Đấu tranh chống phản cách mạng và bảo vệ vùng căn cứ địa cách mạng và phối hợp với bộ đội chiến đấu ngăn chặn các cuộc tấn công của địch

Một phần của tài liệu Chương I (Trang 37 - 38)

II. XÂY DỰNG CƠ SỞ NẮM TÌNH HÌNH, TRỪ GIAN, PHÁ TỀ, PHÁ CHÍNH QUYỀN ĐỊCH, MỞ RỘNG VÙNG GIẢI PHÒNG (1947 1950)

2. Đấu tranh chống phản cách mạng và bảo vệ vùng căn cứ địa cách mạng và phối hợp với bộ đội chiến đấu ngăn chặn các cuộc tấn công của địch

mạng và phối hợp với bộ đội chiến đấu ngăn chặn các cuộc tấn công của địch

Về phía thực dân Pháp, với âm mưu chính trị thâm độc trong giai đoạn này là thi hành chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” đi đôi với việc dùng quân sự càn quét khốc liệt, giết sạch, đốt sạch, phá sạch nhằm bình định những vùng chúng đã chiếm đóng. Từ đầu năm 1947, sau khi đóng chiếm xong Tây Bắc, thực dân Pháp ráo riết tuyển mộ thêm binh lính, xây dựng thêm các đơn vị ngụy binh người Thái, bắt liên lạc với thổ ty, lang đạo, phìa đạo tay sai phản động cũ chuẩn bị tấn công ra vùng tự do, đánh chiếm Lào Cai với âm mưu làm bàn đạp bao vây và tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.

Đầu tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, phối hợp với cuộc hành quân này, quân Pháp từ Phong Thổ, Than Uyên mở cuộc tấn công bằng nhiều mũi đánh ra vùng tự do của ta.

Ở Sa Pa địch đi theo hướng đường Ô Quý Hồ (Sa Pa), Mường Hum (Bát Xát)21 qua Thải Giàng Phìn đánh thọc vào. Tên thổ ty Giàng Tả lúc này đang làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Sa Pa làm phản. Địch chiếm Bát Xát ngày 16 tháng 10 năm 1947 và Sa Pa ngày 17 tháng 10 năm 1947.

Tại Văn bàn từ đầu tháng 10 năm 1947, giặc Pháp củng cố các vị trí chiến lược, lôi kéo nhân dân, phục bắt cán bộ ta đi lẻ. Địch chiếm Văn bàn ngày 25 tháng 10 năm 1947, chúng ta đã phối hợp với các đơn vị chủ lực và các đại đội tự vệ thị xã đánh trả quyết liệt. Sau mấy ngày tấn công không kết quả, giặc Pháp phải cho một mũi nhọn đi đường vòng qua Hà Khẩu (Trung Quốc) đánh vào lưng quân ta, đến ngày 28 tháng 10 năm 1947, Pháp chiếm được thị xã Lào Cai.

Lúc này các cơ quan trong tỉnh và trung đoàn chủ lực địa phương rút xuống Phố Lu (Bảo Thắng), trụ sở Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành chính rời về Bảo Nhai (Bắc Hà), lúc này các thổ ty nằm trong chính quyền như Lò Văn Tờ, Hoàng A Tưởng, Châu Quáng Lồ đã lộ nguyên hình phản động làm tay sai cho Pháp.

Tại Mường Khương, thổ ty tuyên bố giải tán chính quyền kháng chiến, hạ cờ đỏ sao vàng, treo cờ Pháp và tuyên bố “địa phương bỏ ngỏ” ngày 10 tháng 11 năm 21 Ngay sau khi những mũi quân của địch đã tiến đến Mường Hum (Bát Xát), Sa Pa, thị xã Lào Cai, Phố Lu, Phố Ràng, trinh sát của ta đã làm nhiệm vụ quân báo, cùng quân đội bám sát địch, có đơn vị vũ trang gồm Công an xung phong, cảnh vệ đã dũng cảm cầm cự giữ chân giặc 07 ngày ở Xuân Kỳ, Vi Thượng.

1947, thổ ty Mường Khương lại triệu tập hội nghị quân sự cùng các thổ ty miền Đông nhằm tập hợp lực lượng chống phá cách mạng.

Ngày 19 tháng 11 năm 1947, tại Bắc Hà, Hoàng A Tưởng, Xếp Cồ ra lệnh cấm người Kinh không được ra phố. Biết chúng làm phản, ngày 22 tháng 11 năm 1947, ta tước vũ khí của lực lượng lính dõng của Hoàng A Tưởng ở Bảo Nhai. Khi thấy bộ đội tiến vào, thổ ty một mặt tiếp đón niềm nở, mặt khác bố trí bao vây nhằm tiêu diệt lực lượng ta. Phát hiện được âm mưu của Hoàng A Tưởng chuẩn bị đánh úp Bắc Hà, lực lượng an ninh ta đã kịp thời thông báo để cán bộ, bộ đội chủ lực đối phó bảo toàn được lực lượng và bảo vệ nhân dân tản cư, thoát ra khỏi vòng vây địch.

Bị mất đất, Ty Công an đã chuyển về Phố Lu, Xuân Quang (Bảo Thắng), Kim Sơn, Phố Ràng (Bảo Yên) rồi rút về Lục Yên. Biết trước không thể giữ được đất ta đã bố trí cơ sở bí mật ở lại vùng địch tạm chiếm, nhiệm vụ của Công an lúc này là:

Phối hợp cùng các lực lượng tham gia chiến đấu làm sao tiêu hao và chặn bước tiến của địch.

Di chuyển và bảo vệ trại giam từ thị xã Lào Cai về làng Sâng, làng São (Lục Yên).

Bắt đi an trí và tản cư các đối tượng xét thấy nguy hiểm cho kháng chiến. Bảo đảm an ninh, trật tự cho đồng bào tản cư, bảo vệ kho tàng tài sản của nhà nước, bảo vệ bí mật quân sự. Ở những nơi địch tạm chiếm thì tích cực phát triển cơ sở trong lòng địch và điều tra nắm tình hình.

Như Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ hai tháng 01 năm 1948 đã chỉ rõ:

“Phải luôn luôn nghĩ tới quân địch, tìm cách phá địch nhưng cũng phải luôn luôn giữ mình chống nội gián”22.

Lúc này địch củng cố vùng tạm chiếm và chuẩn bị những trận tấn công mới, chúng đóng các vị trí ở Phố Lu, Cốc Sâm, Bảo Nhai lập phòng tuyến để ngăn chặn quân ta.

Cùng thời gian này, tỉnh tổ chức một đội vũ trang tuyên truyền được chia làm hai bộ phận: Một bộ phận có nhiệm vụ củng cố xã Xuân Quang, một bộ phận luồn vào xã Phong Niên xây dựng cơ sở, nắm dân và diệt tề: Công tác tuyên truyền đã động viên được nhân dân ủng hộ kháng chiến, ủng hộ bộ đội.

Song song với các hoạt động vũ trang, quân báo, các lực lượng khác trong Ty Công an đã đấu tranh với các đối tượng Việt gian, phản động, điều tra những tên Việt gian cộng tác với giặc hoặc tìm cách ở lại vùng địch không chịu “tản cư”, những tên đặc vụ, thổ phỉ, trộm cướp chuyên nghiệp.

Sau hơn ba tháng sát cánh cùng bộ đội và được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng Công an đã góp phần chặn bước tiến của địch, bảo vệ các cơ quan của Đảng, chính quyền tỉnh rút ra khỏi Lào Cai được an toàn, đồng thời giúp đỡ hàng nghìn

Một phần của tài liệu Chương I (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)