Một số biến chứng hậu phẫu liên quan đến suy dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng chu phẫu trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa có suy dinh dưỡng nặng (Trang 45 - 47)

1.8.1. Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật

- Nhiễm trùng vết mổ nông là nhiễm trùng chỉ khu trú ở da hoặc mô dưới da tại vị trí vết mổ, xảy ra trong vòng 30 ngày sau PT (không có mảnh ghép). Có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau tại vết mổ, kèm theo hoặc chảy mủ hay dịch dạng mủ tại vết mổ hay chân ống dẫn lưu, hoặc phân lập được vi sinh vật từ dịch hay mủ lấy từ vết mổ [4], [13], [46], [59], [78], [80].

- Nhiễm trùng vết mổ sâu là nhiễm trùng ở mô liên kết, cân và cơ tại vị trí vết mổ, xảy ra trong vòng 30 ngày sau PT. Nhiễm trùng vết mổ sâu cũng có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng vết mổ nông để đi sâu vào bên trong tới lớp cân cơ. Toàn thân

-

- có dấu hiệu nhiễm trùng, vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau khi chạm vào, và có ít nhất một trong các triệu chứng sau [4], [13], [46], [59], [78], [80]:

- Vết mổ bị hở rộng có mủ chảy ra, vết thương sâu, chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không phải từ tạng hay khoang PT.

- Sốt > 380C, đau tự nhiên tại vết mổ và toác vết mổ tự nhiên. - Lấy dịch nuôi cấy có vi sinh vật.

- Nhiễm trùng ở khoang phẫu thuật là nhiễm trùng ở các vùng giải phẫu dưới thành bụng, nơi có chạm đến trong quá trình PT, thường gặp là áp-xe tồn lưu. Toàn thân sốt và có dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, rối loạn tiêu hóa, đau nhiều tại vị trí nhiễm trùng, sờ có tăng cảm giác đau vùng thành bụng tương ứng, phản ứng thành bụng, kèm theo có ít nhất một trong các triệu chứng sau [13], [46], [59], [78], [80]:

- Chảy mủ từ dẫn lưu đặt ở khoang PT.

- Bằng chứng nhiễm trùng, tụ dịch hay áp-xe tồn lưu qua cận lâm sàng như siêu âm, CT scan, hoặc thủ thuật dẫn lưu hay PT lại.

- Phân lập có vi trùng từ dịch hay mô được lấy ở khoang PT.

1.8.2. Xì rò miệng nối

- Biến chứng này thường xảy ra vào ngày thứ 4-7 sau mổ khâu nối tiêu hóa, được chẩn đoán bởi chính phẫu thuật viên, biểu hiện hội chứng nhiễm trùng, viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể, có thể có rò dịch tiêu hóa qua ống dẫn lưu hay vết mổ được nhận định bằng lâm sàng hay xét nghiệm dịch rò, tụ dịch bất thường trong ổ bụng được xác định qua siêu âm hay CT scan. Cũng có khi thương tổn được xác định khi xử lý viêm phúc mạc hay áp-xe tồn lưu bằng PT hay thủ thuật dẫn lưu [46], [49], [80].

1.8.3. Các biến chứng hậu phẫu khác

- Suy dinh dưỡng còn gây nên một số biến chứng hậu phẫu khác như [26], [46], [66], [80], [117]:

- Bung thành bụng: một phần hay toàn bộ vết mổ bị hở làm lộ ra nội tạng. - Viêm phổi: chẩn đoán dựa vào lâm sàng , X-quang phổi, cấy đàm. - Nhiễm trùng đường tiểu: chẩn đoán dựa vào lâm sàng, cấy nước tiểu.

-

- Viêm tĩnh mạch: đau, sưng phù hay viêm đỏ chỗ tiêm truyền, BN sốt. - Nhiễm trùng huyết: chẩn đoán dựa vào hội chứng nhiễm trùng và cấy máu

xác định chẩn đoán.

- Suy chức năng các tạng sau mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ dinh dưỡng chu phẫu trên bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa có suy dinh dưỡng nặng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w