Sổ Tay Học Sinh 2020-2021 38
• Chính sách của APS cấm phân biệt đối xử và quấy rối dựa trên sắc tộc, tôn giáo, chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia, giới tính, thiên hướng tính dục, bản dạng giới, khuyết tật tâm thần hoặc thể chất, tình trạng hôn nhân, hoặc tình trạng mang thai trong bất kỳ chương trình hay hoạt động nào được học khu tài trợ
• Nếu phụ huynh/người giám hộ hợp pháp có quan ngại về việc học hoặc trường học của con em mình hoặc thấy rằng các quyền của con em mình đã bị vi phạm, quý vị có thể liên hệ với Trung Tâm Dịch Vụ Học Sinh, Phụ Huynh, Nhân Viên của APS theo số 505-855-9040, servicecenter@aps.edu, hoặc 6400 Uptown Blvd. NE, Suite 100W
• Có một thủ tục giải quyết khiếu nại theo các quy định của sổ tay này ở phần "Phòng Các Dịch Vụ Cơ Hội Bình Đẳng" Bày Tỏ Ý Kiến và Lập Hội
Học sinh được bảo vệ trong việc thực thi các quyền hợp hiến về tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do lập hội. Tuy nhiên, việc thực thi các quyền này phải được thực hiện theo cách không cản trở quy trình giáo dục.
Các ấn phẩm
Học sinh sẽ được phép phổ biến các tờ rơi chính trị, báo chí, và tài liệu khác trong khuôn viên trường, ở những thời điểm và địa điểm cụ thể. Các ấn phẩm như thế phải được nộp cho hiệu trưởng hoặc người được chỉ định xem xét trước. Các ấn phẩm của học sinh phải được nộp cho hiệu trưởng hoặc người được chỉ định xem xét trước.
Các Vấn Đề Gây Tranh Cãi
Học sinh sẽ có quyền gặp gỡ các quan điểm đa dạng. Học sinh sẽ có cơ hội nghe các diễn giả, xem các bài thuyết trình, và tham gia diễn thuyết dân sự thể hiện các quan điểm khác nhau trong các lớp, các câu lạc bộ, và các buổi tập trung theo các quy định được đặt ra bởi học khu.
Các Thủ Tục Kỷ Luật của Nhà Trường/Học Sinh
Tất cả các trường APS sử dụng các phương pháp thực hành kỷ luật tăng dần đối với hành vi sai trái của học sinh. Kỷ luật tăng dần có nghĩa là biện pháp kỷ luật không phải đình chỉ hay đuổi học, được thiết kế để sửa chữa và giải quyết các nguyên nhân cơ bản của hành vi sai trái của một học sinh đồng thời giữ lại học sinh trong lớp hoặc trongtrường, hoặc các phương pháp thực hành phục hồi để sửa chữa tổn hại gây ra cho người khác vì hành vi sai trái của học sinh. Kỷ luật tăng dần có thể gồm có họp với phụ
huynh/người giám hộ hợp pháp, các hoạt động phản ánh, tư vấn, xây dựng kỹ năng nhận thức xã hội-tình cảm, các nhóm giải quyết, họp phục hồi, hòa giải, phục vụ cộng đồng, cấm túc giờ ăn trưa, cấm túc hoặc đình chỉ trong trường, cấm túc sau giờ học, hoặc cấm túc vào thứ Bảy.
Các hậu quả kỷ luật sẽ là thích hợp với độ tuổi, khả năng của học sinh, và mức độ nghiêm trọng của hành vi. Đình chỉ ngoài trường sẽ được áp dụng trong các trường hợp vi phạm hành vi đáng kể.
Học sinh sẽ không bị trừ điểm vì hành vi không chấp nhận được hay kỷ luật. Học sinh sẽ không bị trừ điểm như một cách trừng phạt trực tiếp vì hành vi không thích hợp.
Cam kết
• Học sinh cam kết có hành vi tích cực hơn ở dạng cam kết bằng văn bản
• Các điều khoản của cam kết sẽ được quyết định bởi hiệu trưởng hoặc người được chỉ định
• Học sinh có thể được giao nhiệm vụ phục vụ nhà trường hoặc cộng đồng
• Việc không tuân thủ các điều kiện của cam kết sẽ dẫn đến việc tiếp tục biện pháp kỷ luật tăng dần đến mức và bao gồm đình chỉ dài hạn
Giới thiệu
• Học sinh có thể được giới thiệu đến tư vấn viên học đường, Đội Ngũ Hỗ Trợ Học Sinh, Đội Ngũ Chăm Sóc Sức Khỏe Học Sinh, hoặc Đội Ngũ Đảm Bảo An Toàn Học Đường
• Học sinh và người có thẩm quyền của nhà trường có thể gọi cho phụ huynh/người giám hộ hợp pháp để thảo luận về các vấn đề và giải pháp
39
• Học sinh có thể được giới thiệu đến một bồi thẩm đoàn ngang hàng được thiết kế bởi nhà trường, nhưng chỉ khi học sinh từ bỏ các quyền bảo mật hồ sơ giáo dục
• Mỗi trường có một Đội Ngũ Chăm Sóc Sức Khỏe Học Sinh (H/WT) có mục tiêu là giúp giảm thiểu những rào cản trong học tập của học sinh và cung cấp những sự hỗ trợ sức khỏe tích hợp cho học sinh và gia đình các em. Phụ huynh/người giám hộ hợp pháp có thể lập giấy giới thiệu. Phụ huynh/người giám hộ hợp pháp nào không muốn con mình nhận được sự hỗ trợ từ H/WT của nhà trường nên nộp một yêu cầu bằng văn bản cho hiệu trưởng để chuyển tải thông tin đó
• Học sinh và/hoặc phụ huynh/người giám hộ có thể được giới thiệu đến và phải tham gia Chương Trình Khuyến Khích Sự Tham Gia Của Phụ Huynh (Parent Involvement Program, PIP), Chương Trình Crossroads, Chương Trình Can Thiệp Thuốc Lá, hoặc các chương trình can thiệp thích hợp khác như một cách thay thế cho đình chỉ.
• Học sinh có thể được giới thiệu đến Đội Ngũ Đảm Bảo An Toàn Cho Học Sinh (SST) để giải quyết những quan ngại về các mối đe dọa và để đưa ra các quyết định sáng suốt về cách kiểm soát các mối đe dọa và đảm bảo sự an toàn của tất cả học sinh và nhân viên. SST của mỗi trường có thể gồm có thành viên của Đội Ngũ Chăm Sóc Sức Khỏe, một nhà quản lý, và nhân viên nào có thông tin về học sinh. Mọi mối đe dọa đều được xem xét nghiêm túc. Các tình huống có thể yêu cầu tiến hành một cuộc họp SST gồm có đe dọa gây tổn hại bằng lời và/hoặc thân thể, đe dọa sử dụng hoặc liên quan đến vũ khí hoặc chất nổ, và bất kỳ mối quan ngại nào khác sẽ được xác định theo toàn quyền của nhà quản lý.
• Đánh Giá Hành Vi Chức Năng (FBA) và Kế Hoạch Can Thiệp Hành Vi (BIP) có thể được sử dụng để xác định và giải quyết các hành vi làm cản trở việc học
• Học sinh có thể được giới thiệu chính thức để tiến hành biện pháp pháp lý Đưa Ra Khỏi Lớp
• Học sinh có thể bị đưa ra khỏi lớp hoặc hoạt động nhưng vẫn ở trong trường chờ họp với nhân sự thích hợp của nhà trường. Phụ huynh/người giám hộ phải được thông báo.
• Học sinh có thể được bố trí vào một môi trường giáo dục thay thế cho đến khi đạt được cách giải quyết thỏa đáng. Phụ huynh/người giám hộ phải được thông báo.
• Người có thẩm quyền của nhà trường sẽ giám sát và kiểm soát hành vi của học sinh và gồm có thẩm quyền áp dụng các khoảng thời gian cấm túc hợp lý trong ngày học hoặc ngoài giờ học bình thường, như các biện pháp kỷ luật
• Các khoảng thời gian cấm túc hợp lý có thể được áp dụng với các thủ tục đình chỉ tạm thời Điều Tra Kỷ Luật
Thẩm Vấn Học Sinh
• Nếu nhân sự của APS, viên chức phụ trách tài nguyên trường học, hoặc cảnh sát APS muốn thẩm vấn một học sinh ngoài phạm vi điều tra sơ bộ trong khuôn viên trường về hành vi nghi ngờ phạm tội theo cáo buộc, những người có thẩm quyền của nhà trường phải liên hệ với phụ huynh/người giám hộ hợp pháp. Nếu không thể liên hệ với phụ huynh/người giám hộ hợp pháp, trẻ vị thành niên sẽ được tư vấn bằng lời và bằng văn bản rằng các em có quyền không nói chuyện với bất kỳ viên chức nào mà không có sự hiện diện của phụ huynh/người giám hộ của các em hoặc luật sư.
• Trừ trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đối với học sinh hoặc người khác, hoặc nguy cơ đối với chuyến bay, nếu các cơ quan cảnh sát bên ngoài, không được chỉ định cho một trường APS, muốn thẩm vấn một học sinh trong khuôn viên trường, hiệu trưởng phải liên hệ với Phòng Cảnh Sát APS để xác minh nhu cầu thẩm vấn học sinh trong khuôn viên trường
• Một nhà quản lý trường học hoặc người được chỉ định phải ngay lập tức có thiện chí thông báo cho phụ huynh/người giám hộ hợp pháp của học sinh nếu học sinh đã bị các cơ quan thực thi pháp luật đưa ra khỏi khuôn viên trường
Lục Soát Thân Thể, Xe, hoặc Tủ Khóa
• Lục Soát Xe – Lục soát xe của học sinh trong khi đậu trong khuôn viên trường chỉ có thể được tiến hành nếu một nhân viên nhà trường có xác nhận, sĩ quan an ninh của nhà trường, nhân viên hỗ trợ an ninh trong trường, hoặc tài xế xe buýt có nghi ngờ hợp lý rằng học sinh đã phạm một tội ác hoặc vi phạm quy tắc kỷ luật.
• Lục Soát Thân Thể – Lục soát thân thể học sinh hoặc tài sản của học sinh chỉ có thể được tiến hành khi có nghi ngờ hợp lý rằng học sinh đang bị lục soát đã phạm một tội ác hoặc vi phạm quy tắc kỷ luật
o Các trường hợp lục soát như lục túi áo, lục soát ba lô và ví của học sinh, cởi nón, vớ và giày có thể được tiến hành bởi bất kỳ nhân viên nhà trường nào chứng nhận, sĩ quan an ninh nhà trường, hoặc nhân viên hỗ trợ an ninh trong trường o Các trường hợp lục soát mang tính xâm lấn hơn như lần soát thân thể chỉ có thể được tiến hành bởi một người được ủy
quyền (hiệu trưởng hoặc người được chỉ định) cùng giới tính với học sinh bị lục soát và trước sự hiện diện của một người khác cùng giới tính.
Sổ Tay Học Sinh 2020-2021 40
o Các trường hợp lục soát mang tính xâm lấn nhất bao gồm cởi quần áo, chẳng hạn như hạ quần áo xuống hoặc kiểm tra bên trong quần áo để xác định có đồ vật được giấu trong đồ lót hoặc quần áo hay không. Một nhà quản lý nhà trường hoặc người được chỉ định của họ sẽ xác định xem có cần lục soát hay không; những trường hợp lục soát này chỉ có thể được thực hiện trong những tình huống gây ra một mối nguy hiểm cho học sinh hoặc cộng đồng học đường, bao gồm nhưng không giới hạn ở các tình huống trong đó có nghi ngờ hợp lý rằng học sinh tàng trữ dược chất (mua tự do, theo toa, phi pháp, vật giống ma túy) hoặc vũ khí. Những nhà quản lý nào tiến hành một thủ tục lục soát mang tính xâm lấn nhất sẽ báo cáo sự việc cho phó giám đốc học khu hoặc người giám sát thích hợp của họ. Nếu nhà quản lý nhà trường xác định rằng cần phải tiến hành một thủ tục lục soát mang tính xâm lấn nhất, phải liên hệ và thông tin cho phòng Cảnh Sát APS về tất cả các quan ngại về an toàn liên quan đến thủ tục lục soát.
o Trong trường hợp lục soát xâm lấn, nhà quản lý nhà trường phải có cố gắng hợp lý để liên hệ với phụ huynh/người giám hộ hợp pháp của học sinh để thông báo cho họ về tình huống đó, quan ngại về an toàn và thông báo rằng một thủ tục lục soát mang tính xâm lấn sẽ được tiến hành
• Các chuyến dã ngoại – Những người quản lý cùng giới được duyệt có thể hỗ trợ kiểm tra hành lý hoặc tư trang đối với các chuyến hoạt động/dã ngoại
• Học sinh chuyển giới có thể yêu cầu người thuộc giới tính mà các em muốn tiến hành lục soát xâm lấn hoặc kiểm tra hành lý và tư trang đối với các chuyến hoạt động/dã ngoại. Nhà quản lý nhà trường/nhà tài trợ phải cố gắng hết sức để tuân thủ yêu cầu này.
Cân Nhắc Kỷ Luật Đối Với Học Sinh Khuyết Tật theo Đạo Luật Giáo Dục Người Khuyết Tật (IDEA)
Học sinh khuyết tật đang nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt phải tuân thủ cùng các yêu cầu như học sinh đang nhận các dịch vụ giáo dục bình thường và phải tuân thủ quy trình kỷ luật của học khu. Mặc dù IDEA cung cấp các quy định liên bang bao hàm các thủ tục kỷ luật cần tuân thủ đối với học sinh khuyết tật đang nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, nhưng những hậu quả đối với các vi phạm về hành, bao gồm đuổi học trên mười (10) ngày, vẫn có thể diễn ra. Các biện pháp bảo vệ kỷ luật, như được điều chỉnh theo IDEA, không áp dụng cho học sinh được xác định thuộc diện "có năng khiếu" trừ khi học sinh đó cũng thuộc diện khuyết tật.
Vì việc đưa một học sinh khuyết tật ra khỏi chương trình giáo dục của các em trong hơn tổng cộng mười (10) ngày tích lũy trong một năm học có thể cấu thành một sự thay đổi về xếp lớp, phải giải quyết những điểm cân nhắc sau đây:
• Khi xem xét đình chỉ dài hạn hoặc đuổi học, nhóm Kế Hoạch Giáo Dục Cá Nhân Hóa (IEP) trước tiên phải xác định xem hành vi đáng quan ngại đó có phải là biểu hiện của khuyết tật của học sinh hay không
• Để xác định xem hành vi liên quan có phải là biểu hiện của khuyết tật của học sinh hay không, nhóm IEP phải tiến hành một Cuộc Họp Xem Xét Xác Định Biểu Hiện và giải đáp:
o Liệu hành vi đang bàng có phải do, hoặc có quan hệ trực tiếp và đáng kể đến, khuyết tật của đứa trẻ hay không; hoặc o Liệu hành vi đang bàn có phải là kết quả trực tiếp của việc Cơ Quan Giáo Dục Địa Phương (LEA) không thực hiện
IEP hay không
• Nếu nhóm IEP xác định rằng hành vi đó có liên quan đến khuyết tật của học sinh hoặc là do LEA không triển khai IEP, sẽ không áp dụng biện pháp kỷ luật nào ngoài các trường hợp đưa ra khỏi chương trình đối với các trường hợp đặc biệt theo IDEA (tham khảo IAES bên dưới). Khuyến cáo: xem lại IEP, bổ sung các dịch vụ và sự hỗ trợ, phát triển/cập nhật Đánh Giá Hành Vi Chức Năng (FBA), Kế Hoạch Can Thiệp Hành Vi (BIP), và/hoặc thay đổi dịch vụ, nếu thích hợp.
• Nếu nhóm IEP xác định rằng hành vi đó không phải là biểu hiện của khuyết tật của học sinh hoặc không phải là do LEA không triển khai IEP, các biện pháp kỷ luật có thể được thực hiện theo các thủ tục trong sổ tay này
• Nếu các thủ tục kỷ luật gồm có đình chỉ dài hạn hoặc đuổi học, học khu phải tiếp tục cung cấp các dịch vụ giáo dục, bao gồm khả năng tiếp cận chương trình giáo dục bình thường và các dịch vụ liên quan, theo xác định của IEP
• Bất kỳ trường hợp đình chỉ nào loại học sinh ra khỏi các dịch vụ IEP của học sinh phải được tính đến khi tính tổng số ngày đình chỉ (lên đến mười (10) ngày tích lũy hoặc trên mười (10) ngày có thể cấu thành một sự thay đổi xếp lớp)
41
• Quyết định thay đổi học sinh từmôi trường xếp lớp IEP sang một Môi Trường Giáo Dục Thay Thế (AES) hoặc Môi Trường Giáo Dục Thay Thế Tạm Thời (IAES) do áp dụng kỷluật phải được đưa ra bởi nhóm IEP, họ phải