Tăng cường khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐENLỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAICÔ PHẦN VIỆT NAM 10598381-1962-003905.htm (Trang 71)

Theo kết quả nghiên cứu được phân tích ở chương 4, yếu tố tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng có tác động mạnh và có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng. Hay nói cách khác, việc ngân hàng tăng khả năng nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao sẽ góp phần cải thiện lợi nhuận của họ. Vi vậy, đối với các NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới tăng cường và linh hoạt hơn trong điều chỉnh và nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao nhằm nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh te còn khó khăn như hiện nay, nếu ngân hàng có khả năng thanh khoản thấp thì sẽ khó khăn trong việc vay vốn từ nguồn bên ngoài và nếu vay được thì ngân hàng sẽ phải trả chi phí vay vốn rất cao để có thể đủ bù đắp cho lượng thanh khoản vốn đang thiếu hụt. Do vậy, việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhanh đủ lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cấp bách từ phía khách hàng và đủ khả năng đối phó được với những thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, tài sản có tính thanh khoản nhanh thường đem lại mức sinh lời thấp, việc nắm giữ quá mức cần thiết lượng tài sản này có thể khiến ngân hàng đánh đổi chi phí cơ hội, đánh mất đi cơ hội sinh lời từ các loại tài sản khác có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn mà ngân hàng có thể nhận được trong khi khả năng thanh khoản của ngân hàng vẫn được đảm bảo. Vi vậy, việc tăng cường cũng như nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhanh như tiền và các khoản tương đương cần phải có ke hoạch điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như là tình hình thay đổi của chu kỳ kinh te. Khó khăn trong việc tăng cường và cơ cấu loại tài sản này là do phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản trị, khả năng dự đoán tình hình kinh te và đặc điểm hoạt động riêng biệt của bản thân từng ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống lưu chuyển vốn nội bộ một cách phù hợp, tức là ngoài việc tính toán chi phí và lợi nhuận cho công tác mở phòng giao dịch hay chi nhánh mới còn cần phải tính đen việc lưu chuyển vốn giữa phòng giao dịch với chi nhánh, giữa chi nhánh với hội sở chính cần phải linh hoạt như the nào để đảm bảo khả năng thanh khoản tối ưu cho cả hệ thống với chi phí tối thiểu.

Ngoài ra, ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống thu thập thông tin báo cáo một cách khoa học, nhằm đảm bảo tính trung thực, chính xác về tình hình cung cầu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, cũng như là trên thị trường tài chính. Trên cơ sở đó, đánh giá và phân tích rủi ro thị trường gắn với rủi ro thanh khoản hằng ngày trong công tác quản trị và hoạch định chiến lược để đề ra các ke hoạch tăng cường thanh khoản có tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Theo lý thuyết, rủi ro thị trường là thay đổi về giá trị thị trường của các khoản nợ và tài sản, gây ảnh hưởng đen thu nhập và nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Dạng rủi ro thị trường điển hình nhất của các ngân hàng thương mại là rủi ro lãi suất, thay đổi đột ngột về lãi suất gây ra những ảnh hưởng đen hoạt động kinh doanh của ngân hàng dưới nhiều hình thức khác nhau, do đó việc quản lý và đánh giá rủi ro thị trường cũng là một thử thách khó khăn đối với nhà quản trị ngân hàng.

5.2.3. Hạn chế nguồn tiền gửi tiết kiệm đồng thời tăng nguồn tiền gửi thanh toán

Ket quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ tiền gửi khách hàng có tác động nghịch chiều đen lợi nhuận của ngân hàng. Điều này phù hợp với quan điểm của Mustafa (2012) cho rằng khi ngân hàng tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm có thể bằng hình thức đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn sẽ làm cho ngân hàng tốn thêm nhiều chi phí, điều đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm đáng kể. Cho nên việc cắt giảm hợp lý mức chi phí này có thể giúp cho ngân hàng cải thiện được lợi nhuận của mình.

Đầu tiên, các ngân hàng cần phải có lãi suất tiết kiệm phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của mình, không nên vì cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống thu hút khách hàng gửi tiền huy động bằng hình thức đưa ra lãi suất tiết kiệm cao hơn so với mặt bằng chung. Nhà quản trị cần phải xem xét tình hình tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng mình so với tình hình huy động có khả quan hơn không, vì nếu hoạt động cấp tín dụng không hiệu quả, dư nợ tín dụng thấp hơn tổng vốn huy động thì ngân hàng đó đang phải gánh một chi phí khá lớn trong việc trả lãi suất tiết kiệm cho khách hàng. Điều này có thể làm giảm đáng kể mức lợi nhuận

của ngân hàng, đồng thời có thể gây ra những rủi ro về thanh khoản cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cần tiết giảm tối đa nguồn vốn huy động với chi phí cao như phát hành trái phiếu. Các ngân hàng có thể cạnh tranh thu hút tiền gửi thông qua các hình thức khác như có những chính sách ưu đãi cho khách hàng huy động, ưu đãi các dịch vụ bán chéo cho khách hàng, tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm mục tiêu giữ sự gắn bó của khách hàng hiện hữu và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ngoài ra, để bù đắp cho chi phí lãi suất tiết kiệm, các ngân hàng có thể thực hiện biện pháp giảm chi phí huy động vốn. Ngân hàng cần nâng cao hiện đại hoá công nghệ, các sản phẩm - dịch vụ và tiện ích ngân hàng hiện đại dựa trên các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để thu hút được vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh te một cách hiệu quả hơn. Sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 giúp phát triển các chương trình tự động hoá trong các giao dịch liên quan đen tiền gửi như tạo sổ tiết kiệm, đáo hạn hay rút sổ tiết kiệm trực tuyến, qua đó ngân hàng có thể cắt giảm chi phí về nhân sự đồng nghĩa với giảm đội ngũ nhân lực thực hiện và tạo lòng tin hơn cho khách hàng vì sự an toàn và tính nhanh chóng của công nghệ này.

Thứ hai, các ngân hàng cần tăng nguồn tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn tiền có chi phí thấp, do đó có thể làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng trong khi vẫn đảm bảo nguồn vốn kinh doanh từ tiền gửi khách hàng. Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi khuyến khích khách hàng ưu tiên sử dụng tiền từ tài khoản ngân hàng và không sử dụng tiền mặt trong thanh toán bằng cách hợp tác với những công ty Fintech tạo ra những ví điện tử riêng cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng nên đẩy mạnh liên kết với những ví điện tử như Moca, Momo, Zalo Pay, Air Pay (những ví điện tử đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay vì tính bảo mật, tiện lợi và nhanh chóng của chúng), hoặc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán bằng mã QR Code (Quick Response Code - mã phản hồi nhanh) trên Smartphone thay vì dùng thẻ ngân hàng tại các điểm giao dịch của khách hàng nhằm tăng cường bảo mật thông tin thẻ hạn che việc bị kẻ xấu lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng và tiện lợi hơn cho khách hàng có thể giao dịch mà không cần mang theo thẻ ngân hàng hoặc ví tiền.

Bằng cách này có thể khuyến khích khách hàng giao dịch mua sản phẩm dịch vụ bằng tài khoản thanh toán của ngân hàng nhiều hơn đồng thời giảm việc sử dụng tiền mặt. Từ đó có thể giúp ngân hàng tăng nguồn tiền gửi thanh toán, mang lại lợi nhuận nhiều hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các NHTMCP Việt Nam.

5.3. HẠN CHÉ CỦA ĐÈ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO. 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công trình nghiên cứu vẫn còn một vài hạn che nhất định: (i) Việc tiếp cận và thu thập dữ liệu còn bị hạn che về mặt thời gian nên mẫu nghiên cứu chỉ gồm 17/31 Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, trong đó 17 ngân hàng này đều được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam, cho nên nghiên cứu cũng chỉ mang tính đại diện chứ chưa phản ánh hoàn toàn đầy đủ tính chất đặc điểm của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam; (ii) Nghiên cứu phân tích sự tác động của yếu tố rủi ro tín dụng tác động đen lợi nhuận của ngân hàng trên cơ sở các yếu tố nội sinh, và kết quả của mô hình cho thấy các biến được chọn chỉ giải thích được 29.62% (Bảng 4.3) các yếu tố tác động đen lợi nhuận mà chưa xem xét đen các yếu tố bên ngoài ngân hàng như: lạm phát, chu kỳ kinh te, tốc độ tăng trưởng kinh te,.. .các yếu tố này cũng có những tác động rất lớn đen lợi nhuận của ngân hàng nhưng chưa được phân tích làm rõ.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào phân tích các biến độc lập gồm tỷ lệ DPRRTD, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng tác động đen biến phụ thuộc ROA. Do đó, nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ tiến hành mở rộng phạm vi nghiên cứu với nhiều ngân hàng và mốc thời gian hơn, thêm vào đó các yếu tố vĩ mô (GDP, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng - CPI.) tác động đen lợi nhuận ngân hàng đo lường bởi ROE - Returns on Equity (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), NIM - Net Interest Margin (Tỷ lệ thu nhập lãi thuần).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đạt được và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách góp phần cải thiện lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thông qua việc tiếp tục tăng cường và phát huy các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều, hạn che lại các yếu tố ảnh hưởng trái chiều đen lợi nhuận của ngân hàng. Ket quả nghiên cứu hy vọng có thể làm nguồn cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng thương mại trong công tác quản lý và hoạch định chiến lược. Đồng thời, chương này cũng trình bày một số hạn che của nghiên cứu mà tác giả chưa thực hiện được và định hướng cho những nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN

Van đề phân tích tác động của rủi ro tín dụng đen lợi nhuận của NHTMCP là một trong những nội dung quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên the giới và Việt Nam giai đoạn vừa qua. Trong đó, tác giả chỉ ra 2 yếu tố đại diện cho rủi ro tín dụng ảnh hưởng đen lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là nợ xấu và DPRRTD, ngoài ra còn có 3 yếu tố nội bộ gồm quy mô tổng tài sản, tỷ lệ thanh khoản và tỷ lệ tiền gửi khách hàng. Mặc dù, nghiên cứu về lợi nhuận của NHTMCP tương đối phổ biến, tuy nhiên với những hướng tiếp cận theo không gian và thời gian khác nhau cũng như so sánh lợi nhuận giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau vào các thời kỳ khác nhau, tác giả cũng mong muốn trên cơ sở ke thừa có chọn lọc kết quả các nghiên cứu trước đây để kiểm định tính phù hợp theo hướng tiếp cận đánh giá và xác định các yếu tố rủi ro tín dụng ảnh hưởng đen lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kỳ vọng cung cấp được bức tranh hoàn thiện hơn về các yếu tố rủi ro tín dụng cũng như là các yếu tố nội bộ khác tác động đen lợi nhuận của NHTMCP nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng cải thiện lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam để hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển an toàn, lành mạnh, hiệu quả bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

Bùi Diệu Anh (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thi Mỹ Dung (2016), “Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng: bằng chứng thực nghiệm của các ngân hàng thương mại việt nam”, truy cập tại website < https://xemtailieu.com/tai-lieu/moi-quan-he-giua-rui-ro-tin-dung-va-loi- nhuan-ngan-hang-bang-chung-thuc-nghiem-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-

nam-1519626.html> [ngày truy cập 15/11/2019]

NHNN Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của To chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

NHNN Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Quy định về việc sửa đổi bổ sung thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của To chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phạm Xuân Quỳnh - Trần Đức Tuan (2019), Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí tài chính Việt Nam ngày 23/04/2019 tại website < http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nghien-cuu-du-phong-rui-ro-tin- dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-305936.html> [ngày truy cập 27/11/2019]

Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

Danh mục tài liệu tham khảo nước ngoài

Alexiou, C., & Sofoklis, V. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Ekonomski Anali/Economic Annals, 54(182).

Almazari, A. A. (2014). Impact of internal factors on bank profitability: Comparative study between Saudi Arabia and Jordan. Journal of Applied finance and banking, 4(1), 125.

Apire, J. P. Analysis of the effects of credit risk management practices on the profitability of domestic commercial banks in Uganda a case study of centenary bank Uganda (Doctoral dissertation, Kyambogo university).

Arunkumar, R., & Kotreshwar, G. (2005, December). Risk management in

commercial banks. In Ninth Capital Market Conference, Indian Institute of Capital Market, Mumbai (p. 17).

Babalola, Y. A. (2012). The determinants of bank’s profitability in Nigeria. Journal of Money, Investment and Banking, 24, 6-16.

Bikker, J. A., & Hu, H. (2002). Cyclical patterns in profits, provisioning and lending of banks and procyclicality of the new Basel capital requirements. PSL Quarterly Review, 55(221).

Boahene, S. H., Dasah, J., & Agyei, S. K. (2012). Credit risk and profitability of selected banks in Ghana. Research Journal of finance and accounting, 3(7), 6-14.

Heffernan và Fu, 2008. The Determinants of Bank Performance in China

Lee, J. Y., Growe, G., DeBruine, M., & Cha, I. (2015). Measuring the impact of the 2007-2009 financial crisis on the performance and profitability of US regional banks. In Advances in Management Accounting (pp. 181-206). Emerald Group Publishing Limited.

Miller, S. M., & Noulas, A. G. (1997). Portfolio mix and large-bank profitability in the USA. Applied Economics, 29(4), 505-512.

T T

TÊN TIẾNG

VIỆT TÊN TIẾNG ANH

MA CỔ PHIEU SÀN NIÊM YÉT 1 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for

Industry and Trade

CTG HOSE

2

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

JSC Bank For Investment And Development Of Vietnam BID HOSE 3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Bank for Foreign Trade

of Vietnam VCB HOSE

4 Ngân hàng TMCP

Quân Đội

Military Commercial

Joint Stock Bank MBB HOSE

5

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt

Nam

Vietnam Technological and Commercial Joint

Stock Bank

TCB HOSE

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐENLỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MAICÔ PHẦN VIỆT NAM 10598381-1962-003905.htm (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w