TIẾT 1 TÌM GÌ? MUỐN GÌ?

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 42 - 43)

II. PHẬN LÀM CHA MẸ (trích đoạn) “Cha mẹ rủi sanh con hung bạo,

TIẾT 1 TÌM GÌ? MUỐN GÌ?

Hầu hết chúng ta đang đi tìm gì? Mỗi người trong chúng ta muốn được gì? Nhất là giữa thời thế tao loạn này, mọi người đều muốn tìm một thứ an bình nào đó, một thứ hạnh phúc nào đó, nơi trú ẩn nào đó. Chúng ta cần phải biết đang đi tìm cái gì, chúng ta đang cố gắng khám phá ra điều gì trong cuộc đời này?

Từ tuổi nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy ráng học giỏi để sau này có một cái nghề nuôi thân. Miệt mài lo học đến khi có một cái nghề trong tay thì ngoài nuôi thân, còn nuôi chồng, nuôi vợ, nuôi con, nuôi cha mẹ già...Chúng ta làm việc ngày đêm vẫn không thấy đủ vì chúng ta thích đủ thứ, muốn đủ thứ. Cho đến một ngày tử thần lên tiếng. Trước khi dứt hơi thở cuối cùng mỗi người sẽ có phút giây phản chiếu toàn bộ cuộc đời; và rồi ta sẽ tự hỏi: ta đã làm chi đời ta? kiếp sống ta sao chỉ có trả vay, tạo thêm nghiệp xấu; còn nghiệp tốt ít quá, tâm thức ta còn tâm tối quá; con đường giải thoát ở đâu sao ta không chịu tìm kiếm; biết bao giờ mới được đầu thai làm người lần nữa? Cả một kiếp sống quý giá nhưng chúng ta chỉ đi tìm sự thỏa mãn của xác thân; còn linh hồn của ta đâu? Chơn Linh mới thực sự là TA, nhưng trong lúc còn sống con

43 người chỉ nhớ đến xác thân, làm thỏa mãn cái xác thân với những đòi hỏi của lục dục, thất tình!

Sự thỏa mãn và hạnh phúc hoàn toàn khác nhau. Mục tiêu của người giác ngộ là giải thoát mình càng nhiều càng tốt ra khỏi sự đô hộ của thể xác. Hãy dấn thân vào việc nuôi dưỡng linh hồn, quan tâm tới những vấn đề có ích lợi thân thiết cho linh hồn chẳng hạn như sự thật, đức hạnh v.v. Khi làm như thế, người giác ngộ đã tách rời mình khỏi thể xác.

Chính vì đã từ bỏ mọi sự bám víu vào những khoái lạc do thể xác cung cấp cho người ta, cho nên sự chết chẳng qua chỉ là việc thoát ra qua một cánh cửa mở rộng. Người giác ngộ tập trung vào đức hạnh và minh triết cho nên mới tẩy trược được trí tuệ của mình. Chính việc tẩy trược này mới mang lại sự độc lập tâm linh cho mình, đó chính là sự tự do chân thực, tức giải thoát.

Trước khi tinh thần con người hòa nhập được vào Thượng Đế thì con người phải giải thoát mình khỏi những xiềng xích hoặc ràng buộc của xác thân. Socrate mới dạy rằng

nếu người ta đã tận hiến đời mình cho đức hạnh và minh triết thì họ có thể giữ vững niềm hi vọng là điều thiện lành tốt nhất sẽ chào đón mình bên kia cửa tử. Điều này cũng nhắc ta nhớ tới một câu trong quyển Chí Tôn Ca: “Người minh triết không phiền não cho kẻ còn sống mà cũng chẳng khóc thương người đã chết”. Điều này có nghĩa là có khả năng đạt tới một tình huống nội tâm tức một tâm trạng trong đó cho dù ta sinh hoạt trong thể xác – vốn đã bị gọi là nhà tù – hoặc sinh hoạt bên ngoài nhà tù ấy thì cũng thế thôi. Linh hồn dùng thể xác làm một dụng cụ mà không cần bám víu vào đấy.

Đức Phật đã để lại cho chúng ta một tấm gương ngay thẳng mà ta phải noi theo, Ngài vẫn sống chứ không trốn chạy khỏi cuộc sống. Giáo lý của Ngài cho thấy điều ác không nội tại trong vật chất – vật chất vốn vĩnh hằng – mà điều ác n khuất trong những hão huyền do vật chất gây ra. Những điều ác ấy chẳng những không thể tránh được mà còn là tất yếu nữa. Đó là vì nếu ta muốn phân biệt thiện với ác, ánh sáng với bóng tối, trân trọng điều thiện và ánh sáng thì ta chỉ có thể làm được như vậy nhờ sự tương phản giữa đôi bên. Trong khi triết lý của Phật xét theo nghĩa đen chỉ vạch ra cái khía cạnh đen tối của sự vật trên cõi hão huyền này thì giáo lý bí truyền của ngài tức cái linh hồn ẩn tàng trong triết lý đã vén bức màn lên để khai thị cho bậc La hán mọi sự vinh diệu của SỰ SỐNG VĨNH HẰNG

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)