Tu thân luyện kỷ, thiền định

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 33 - 34)

Tức là lập công, bồi đức và định phận cho chính mình theo đúng luật công bình của Tạo Đoan. Đó là một sự trả nợ của chính mình, một lối mở đường giải thoát, công nghiệp phụng sự vạn linh trong sự sáng suốt của tâm linh.Tinh thần ấy hoàn toàn tự do và cá nhân mỗi người có được trọn quyền quyết định. Tuyệt nhiên nhân sinh quan Cao Đài Giáo không hề trói buộc ai vào vòng thê tử. Nhơn Đạo chỉ buộc mình phải có những bổn phận đối với những phần tử trong gia đình khi đã tạo lập mà thôi.

Tâm thức bừng sáng với ánh Đạo đến đâu chúng ta sẽ có những hành động thích ứng đến đó và đây là tinh thần ngũ chi hiệp nhứt. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng quan niệm chung về hạnh phúc của người Đông Phương thời xưa, ngoài những ước vọng về tiền tài và trường thọ, còn có một ước vọng sinh được nhiều con cháu. Quan niệm ấy đề cao sự truyền chủng tột độ, đến nỗi việc không có con nối dõi tông đường bị xem như là một tội bất hiếu. Nếu chịu khó đi sâu vào lãnh vực xã hội học, chúng ta sẽ thấy rằng quan niệm ấy có lý do để sinh tồn trong chế độ xã hội xưa là vì muốn bảo vệ quyền lợi của gia tộc.

Tuyệt nhiên Đức Chí Tôn không hề xác nhận rằng việc nối dõi tông đường là một bổn phận về nhơn đạo mà Ngài chỉ cho phép nếu chúng ta muốn. Đây là một điểm quan hệ vì nếu điều luật nầy được hiểu một cách máy móc thì học thuyết Cao Đài sẽ có những điểm mâu thuẫn nội tại.

(theo tác giả NGUYỄN LONG THÀNH)

CHƯƠNG BA

34

TIẾT 1. ĐỨC PHẬT THÍCH CA DẠY NHƠN ĐẠO

Theo Sigalaka Sutra, một Phật tử phải chu toàn những bổn phận cần yếu đối với gia đình và xã hội:

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)