Con người phải trải qua năm cấp tiến hóa: NHƠN ĐẠO, THẦN ĐẠO,THÁNH ĐẠO, TIÊN ĐẠO, PHẬT ĐẠO.
Trong năm cấp tiến hóa đó, Nhơn đạo là cấp căn bản. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mở ra kỳ nầy là Đức Chí Tôn dựng lên một cái thang 5 nấc để cho người từ từ tu tiến mà đoạt vị. Hễ công đức tu hành đạt đến mức nào thì Đức Chí Tôn chấm cho mức ấy.
“Buông trôi ví chẳng tròn Nhơn đạo, Còn có mong chi đến đạo Trời”. “Rằng ở đời thì Nhơn đạo trọn,
27
CHƯƠNG HAI
NHƠN ĐẠO HAY ĐẠO LÀM NGƯỜI
TIẾT 1. NHƠN NGHĨA LÀ TÔN CHỈ CỦA TÔN GIÁO CAO ĐÀI I. Ý NGHĨA CHỮ NHƠN (NHÂN) I. Ý NGHĨA CHỮ NHƠN (NHÂN)
Theo Hán tự, chữ NHƠN (NHÂN) có ba nghĩa:
1. NHƠN: 人 Người (Humain). Td: Nhơn đạo, Nhơn luân.
2. NHƠN: 仁 Lòng thương người mến vật. Td: Nhơn đức, Nhơn nghĩa. 3. NHƠN: 因 Nguyên do, cái cớ, bởi vì, do đó. Td: Nhơn danh, Nhơn quả.
Con người là giống khôn nhất trong loài động vật; con người là đức lớn của trời đất, sự giao hợp của âm dương.
- Một phết bên trái (丿) biểu thị cho dương - Một nhấn bên phải (ヽ) biểu thị cho Âm. Kinh Hôn phối dạy rằng:
Cơ sanh hóa Càn khôn đào tạo, Do Âm dương hiệp đạo biến thiên. Con người nắm vững chủ quyền,
Thay Trời tạo thế giữ giềng nhơn luân.
Con người được tạo hóa sanh ra đầy đủ cả thể xác và linh hồn, nhưng ý-thức tâm linh mỗi người không giống nhau. Có người sinh ra là hiểu biết ngay, có người cần phải học hỏi mới hiểu biết được. Có nhiều chữ NHÂN, tuy đồng âm nhưng khác nghĩa:
Chữ nhân 人 là người, có hai nét là do Âm Dương hòa hợp; nét trái là chân Âm, nét phải là chân Dương. Nếu chữ nhân 人 (người) hợp với chữ nhị 二 (là hai) thành ra chữ thiên 天. Trong chữ Nhị thì nét nhứt trên chỉ trời, nét nhứt dưới chỉ đất, giữa là chữ nhân đặt vào, như vậy chỉ có người mới được dự vào chuyện của trời đất để hoàn thành Tam tài: Thiên- Nhân- Địa.
Chữ Nhân 仁 là lòng nhân, hào hiệp, phóng khoáng giúp đỡ người khác.
Chữ nhân này 仁 do hai chữ: Nhân là người 人 và nhị 二 là hai, ghép lại mà thành, là
nói lòng nhân của người, biết thương người mến vật, thể hiện đức háo sanh của Thượng Đế. Người linh hơn vạn vật là ở đức Nhân.
NHÂN 仁 là đức hạnh cao nhất trong tư tưởng của KHỔNG TỬ.. nó kết hợp các đức
28 Tùy theo mức độ mà nó sẽ mang tên lànhân từ, nhân ái, nhân đạo, nhân văn...nói tổng quát là “chân thiện” (true goodness). NHÂN không phải là đức tín trau dồi khi sống tách biệt. Nó tồn tại và biểu hiện trong mối quan hệ và ứng xử với người khác. Đức Nhân đòi hỏi một trách nhiệm gìn giữ suốt đời và chỉ kết thúc khi chết đi mà thôi.