Các yếu tố khác ảnh hưởng lên tiên lượng suy tim

Một phần của tài liệu Chỉ định và hiệu quả của phương pháp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim sau điều trị suy tim nội khoa tối ưu (Trang 25 - 28)

Tiên lượng qua tần số tim: Một trong các dấu hiệu tiên lượng mức độ nặng

của suy tim là đáp ứng tần số tim với điều trị nội. Bệnh nhân suy tim có tần số tim càng nhanh thì tiên lượng tử vong càng cao [79],[134],[187]. Tần số tim nhanh, các cơn nhịp nhanh kịch phát hoặc khi có xuất hiện rung nhĩ đáp ứng thất nhanh, làm ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng tái đồng bộ tim. Rung nhĩ có thể xảy ra sau khi cấy máy vẫn là vấn đề thách thức và yếu tố tiên lượng đủ mạnh để tiên đoán hiệu quả của máy CRT. Nếu bệnh nhân có rung nhĩ xuất hiện thường xuyên, thì việc cấy máy CRT nên được

trì hoãn cho đến khi tình trạng suy tim tạm ổn định, tần suất xuất hiện cơn rung nhĩ giảm hẳn, hoặc là cân nhắc việc cắt đốt nút nhĩ thất trước khi cấy máy tạo nhịp 2 buồng thất [154],[177].

Tiên lượng qua phân độ suy tim NYHA: phân độ NYHA được sử dụng nhiều

nhất để tiên lượng bệnh nhân suy tim. Những bệnh nhân chức năng thất trái giảm, có tỷ lệ tử vong hàng năm là 10% - 15% ở phân độ NYHA I, II nhưng tỷ lệ này là 15% - 20% ở phân độ NYHA III và 20% - 50% ở phân độ NYHA IV. Phân độ suy tim NYHA càng cao, đáp ứng của cấy máy CRT cũng kém hơn [187].

Tiên lượng dựa vào phân suất tống máu, độ dãn thất trái: Phân suất tống

máu càng giảm ở bệnh nhân suy tim nặng thì tỷ lệ tử vong càng cao vì tăng nguy cơ đột tử do loạn nhịp thất, đồng thời suy bơm nặng làm suy đa cơ quan. Đường kính thất trái càng lớn, đáp ứng với máy CRT kém hơn. Tương tự, phân suất tống máu thất trái (EF) là các thông số dự báo mạnh mẽ tỷ lệ tử vong. EF càng thấp, tỷ lệ tử vong càng cao, nhất là ở nhóm bệnh nhân suy tim phân độ NYHA III, NYHA IV

[187]. Phân suất tống máu cũng là một trong các yếu tố dự báo sự đáp ứng với máy CRT, EF càng thấp thì đáp ứng với máy CRT càng kém hơn [174].

Tiên lượng dựa vào mức độ hở van 2 lá cơ năng: Tình trạng hở van tim 2 lá

cơ năng, độc lập với độ dãn của thất trái, nó tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong, độ hở van 2 lá càng nặng, tiên lượng càng xấu [191]. Nếu kết hợp giữa sửa van bằng MitraClip do hở van 2 lá cơ năng và cấy máy CRT thì hy vọng sẽ cho kết quả khả quan hơn

[170].

Tăng áp lực động mạch phổi: Áp lực động mạch phổi phản ảnh tình trạng sung huyết ở bệnh nhân. Áp lực động mạch phổi tăng cao thì tử vong do suy tim cũng tăng cao [11]. Bệnh nhân có tăng áp phổi nặng >65 mmHg sẽ chống chỉ định với CRT [13].

Tiên lượng dựa vào các hocmon thần kinh: NT- pro BNP đã trở thành công

cụ có giá trị trong chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh suy tim, cũng như giúp phân tầng và hướng dẫn nguy cơ trị liệu. Tiền hocmon này càng cao, tiên lượng bệnh càng xấu. Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân có nồng độ NT- pro BNP cao thì tỷ lệ đáp ứng với máy CRT cũng kém hơn [81],[105].

Tiên lượng dựa vào nồng độ natri máu: nồng độ natri trong huyết tương

cũng liên quan đến tiên lượng tử vong, natri máu dưới 135 mEq/L thì tử vong toàn bộ có vẻ tăng cao hơn [53].

Tiên lượng dựa vào tình trạng thiếu máu mạn do thiếu sắt: tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong suy tim cũng giúp đánh giá tiên lượng bệnh nhân suy tim. Một số nghiên cứu cũng ghi nhận, bệnh nhân suy tim bị thiếu máu cũng làm giảm hiệu quả đáp ứng của máy CRT, cơ chế này thì chưa được rõ ràng [126].

Tiên lượng dựa vào mức độ suy giảm chức năng thận: Chức năng thận có

giá trị tiên lượng cho bệnh nhân suy tim, chức năng thận càng kém tiên lượng càng xấu, bệnh nhân suy tim có độ thanh lọc cầu thận < 30 mL/phút/1,73 m2 da, tử vong gần gấp đôi của nhóm còn lại. Mức độ nặng của bệnh thận mạn có tương quan đến tình trạng loạn nhịp tim, nhất là rung nhĩ và rối loạn nhịp nhanh thất, làm tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị suy tim. Bệnh thận mạn được xem là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, làm tăng tỷ lệ suy tim, bệnh tim do thiếu máu cục bộ, vôi hóa van tim, và rối loạn nhịp tim [78],[143].

Một phần của tài liệu Chỉ định và hiệu quả của phương pháp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim sau điều trị suy tim nội khoa tối ưu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w