Đầu tháng 3 năm1947, 01 đội 40 Công an xung phong Hà Nội, trong đó có đồng chí Trần Bộc (Nguyên Phó Ty Công an Lao Cai, đồng chí Nguyễn Văn Kính…).

Một phần của tài liệu Chương I (Trang 28 - 31)

chỉ thị, căn dặn lực lượng Công an về phương hướng công tác, về tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.

Về nghiệp vụ, tuy chưa thành lớp huấn luyện, nhưng trong quá trình công tác đã biết lấy kinh nghiệm thực tế để bồi dưỡng lẫn nhau. Mặc dù chúng ta kinh nghiệm còn ít, non kém lại đứng trước quân thù vô cùng nguy hiểm. Trong công tác trinh sát đã biết hóa trang bằng đủ các loại người bán hàng nước, chăn ngựa, câu cá, lái buôn, học sinh...Chúng ta đã biết lựa chọn người sắm vào từng vai cho phù hợp và nhất là chúng ta đã biết dựa vào dân để được giúp đỡ và che chở, biết sử dụng mọi khả năng của các tầng lớp nhân dân để tìm ra các vụ án và chống các luận điệu tuyên truyền phản động của địch. Chúng ta chưa biết chú trọng việc gây cơ sở ở những nơi mà các đối tượng phản cách mạng, lưu manh, côn đồ có thể lợi dụng hoặc lui tới hoạt động nhưng cũng có một số ít người thu tin tức ở tiệm hút, sòng bạc, người xuất biên qua lại Hà Khẩu.

Đến tháng 10 năm 1947, tổng số cán bộ Ty Công an Lào Cai có 65 đồng chí. Bộ máy tổ chức đã dần được hoàn thiện, đã thành lập các bộ phận: Chính trị, trật tự, tư pháp, hành chính, căn cước, cấp giấy thông hành và trại giam Công an tỉnh.

Để đáp ứng tình hình trên và đảm bảo công tác trị an trên địa bàn biên giới, lực lượng công an Lào Cai cũng đã được Nha Công an Trung ương tiếp tục bổ sung hai đợt cán bộ miền xuôi lên tăng cường cho Lào Cai. Tháng 8 năm 1947, đồng chí Trần Kỳ được cử làm Trưởng Ty Công an Lào Cai.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ mới, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến quyết liệt, đồng chí Trần Kỳ đã tổ chức họp để quán triệt các quyết sách của tỉnh, đồng thời chỉ đạo các bộ phận: Chính trị, Văn phòng, Tư pháp cùng toàn bộ lực lượng của Ty Công an cùng với quân và dân Lào Cai “tiêu thổ kháng chiến”, “phòng gian bảo mật”, bảo vệ, sơ tán các cơ quan đầu não của tỉnh về an toàn khu.

Trong đợt phát động, lực lượng Công an đã được nhân dân thị xã Lào Cai giúp đỡ, phát hiện và bắt tổng số 45 tên phản động do Quốc dân Đảng cài cắm lại, giữ vững trật tự trị an trên địa bàn tỉnh trước ngày kháng chiến.

Đầu tháng 8 năm 1947, địch chuẩn bị tấn công toàn tỉnh Lào Cai, chúng lùng sục để bắt cán bộ của ta, trung tuần tháng 8, hầu hết cán bộ chủ chốt của tỉnh được Trung ương điều về Khu nhận nhiệm vụ mới. Đồng chí Trần Kỳ đã triển khai tới toàn thể cán bộ đảng viên trong Ty Công an Lào Cai nhiệm vụ bảo vệ, rút các cơ quan đầu não và đưa cán bộ chủ chốt về nơi sơ tán. Ngày 12 tháng 8 năm 1947, lực lượng Công an đã bảo vệ các đồng chí lãnh đạo chủ chốt rút về Khu an toàn. Đây là một hoạt động đặc biệt đánh một dấu mốc quan trọng trong hoạt động của lực lượng Công an Lào Cai. Chi bộ của Ty Công an Lào Cai cũng được hình thành, các đảng viên đầu tiên của chi bộ gồm đồng chí Trần Kỳ - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ty Công an Lào Cai từ tháng 8 năm 1947 đến năm 1953; Đồng chí Nguyễn Kính19 - Ủy viên; Đồng chí Nguyễn Nghi20 - Ủy viên.

19 Đồng chí Nguyễn Kính sau này là Trưởng Ban Trật tự Ty Công an Lào Cai và Phó Ty Công an tỉnh Lào Cai.20 Đồng chí Nguyễn Nghi sau là Trưởng Ban Chính trị bảo vệ Ty Công an Lào Cai. 20 Đồng chí Nguyễn Nghi sau là Trưởng Ban Chính trị bảo vệ Ty Công an Lào Cai.

Lúc này lực lượng cách mạng của Lào Cai mới hình thành, trong khi đó tình hình trật tự rất phức tạp, ở phía Tây (Phong Thổ) giặc Pháp vẫn còn chiếm đóng, phía Bắc quân Tưởng dòm ngó, ở hậu phương thổ ty hoạt động chống đối mạnh. Nhiệm vụ của Công an Lào Cai lúc này ra sức xây dựng củng cố lực lượng và phong trào quần chúng để giữ gìn trật tự trị an bảo vệ chính quyền.

Từ trái sang đồng chí Trần Kỳ, Trưởng Ty Công an Lào Cai; đồng chí Trần Thông, Cán bộ đội điệp báo; đồng chí Trần Nghĩa, Trưởng Công an liên huyện Bảo Thắng, Sa Pa, Bắc Hà; đồng chí Hồ Minh Ngoạn, Trưởng đội điệp báo

Ý nghĩa của sự thành lập Ty Công an Lào Cai và Chi bộ Công an đầu tiên: Thứ nhất, ngày truyền thống lực lượng Công an Lào Cai mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng vũ trang cách mạng nòng cốt, quan trọng của tỉnh.

Thứ hai, đây cũng là sự ghi nhận của Đảng, chính quyền và nhân dân các

Thứ ba, giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an Lào Cai, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Công an Lào Cai, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Công an Lào Cai đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền.

Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, đây chính là thời điểm để đánh giá và tổng kết những thành tựu Công an Lào Cai đã đạt được và những hạn chế, thiếu sót trong công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngày 26 tháng 7 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 2599/QĐ-BCA công nhận ngày 12 tháng 8 năm 1947 là ngày thành lập Ty Công an Lào Cai, sau đó ngày 11 tháng 9 năm 2017, Tỉnh ủy Lào Cai có Quyết định số 624-QĐ/TU công nhận ngày 12 tháng 8 năm 1947 là ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ Công an tỉnh.

SƠ ĐỒ CÔNG AN LÀO CAI KHI MỚI THÀNH LẬP

có Đ/c Trần Kỳ - Trưởng Ty, Nguyễn Tân - Trưởng Văn phòng, Nguyễn Nghi - Trưởng Ban chính trị, 01 thư ký chính trị, 01 kế toán, 01 căn cước viên, 01 đánh máy, 02 giao thông, 28 trật tự, 24 điều tra, đặt 05 đồn tại Bát Xát, Sa Pa, Phố Lu, Phố Mới, Bắc Hà...

Đồn Phố Lu Đồn Sa Pa Đồn Bắc Hà Đồn Phố Mới Đồn Bát Xát Trưởng ty TRẦN KỲ Bộ phậnchính trị Trưởng ban NGUYỄN NGHI Bộ phận văn phòng Trưởng ban NGUYỄN TÂN Bộ phận tư pháp - Các tổ trinh sát và trinh sát viên trực thuộc trưởng ban

Trưởng đội Điệp báo

HỒ MINH

Một phần của tài liệu Chương I (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)