CHUYỂN HƯỚNG DỤC VỌNG & CẢM XÚC

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 47)

Ai mà tư tưởng có sự ganh tị, giận hờn nhỏ nhen, thiếu khoan dung và những tật không đẹp khác hiển nhiên không thể đạt được ý thức rộng lớn hơn. Các khuyết điểm này tựa như bụi trên tấm gương là cái trí, gây trở ngại khiến không có phản chiếu trong trẻo. Chúng cũng là những tật cản trở Tình Thương, vì mục tiêu mà người học đạo chân thành nhắm tới là sự ý thức rõ ràng tình thương.

Tình Thương này không phải là tình cảm vu vơ, là ý niệm mơ hồ, nhưng là một tâm thức rõ rệt mà giá trị của nó chỉ những ai đã kinh nghiệm rồi mới có thể đo lường được. Nó là một trạng thái của tâm trí đối với mọi sinh linh, đạt được nhờ óc tưởng tượng và ý chí muốn thương yêu. Vậy tự nhiên là bước đầu tiên hầu có được lòng yêu thương là ý ham muốn đạt được nó. Thế nhưng làm sao ý ham muốn đó hiện hữu khi nó bị các ham muốn ngược lại đẩy ra? Câu nói hãy “'thanh tẩy dục vọng” có nghĩa là chuyển hướng hay thay đổi dục vọng.

Chúng ta không nên chỉ trích và phê phán một cá nhân quá mức. Nếu thực sự nuôi dưỡng thương yêu nên dùng lời hòa nhã để nhắc nhở.

Hòa nhã con tua tập tánh tình.

Dưới đời đừng tưởng một mình lanh. Một câu thất đức thiên niên đọa.

Nhiều nỗi trầm luân bởi ngọn ngành.(TNHT)

Sự kiện huyền bí là có linh hồn thơ trẻ và linh hồn già dặn hơn, hoặc nói rõ ràng hơn thì có cái tôi non dại và cái tôi trưởng thành. Như vậy, mong đợi người trước cư xử giống người sau là vừa khờ dại và thiếu khoan dung, như mong trẻ con hành xử giống người lớn vậy. Mắng chửi người khác cho sướng miệng, thỏa mãn cái tôi ích kỷ đẻ rồi sau khi chết chính mình bị đọa đày; sao bằng giữ gìn lời nói để tránh KHẨU NGHIỆP.

Một phần của tài liệu banlaidienmuc-daolamnguoi (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)