Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không phải là một quyền của học sinh và việc đình chỉ các đặc quyền như thế không yêu cầu một buổi điều trần đúng thủ tục.
HỢP VI PHẠM HÀNH VI HẬU QUẢ TỐI THIỂU Bất kỳĐốt nhà cấp I (thiệt hại dưới $200) • • • • •
Bất kỳ Đốt nhà cấp II (thiệt hại $200 - $999) • • • • • • Bất kỳ Đốt nhà cấp III (thiệt hại $1000 trởlên) # nếu trên $10.000 • • • # • •
Bất kỳ Tấn công • • Thứ 1 Tấn Công, Có Tình Tiết Tăng Nặng • • • • Thứ 2 • • • • Bất kỳ Hành Hung, Có Tình Tiết Tăng Nặng • • • • Bất kỳ Hành Hung/Đánh Nhau • • • • Thứ 1 Bắt Nạt/Bắt Nạt Trên Mạng • • • Thứ 2 • • • • Bất kỳ Quậy Phá Trên Xe Buýt • •
Thứ 1 Tàng TrữDược Chất Bị Kiểm Soát (hoặc Dụng Cụ Sử Dụng) • • • • • • •
Thứ 2 • • • •
Bất kỳ Bán hoặc Phân Phối Dược Chất Bị Kiểm Soát • • • • • • Thứ 1 Sử Dụng hoặc BịẢnh Hưởng bởi Dược Chất Bị Kiểm Soát • • • • • • •
Thứ 2 • • • •
Thứ 1 Tống tiền • • • •
Thứ 2 • • • • •
Bất kỳ Vu Khống • • •
Bất kỳ Báo Cháy Giả/Báo Động Giả • • • •
Bất kỳ Tàng Trữ/Sử Dụng Súng (Đình Chỉ1 Năm theo "Đạo Luật về Học Đường Không Vũ Khí") • • • • Bất kỳ Hoạt Động Liên Quan Đến Băng Đảng (các trường hợp nghiêm trọng có thểdẫn đến những hậu quả
nghiêm trọng hơn) • •
Bất kỳ Hành Vi Quậy Phá Chung và/hoặc Bất Tuân • •
Thứ 1 Quấy rối • •
Thứ 2 • • • •
Bất kỳ Sự Việc Thù Hận • • • Thứ 1 Ngôn Từ Tục Tĩu và/hoặc Xúc Phạm • •
Thứ 2 • • • •
Thứ 1 Tài Liệu Khiêu Dâm • •
Thứ 2 • • • •
Thứ 1 Cướp giật • • • • •
Thứ 2 • • • • •
Thứ 1 Trộm cắp • • •
Thứ 2 • • • • •
Bất kỳ Đe Dọa Sử Dụng Bạo Lực đối với Nhà Trường • • • • •
Bất kỳ Tàng Trữ, Sử Dụng hoặc Phân Phối Thuốc Lá (bao gồm thuốc lá điện tử) • • • Bất kỳ Đột Nhập/Hiện Diện Trái Phép • •
Bất kỳ Phá hoại cấp I (thiệt hại dưới $200) • • • • • Bất kỳ Phá hoại cấp II (thiệt hại $200 - $999) • • • • • • Bất kỳ Phá hoại cấp III (thiệt hại $1000 trởlên) # nếu trên $10.000 • • • • # • • Thứ 1 Tàng TrữVũ Khí(súng có vật phóng bằng cơ chế nổđược xem là Súng) • • • • •
Thứ 2 • • • •
Bất kỳ Sử Dụng Vũ Khí (súng có vật phóng bằng cơ chế nổđược xem là Súng) • • • •
Các Hành Vi Vi Phạm của Học Sinh/Hậu Quả
Sổ Tay Học Sinh 2020-2021 46
• Đốt nhà
Hành vi đốt lửa hoặc gây nổ có ác ý, cố tình và/hoặc bất cẩn, bằng bất kỳ hình thức nào, trong khuôn viên trường học hoặc tại bất kỳ hoạt động nào liên quan đến nhà trường. Đốt nhà cấp I: thiệt hại dưới $200, Đốt nhà cấp II: Thiệt hại $200 đến $999, Đốt nhà cấp III: Thiệt hại $1000 trở lên.
• Tấn công
Đe dọa bằng lời hoặc cố gây tổn hại thân thể
• Tấn Công, Có Tình Tiết Tăng Nặng
Tấn công hoặc cố đánh một người khác bằng vũ khí, dụng cụ, hoặc bất kỳ phương tiện vũ lực nào có khả năng gây ra thương tích thân thể. Tấn công nhân viên được bao gồm trong định nghĩa này.
• Hành Hung, Có Tình Tiết Tăng Nặng
Bất kỳ hành vi nào đụng chạm hoặc đánh một người khác trên thực tế và cố ý trái với nguyện vọng của họ bằng cách sử dụng một vũ khí hoặc cố tình gây tổn hại thân thể cho một người
• Hành Hung/Đánh Nhau
Cố tình đụng chạm hoặc tác động vũ lực lên một người khác, khi được thực hiện theo cách thô lỗ, thiếu tôn trọng, hoặc tức giận
• Bắt nạt
Bắt nạt là một cách sử dụng sức mạnh một cách hung hăng trong đó một người bị tác động bởi các hành động bằng lời và/hoặc bằng tay chân cố tình, không mong muốn, và không khiêu khích. Hành vi bắt nạt dẫn đến việc học sinh bị bắt nạt cảm thấy bị ức hiếp, sợ hãi, căng thẳng, tổn thương, hoặc không thoải mái. Hành vi hung hăng được lặp lại nhiều hơn một lần và có thể gồm có bằng tay chân, bằng lời, liên quan đến tình cảm, chủng tộc, tình dục, bằng văn bản, điện tử, hư hỏng tài sản, cô lập, và đe dọa. Bắt nạt có thể có động cơ là những đặc điểm thực tế hoặc nhận thấy như chủng tộc, màu da, tôn giáo, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, giới tính, thiên hướng tính dục hoặc bản dạng giới, khuyết tật tâm thần, thể chất, hoặc học tập. Bắt nạt thường diễn ra trong một bối cảnh xã hội. Bắt nạt trên mạng có nghĩa là bất kỳ hành vi bắt nạt nào diễn ra thông qua sự liên lạc điện tử.
Để xác định xem một sự việc có đủ điều kiện là bắt nạt hay không:
o Sự việc phải liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực giữa mục tiêu và học sinh có hành vi hung hăng
o Bắt nạt thường liên quan đến nhiều sự việc, kẻ hung hăng và đối tượng có những phản ứng rất khác nhau với sự việc, và mục tiêu cảm thấy bất lực không thể tự bảo vệ
MÂU THUẪN BÌNH THƯỜNG BẮT NẠT
Quyền lực bằng nhau Mất cân bằng quyền lực Diễn ra không thường xuyên Tương tác tiêu cực lặp đi lặp lại
Vô tình Có chủđích
Phản ứng tình cảm bằng nhau Phản ứng tình cảm mạnh của đối tượng Không tìm kiếm quyền lực hay sựchú ý Tìm kiếm quyền lực và quyền kiểm soát
Không có có được gì đó Cốcó được vật chất hoặc quyền lực Hối hận – nhận trách nhiệm Không hối hận – đổlỗi cho đối tượng Nỗlực giải quyết vấn đề Không hối hận – đổlỗi cho đối tượng
Các quy định về báo cáo một sự việc bắt nạt
o Học sinh có thể báo cáo về sự việc cho giáo viên, tư vấn viên, nhà quản lý hoặc bất kỳ nhân sự nào của nhà trường. Nhân viên sẽ nộp mẫu đơn Báo Cáo Sự Cố Quấy Rối/Bắt Nạt cho nhà quản lý.
o Học sinh cũng sẽ có thể điền mẫu đơn Báo Cáo Sự Cố Quấy Rối/Bắt Nạt và gửi vào một hộp thư được đặt ở vị trí phù hợp trong trường để đảm bảo bảo mật thông tin. Nhân viên nhà trường sẽ kiểm tra hộp này hàng ngày.
47
Báo Cáo Các Sự Việc Bắt Nạt
o Bất kỳ ai chứng kiến hoặc nghe được một sự việc bắt nạt phải báo cáo về sự việc đó
o Tất cả các trường hợp giới thiệu nên được gửi cho nhà quản lý trong vòng một ngày sau khi xảy ra sự việc hoặc có báo cáo về sự việc
o Nếu đó là một quan ngại về an toàn ngay lập tức, nhân viên sẽ liên hệ với văn phòng để đưa học sinh có hành vi hung hăng đến văn phòng để đảm bảo sự an toàn của học sinh
Ứng Phó một Sự Việc Bắt Nạt
o Giáo viên hoặc nhân viên khác của nhà trường nếu chứng kiến hoặc nhận được báo cáo về các hành vi bắt nạt sẽ can thiệp một cách thích hợp
o Một cuộc điều tra sẽ diễn ra trong đó tất cả các bên liên quan, bao gồm người ngoài cuộc, được phỏng vấn riêng, đảm bảo bảo mật thông tin cho người báo cáo, người ngoài cuộc, và học sinh. Kết luận điều tra sẽ được ghi nhận.
o Nếu cho thấy có bắt nạt, hòa giải là không thích hợp
o Giáo viên và nhân viên khác nếu là một bên của các học sinh liên quan sẽ được thông báo để giúp theo dõi và ngăn chặn các sự việc bắt nạt khác
o Nếu xác định là một tình huống bắt nạt, phụ huynh của tất cả học sinh liên quan sẽ được thông báo về sự việc và về kết quả liên quan đến con họ. Tính bảo mật thông tin về các học sinh khác sẽ được duy trì.
o Các trường sẽ phát triển một kế hoạch đảm bảo an toàn đối với học sinh nào được xác định là đối tượng của bắt nạt o Có một quy trình kháng nghị cho học sinh bị cáo buộc có hành vi bắt nạt hoặc học sinh là đối tượng bị bắt nạt nếu không
hài lòng với kết quả của các bước đã thực hiện
•Quậy Phá Trên Xe Buýt
Học sinh phải có hành vi thích hợp khi ở trên xe buýt. Đình chỉ quyền đi xe buýt không có nghĩa là đình chỉ học. Thay vào đó, phụ huynh/người giám hộ sẽ có trách nhiệm đưa đón học sinh đi học và về nhà. Tài xế, trợ lý xe buýt hoặc người quản lý có thể chọn một hậu quả khác khi xử lý một sự việc. Điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Quậy phá trên xe buýt xuất hiện bất kỳ khi nào học sinh cố tình hoặc vô tình cản trở hoạt động an toàn của xe buýt nhà trường, đang dừng hoặc đang di chuyển; ứng xử theo cách ảnh hưởng tiêu cực đến một người hoặc tài sản trên hoặc gần bản thân xe buýt, tại các trạm xe buýt hoặc tại các khu vực đón.
o Vi Phạm Lần Đầu – Cảnh cáo học sinh với báo cáo gửi phụ huynh/người giám hộ. Phụ huynh/người giám hộ sẽ được yêu cầu thảo luận về sự việc với học sinh để giúp ngăn chặn tái diễn.
o Vi Phạm Lần 2 – Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi, biện pháp kỷ luật sẽ được thực hiện theo quyết định của nhà quản lý của nhà trường. Học sinh nên bị thử thách và thông báo vi phạm bằng văn bản để mang về cho phụ huynh/người giám hộ.
o Vi Phạm Lần 3 – Có thể dẫn đến đình chỉ đặc quyền đi xe buýt. Thời gian đình chỉ sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Cần phải họp với phụ huynh/người giám hộ.
o Quậy Phá Nghiêm Trọng – Hành vi không thích hợp và gây nguy hiểm sau đây sẽ dẫn đến tự động đình chỉ đặc quyền đi xe buýt:
Gây tổn hại thân thể cho các học sinh khác hoặc nhân viên Gây hư hỏng vật lý cho xe buýt (có thể phải bồi thường)
o Đối với các học sinh đang nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt vì có khuyết tật gồm có các nhu cầu hành vi:
Nhóm IEP sẽ cung cấp thông tin liên quan cho công ty xe buýt
Trợ lý xe buýt, tài xế hoặc nhà quản lý có toàn quyền xử lý các hành vi vi phạm nhỏ hàng ngày.
Đối với các trường hợp trong đó đình chỉ đặc quyền trong hơn mười (10) ngày, vấn đề sẽ được báo cáo và giới thiệu cho nhóm IEP của học sinh.
•Dược Chất Bị Kiểm Soát
Dược chất bị kiểm soát được định nghĩa là bất kỳ dược chất nào có khả năng tạo ra một sự thay đổi về hành vi hoặc thay đổi trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc. Dược chất bị kiểm soát bao gồm nhưng không giới hạn ở rượu, cần sa, "vật giống dược chất", ma túy, chất gây ảo giác, thuốc theo toa, thuốc mua tự do, và ma túy tổng hợp. Việc tàng trữ và/hoặc sử dụng một dược chất bị kiểm soát, bao gồm rượu gây ra một mối quan ngại về sức khỏe đối với học sinh và có khả năng làm ảnh hưởng đến quy trình giáo dục. Học khu cho rằng học sinh nào bị bắt gặp tàng trữ/sử dụng dược chất bị kiểm soát cần phải chịu hậu quả và được hỗ trợ.
Sổ Tay Học Sinh 2020-2021 48
Do đó, những hậu quả đối với vi phạm lần đầu sẽ là đình chỉ ngắn hạn và tham gia Chương Trình Khuyến Khích Sự Tham Gia Của Phụ Huynh (PIP). Việc không hoàn thành PIP sẽ dẫn đến tăng thêm số ngày đình chỉ.
• Chính Sách vềDược Chất Bị Kiểm Soát và Thuốc Lá đối với Các Hoạt Động và Thể Thao
Các hoạt động ngoại khóa là một phần không thể thiếu của quy trình giáo dục, cung cấp cho học sinh những cơ hội để phát triển thêm các khả năng, sở thích và nhu cầu riêng của mình bên ngoài lớp học. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là một Đặc Quyền dành cho học sinh. Vì người tham gia là đại diện của trường học và cộng đồng của mình, hành vi của họ phải luôn thể hiện những tiêu chuẩn cao. Chính Sách về Lạm Dụng Dược Chất và Thuốc Lá Trong Hoạt Động Ngoại Khóa có hiệu lực hai mươi bốn giờ mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần, vào mọi lúc/ở mọi địa điểm từ ngày đầu tiên của các hoạt động thể thao mùa thu đến cuối năm học. Chính sách này áp dụng cho học sinh đang tham gia và học sinh là khán giả tại một sự kiện.
Định nghĩa về tàng trữ rượu/dược chất phi pháp được mở rộng để bao gồm các trường hợp trong đó dược chất được điều chỉnh theo chính sách này ở gần đó và khả dụng (ví dụ như trong các bữa tiệc, các buổi tụ tập, v.v.)
Các tiêu chí để áp dụng các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm, nhưng không giới hạn ở:
o Bất Kỳ Trẻ Vị Thành Niên Nào Tàng Trữ (MIP), hoặc Vi Phạm bởi Trẻ Vị Thành Niên o Giấy tờ bằng văn bản từ báo cáo hợp pháp của cơ quan thực thi pháp luật/nhà trường/an ninh o Xác nhận cá nhân bởi học sinh liên quan hoặc phụ huynh/người giám hộ của các em
Những dấu đầu dòng sau đây áp dụng cho Đình Chỉ Đặc Quyền Ngoại Khóa:
o Đình chỉ áp dụng cho tất cả các sự kiện thể thao và phi thể thao được NMAA cho phép và có thể bao gồm các sự kiện khác của nhà trường (ví dụ như kịch, hòa nhạc) theo quyết định của hiệu trưởng
o Học sinh sẽ không bị rút tên khỏi các lớp đồng khóa với các hoạt động
o Học sinh đang bị đình chỉ không được tham gia "thử tuyển" trong thời gian đình chỉ đó
o Đình chỉ có thể mang sang từ năm học này sang năm học khác đối với học sinh năm đầu và năm hai
o Việc tham gia các chương trình hè đối với học sinh đang bị đình chỉ sẽ được diễn giải theo cùng cách như điều kiện tham gia hoạt động thể thao trong hè (có nghĩa là học sinh có thể tham gia các hoạt động trong khuôn viên trường/thể thao nội bộ)
Sử Dụng và/hoặc Tàng TrữDược Chất Bị Kiểm Soát/Phi Pháp
o Vi Phạm Lần Đầu – Học sinh mất tất cả đặc quyền và điều kiện tham gia hoạt động ngoại khóa được NMAA cho phép trong 45 ngày học kể từ ngày do một người quản lý cơ sở quyết định. Mất đặc quyền gồm có thực hành và thi đấu. Trường hè không được xem là ngày học đối với chính sách này. Học sinh sẽ phải hoàn thành Chương Trình Khuyến Khích Sự Tham Gia của Phụ Huynh hoặc chương trình can thiệp khác được người quản lý cơ sở duyệt.
o Vi Phạm Lần 2 – Học sinh không đủ điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa được NMAA cho phép trong thời gian còn lại của năm học hoặc lâu hơn trong trường hợp đặc biệt
Sử Dụng/Tàng Trữ và/hoặc Phân Phối Các Sản Phẩm Thuốc Lá, Thuốc Lá Điện Tử và/hoặc Vật Đựng Chất Lỏng Chứa
Nicotine
Thuật ngữ "sản phẩm thuốc lá" có nghĩa là bất kỳ sản phẩm nào được sản xuất hoặc trích xuất từ thuốc lá nhằm mục đích cho con người tiêu thụ, bao gồm bất kỳ thành phần, bộ phận, phụ phẩm nào của một sản phẩm thuốc lá. Trường hợp này bao gồm, ngoài các sản phẩm khác, xì gà, thuốc lá điếu, thuốc lá cuốn tay, thuốc lá không khói, thuốc lá điện tử, và vật đựng chất lỏng chứa nicotine.
o Vi Phạm Lần Đầu – Học sinh mất tất cả đặc quyền và điều kiện tham gia hoạt động ngoại khóa được NMAA cho phép trong mười (10) ngày học kể từ ngày do một người quản lý cơ sở quyết định. Mất đặc quyền gồm có thực hành và thi đấu. Trường hè không được xem là ngày học đối với chính sách này. Học sinh sẽ phải hoàn thành Chương Trình Can Thiệp Thuốc Lá (nếu có tại trường đó) hoặc chương trình can thiệp khác được người quản lý cơ sở duyệt.
o Vi Phạm Lần 2 – Học sinh không đủ điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa được NMAA cho phép trong 45 ngày học
49
Nếu bất kỳ học sinh nào vi phạm chính sách này tại thời điểm trong đó sổ tay này có hiệu lực, các hậu quả kỷ luật khác có thể áp dụng. Điều này bao gồm đình chỉ các hoạt động ngoại khóa, bao gồm nhưng không giới hạn ở tham dự/tham gia các hoạt động của nhà trường chẳng hạn như các sự kiện thể thao, các đặc quyền khuôn viên mở, khiêu vũ, các câu lạc bộ, và các sự kiện đặc quyền khác (bao gồm các hoạt động tốt nghiệp và diễn tập phát bằng), theo quyết định của người quản lý cơ sở.
Học sinh năm cuối nào chịu hậu quả theo chính sách này trong quý cuối cùng của năm học có thể được chỉ định phục vụ cộng đồng, phải phục vụ trước khi tham gia các sự kiện đặc quyền chẳng hạn như các hoạt động tốt nghiệp và diễn tập phát bằng. Người quản lý cơ sở sẽ chỉ định việc phục vụ cộng đồng.