Trong Thời đại các Vua Hùng

Một phần của tài liệu gie1bb9bi-thie1bb87u-sc3a1ch-trc6b0e1bb9dng-ca-tie1bb81n-se1bbad-vie1bb87t-nam-ce1bba7a-c491e1bb97-vc483n-bc3acnh (Trang 35 - 40)

Muôn năm công đức Tổ Tông Giữ gìn lãnh thổ, núi sông quê nhà

[Mạch nguồn cội rễ dân ta

Vẫn là dòng giống Mẹ - Cha: Tiên - Rồng Âu Cơ Quốc Mẫu khai thông

100 Vua Nhà Hùng, nòi giống dài lâu

“Hùng Quốc Vương Lân” * 雄國王, là đầu

“Phúc Tâm” tên chữ, nguyện cầu hiển linh Dư hai trăm năm đăng trình

Cả thời mở ấy, Thánh Minh rõ ràng Miếu thờ ở Thắng Lãm Trang

Mộ Ngài Mả Đế, cuối làng Vân Lôi (Vân Nội) Hai tám tháng năm (28/5 âl) giỗ rồi

“Hoàng Trung Nhân Lý Hậu” ngôi Tổ Bà Mộ tại Đồng Trúc, Tiên La

Hoá ngày hai sáu, Giêng (26/01) là tháng Âm Phúc Thiên - Phúc Địa ươm mầm

“Phúc Tâm” truyền nối mạch ngầm muôn sau Nhà Hùng huyết mạch nhiệm màu

Văn Lang Quốc hiệu, nối nhau trị vì Hai ngàn năm lẻ (2.662 năm ?) qua đi Trăm Vua*vẫn đóng Đô kỳ Phong Châu] 272*

Vua trước đẻ ra Vua sau

Không phải “một bọc”, nhắc nhau chớ nhầm Lòng Người nay còn phân vân

Huyền thoại – Sự thật, trầm luân lâu rồi Mở lòng đón nhận được thôi

Di tích – Miếu Quán, đến hồi định minh Phả ghi thờ cúng Chùa - Đình

Trăm Vương huyết thống hiển linh nhiệm mầu … [Nước non vận hội bể dâu

Thiên tai địch hoạ, mưu cầu lợi danh Các Bộ có khi tranh giành

Vua kém tài đức, dân lành tổn thương May có mười tám (18) vị Vương Đức - Tài đầy đủ đảm đương cơ đồ Niềm tin vẫn tụ Phong Đô

Mười tám Thời Đại*, điểm tô sử vàng

*Mỗi một thời đại có một Vua tiêu biểu mở đầu tiếp sau còn có nhiều Vua nối nhau trị vì cho đến khi mở ra thời đại kế tiếp. Thời gian và số Vua của các thời đại theo tự nhiên, nên không giống nhau .Các Vua của 18 thời đại nói chung cũng như trong từng thời đại nói riêng đều cùng huyết thống dòng dõi cha truyền con nối

Bảo toàn - kiến tạo - mở mang Vươn ra Biển lớn đem hàng giao lưu Xuống Nam, lên Bắc đã nhiều Châu Phi, Châu Mỹ; thảy đều từng qua Hải hành* truyền thống dân ta

Giàu sang phát triển mở ra thịnh cường … Người Việt tỏa đi bốn phương

Nay thành Đại Tộc; cố hương có về ? ! Cội Nguồn non nước sơn khê

Đình, Chùa, Miếu , Quán chốn quê – thôn làng Ngàn sau Dân Việt - Văn Lang

Niệm Tên nguyện nhớ muôn vàn yêu thương:

“Quốc” “Kiến” “Hoa” “Nghi” “Quân” vương Đến “Chiêu” “Nghi” “Vĩ” “Định” đường kiên “Trinh”

“Võ” “Việt” “Triệu” “Anh” “Triều” đình

“Tạo” “Hỗn” “Duệ” kết đinh ninh lời thề Thống nhất non nước sơn khê

Muôn dân trăm họ nhớ về Hùng Vương * 273* * * *

[Chuyện xưa lại kể cho tường

Âu Cơ sinh bọc trăm Vương như Thần ? * “Nhất bào - Bách noãn” Thiên ân Bởi 100 Vua hoá: Mộ phần Phong Châu !

“Cửu vĩ đầu tinh” nhiệm mầu

Là chín (9) Miếu - Quán - Mộ sâu ẩn tàng: Mả Đế Vân Nội, khang trang

Quán Miếu số một, cạnh làng gần thôi Hơn bảy mươi Vua đây rồi

Anh Linh Thiên Cổ Chính ngôi Miếu Đường Chúa Tể vĩnh viễn nhất phương Hoàng Anh* cổ thụ soi gương mắt Rồng

Khí Thiêng: Nam - Bắc - Tây - Đông Giữ cho huyết mạch Lạc Hồng dân ta

Hai (2) Văn Phú đó, Văn La ba (3) rồi Động Lãm số bốn (4) đây thôi

Năm (5) Trinh Lương nữa, sáu (6) ngôi Huyền Kỳ Bảy (7), tám (8) Bác Lãm ân uy

Chín (9) hai Mộ Tháp, nội suy đủ rồi ! Chữ Tâm chứa hết cả thôi * “Nhất bào bách noãn” đây rồi chứ đâu] 274*

Chuyện dân gian Việt thuộc làu Vẫn cần thấu hiểu, ý sâu ẩn tàng

Phả ghi việc Họ - việc làng

Chỉ nói người chết, luận càng phải tinh Huyền thoại - dân gian nước mình Hàm chứa sử - phả, lý tình khúc nhôi 275*

[Nói trăm con, một bọc thôi Ý là một gốc, thờ rồi hiểu ra Đồng bằng - sông - biển, theo Cha Năm mươi (50) Vua ấy dân ta thờ Thần

Hà Bá - Thổ địa hộ dân

Long Thần - Đình Miếu, sông gần - biển xa Năm mươi (50) theo Mẹ - Đạo nhà

“Sơn Thần, Thổ Địa” hoặc là “Quan Ôn”

Phụng thờ ở chốn núi non

Xưa nay dân Việt mãi còn khói hương

“Bách Thần Sơn Thuỷ” Tổ Đường

Trăm Vua Hùng đấy, mười phương phụng thờ. . .] 276*

Lại kể Nhà Hùng chuyển cơ

[Vua cuối Phả chép bấy giờ “Duệ (My) Vương” 277* Cả trăm năm 277* * vững cương thường

Về già nghiệp quả vô thường - đa đoan Thời ấy Ba Thục bất hoàn

Cần Tướng ổn định an toàn biên cương (Thục Phán - Hào Trưởng xứ Mường

Buổi đầu khởi nghiệp quê hương Hoà Bình)] 288 a* Triều Hùng tin tưởng giao binh

Lạc Tướng Ba Thục, tự mình kế sâu Gây dựng lực lượng đối đầu

Lấn dần từng bước, mưu cầu thoán ngôi Duệ Vương khi ấy già rồi

Vương quyền danh lợi lắm người mưu toan Hai mươi con trai hàm oan

Từ người Tỳ Thiếp (vợ bé) 288 b* lăng loàn gian manh Sáu nàng Công chúa tinh anh

Cũng bị hãm hại, dân lành hoang mang Mong cứu sự nghiệp vẻ vang

Truyền ngôi con rể Tuấn Lang thay mình]278a*

Sơn Thánh - “Tả” - “Hữu”278b*trung trinh Lập nhiều công tích hết mình giúp Vua

Cơ Trời vận nước hơn thua

Xoay vần bĩ thái nắng mưa thường tình Tuấn Lang là bậc anh minh

Biết Phán đoạn nghĩa dứt tình cướp ngôi Nhà Hùng giữ đã khó rồi

Lại lo dân nước đến hồi lao đao

Cùng Vợ (Ngọc Hoa công chúa) thu xếp thấp cao Để không hệ luỵ vướng vào oan khiên

[Nào ngờ chính sự đảo điên

Từ bà vợ bé (Tỳ Thiếp) mạo quyền Duệ Vương (My Vương)

Trong ngoài sắp đặt lo lường

Cô - cháu phối hợp mọi đường, bủa vây Mưu gian đến cơ vận này

Nào còn ai dám tỏ bày chính - nguyên Thục Phán nôn nóng cướp quyền Ra tay bức hại Vua hiền - tôi trung] 279*

Vậy là bĩ vận Nhà Hùng ? !

Điểm lại Hồng Bàng từ đầu

Dư hai ngàn tám (2800? 2822?)năm lâu đủ dài “Ốc Tổ” (Kinh Dương Vương) mở vận chẳng sai

Một trăm linh tám (108 Vua) Anh Tài nối nhau Vua - Tôi gìn giữ trước sau

Bách Việt thuở ấy, đứng đầu Thánh Vương

“Thiệu Tổ Bách Việt”* - Từ Đường Vẫn còn lưu giữ, minh tường vinh quang ...

Gốc từ Cực Lạc – Viêm Bang

Phát triển tiếp nối, lan sang mọi miền Hải hành thế giới đầu tiên

Văn Minh truyền bá, Tiên Hiền mở mang Lập bao kỳ tích vẻ vang

Mười tám (18) Thời đại rỡ ràng đỉnh cao Bốn phương giao hảo ra vào

Mười lăm bộ vẫn kết giao hiếu hoà Giang sơn toàn vẹn - gần xa

Dân khang vật thịnh, nước nhà yên an Hồng Bàng đến hết Văn Lang Thời oanh liệt đó, vẻ vang muôn đời

Tri ân công đức biển - trời

Muôn năm dân Việt khắp nơi phụng thờ Cho nên trong Phả ghi thơ:

Một phần của tài liệu gie1bb9bi-thie1bb87u-sc3a1ch-trc6b0e1bb9dng-ca-tie1bb81n-se1bbad-vie1bb87t-nam-ce1bba7a-c491e1bb97-vc483n-bc3acnh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)