sát thực trạng nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng, rà soát và theo dõi từng khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng để kịp thời cập nhật thực trạng khách hàng và phân loại nợ một cách chính xác. Sau khi đã phân loại các nhóm nợ, các ngân hàng cần có biện pháp hiệu quả để kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm hạn che tổn thất xảy ra cho ngân hàng. Cụ thể như là: (i) Thực hiện trích lập DPRRTD kịp thời với thực trạng các nhóm nợ 3,4 và 5 theo phân loại; (ii) Đẩy mạnh rà soát và thẩm định lại giá trị thị trường của tài sản đảm bảo, đánh giá được giá trị mà ngân hàng có thể thu hồi trong trường hợp thực hiện phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi nợ; (iii) Tien hành bán các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo cho VAMC; là các biện pháp giúp cho ngân hàng có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu đang tăng cao ngoài tầm kiểm soát như hiện nay. Đối với trường hợp, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá nhân đang có dấu hiệu phục hồi và có ý muốn thực hiện nghĩa vụ nợ khi có thể, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp như cơ cấu lại nợ, gia hạn thời gian của nợ hoặc miễn giảm lãi cho các khách hàng đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp nhằm giảm mức độ tổn thất xảy ra cho ngân hàng đối với những khoản tín dụng đã cấp và đã xảy ra rủi ro rồi. Vi the, để giải quyết vấn đề từ gốc rễ các ngân hàng cần có những biện pháp để đưa ra quyết định cấp tín dụng
chính xác cho những khách hàng tốt, những khách hàng có khả năng trả nợ cao và mục đích, phương án vay vốn của họ có triển vọng tốt ngay từ đầu để có thể hạn che sai lầm ở mức tối đa trường trường hợp lựa chọn khách hàng xấu.
Thứ ba, ngân hàng cần xây dựng và nâng cấp hệ thống thiết bị công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại hơn để phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư như: (i) Nâng cấp và ngày càng hoàn thiện các chương trình, phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng và thẩm định tài sản đảm bảo (Chương trình quản lý tín dụng, hệ thống đánh giá và chấm điểm khách hàng tự động, chương trình quản lý các mẫu văn bản); (ii) Trang bị hệ thống máy tính với công nghệ hiện đại và độ bảo mật thông tin cao, với hệ thống đường truyền Internet nhanh và mỗi chi nhánh cần có Phòng công nghệ - thông tin để có thể giải quyết những vấn đề liên quan trong trường hợp cấp bách; (iii) Ap dụng công nghệ học máy (Machine Learning) để quản lý những rủi ro tốt hơn, các ngân hàng ở các nước phát triển đang áp dụng công nghệ này trong nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, giám sát và phát hiện gian lận trong thẻ tín dụng, giúp các ngân hàng nâng cao năng suất hoạt động thông qua việc tự động đánh giá các số liệu thực te của khách hàng về mức độ hiệu quả của các dự án, tối ưu hoá quản trị rủi ro, phân tích và đề xuất quy trình giải quyết các rủi ro phát sinh dựa trên những trường hợp thực te hay dễ dàng theo dõi hoạt động kinh doanh của từng cơ sở.
Ngoài ra, NHNN Việt Nam cần ban hành các chính sách kịp thời để hạn che việc tăng trưởng tín dụng nhanh chóng ở các NHTMCP nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho hệ thống ngân hàng. NHNN nên kiểm soát chặt chẽ hạn mức tăng trưởng tín dụng ở các NHTM đang có tỷ lệ nợ xấu cao để tạo áp lực khiến cho các ngân hàng nhanh chóng xử lý nợ xấu còn tồn đọng và tiến hành các hình thức phát mãi tài sản đảm bảo cũng như là thu hồi lại vốn cho vay để bổ sung vào hạn mức dư nợ tín dụng và có thể tiếp tục hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng; đối với các nhà quản trị ở các NHTM cũng có thể áp dụng chính sách hạn che hạn mức tăng trưởng tín dụng lên các chi nhánh ngân hàng đang có tình hình hoạt động kinh doanh không ổn định và tỷ lệ nợ xấu cao nhằm mục tiêu giảm rủi ro tín dụng và cải thiện lợi nhuận.