Các biện pháp điều trị khác

Một phần của tài liệu Chỉ định và hiệu quả của phương pháp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim sau điều trị suy tim nội khoa tối ưu (Trang 30 - 31)

1.4.4.1 Sửa hở van tim hai lá cơ năng qua thông tim

Hiện nay, có một số tác giả đang nghiên cứu thực hiện kỹ thuật sửa van 2 lá bằng cách siết lại vòng van bằng dụng cụ qua thông tim can thiệp [158]. Kết cục muộn của MitraClip so với điều trị nội khoa đơn thuần là rất quan trọng, vì vậy số lượng MitraClip tiếp tục tăng trong vài năm qua. Phân tích tổng hợp hiện tại cho thấy MitraClip là một lựa chọn điều trị an toàn cho những bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật với tình trạng hở van hai lá cơ năng nặng, kết quả sống sót tốt hơn so với điều trị bảo tồn [46].

1.4.4.2 Phẫu thuật bắc cầu chủ vành

Mục đích của phẫu thuật là bắc cầu chủ vành cho các trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim do thiếu máu cục bộ, đồng thời sửa hở van 2 lá và tái tạo lại hình thái chức năng thất trái về gần bình thường hơn [26],[101].

1.4.4.3 Cấy máy phá rung điều trị rối loạn nhịp thất

Máy tạo nhịp phá rung thất cấy trong cơ thể (ICD), đã được ACCF/AHA/HRS khuyến cáo là chỉ định loại IA cho bệnh nhân suy tim mạn có EF ≤ 35% [60],[88]. Có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả giảm tử vong của ICD từ 10% - 20%, không chỉ từ công trình nghiên cứu SCD-HeFT hay nghiên cứu của Ono M và cộng sự [25],[128].

1.4.4.4 Phương pháp ECMO (extracorporeal membrance oxygenation)

Kỹ thuật này giúp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân vào những đợt suy tim cấp, nặng mất bù hoàn toàn. Nếu không được điều trị kịp thời trong giai đoạn này, tỷ lệ tử vong lúc nhập viện sẽ rất cao.

1.4.4.5 Kỹ thuật cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái LVAD (left ventricular assist device)

Kỹ thuật cấy dụng cụ hỗ trợ cho thất trái, giúp bệnh nhân được kéo dài cuộc sống trong khi chờ đợi ghép tim. LVADs cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân suy tim tiến triển đang chờ ghép tim. Thời gian sống còn ngắn và trung bình sau khi cấy LVAD đã được cải thiện trong thập kỷ qua và rõ ràng là một phương pháp điều trị vượt trội trong các trị liệu y tế. Một số biến chứng có thể xảy ra nhưng có xu hướng giảm, đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng máu [62].

1.4.4.6 Ghép tim hoặc thay tim nhân tạo

Đây là biện pháp cuối cùng để điều trị suy tim kháng trị với các phương pháp điều trị. Tỷ lệ sống sót một năm sau thay tim là 85%, sau 3 năm là 76% và sau 5 năm là 67% [113].

Một phần của tài liệu Chỉ định và hiệu quả của phương pháp cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim sau điều trị suy tim nội khoa tối ưu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w