TIẾT 3 TU LUYỆN NHƯ THẾ NÀO I THƯỢNG ĐẾ LÀ SỰ THƯƠNG YÊU

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 45 - 46)

II. PHẬN LÀM CHA MẸ (trích đoạn) “Cha mẹ rủi sanh con hung bạo,

TIẾT 3 TU LUYỆN NHƯ THẾ NÀO I THƯỢNG ĐẾ LÀ SỰ THƯƠNG YÊU

I. THƯỢNG ĐẾ LÀ SỰ THƯƠNG YÊU

Khi đức Jesus dạy rằng 'Thượng đế là sự thương yêu' thì đó không phải chỉ là cách diễn tả thi vị, mà là cách chính xác nhất để diễn tả một chân lý tinh thần.

Tình thương của Thượng đế là tình thương thể hiện ở mức vô hạn và không thể nghĩ bàn với nhân loại; còn tình thương con người là tình thương có giới hạn và do vậy ở mức độ quan niệm được. Ta nên ý thức là tình thương tự nó hoan hỉ, mạnh mẽ ở nội tâm, lành mạnh. Vì nó là một luật căn bản của vũ trụ, nó không thể nào khác hơn; ngược lại, khi con người vi phạm luật căn bản này, thế giới của con người bị bệnh hoạn: bất công, bạo lực, đàn áp và chiến tranh sẽ diễn ra.

Để thể hiện tình thương, phương cách dễ dàng nhứt là dùng lời nói: Nếu một ai hiểu được ý nghĩa của lời nói, học cách nói, khi nào nên nói, nói sẽ đạt được việc gì, và chuyện gì x y ra khi nói, là người đó đang trên đường tới mục đích.

Ai biết dùng lời nói mình đúng cách là người có tiến bộ nhiều nhất. Đây là điều mà tất cả những vị lãnh đạo các phong trào bí truyền nhận biết, thí dụ là đức Pythagoras và trường của ngài tại Crotona, cũng như nhiều trường bí giáo khác ở Âu và Á châu, có luật là tất cả ai mới nhập môn và dự bị không được phép mở lời trong hai năm đầu vào trường; và sau khi học cách giữ yên lặng trong thời gian đó, họ được cho cất lời vì đã học sự nín thinh đặc biệt.

Lời nói tỏ lộ, và chánh ngôn có thể tạo một hình thể nhằm mục đích tốt lành, cũng y như ngôn từ sai lầm có thể sinh ra một hình thể có mục tiêu xấu. Dầu vậy, ta không biết điều ấy và ngày này sang ngày kia ta không ngưng nói một cách vô trách nhiệm; ta dùng chữ, ta tăng bội âm thanh và bao quanh mình với những hình thể do chính ta tạo ra. Vậy chuyện thiết yếu là trước khi lên tiếng ta nên nhớ đến lời chỉ dạy. Lời nói có ba loại:

o Lời nói ích kỷ phát ra với hậu ý mạnh mẽ, tạo nên bức tường chia cách; mà muốn hạ bức tường này thì cần thời gian lâu dài, cũng như cần nhiều thì giờ để bỏ đi tính ích kỷ. Vậy hãy xem xét động cơ trong lòng, và dùng chữ sao cho hòa hợp sự sống nhỏ bé của ta với thiên cơ rộng lớn.

o Lời nói có tính thù ghét gây hại cho ai mà nó nhắm tới, lời ngồi lê đôi mách độc hại được truyền đi vì tạo nên thích thú. Những lời ấy bóp chết tâm hồn, chặn đứng mầm sống, và do đó đôi khi mang lại cái chết cho người bị nhục mạ, nói xấu. Nếu thốt ra với dụng ý làm tổn thương, gây đau khổ và giết hại, chúng sẽ quay về người đã thốt ra lời phỉ báng, vu khống ấy sinh ra tổn hại, giết chóc.

o Tư tưởng tầm phào, ích kỷ, độc ác và ghét bỏ khi phát ra lời sẽ tạo nên nhà tù, làm độc mọi suối nguồn của sự sống, dẫn đến bệnh tật, thiên tai và trì trệ.

46 Bởi thế, hãy dùng lời nói một cách dễ thương, chân chính và hữu ích. Hãy giữ sự lặng thinh rồi ánh sáng sẽ tràn vào.

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)