Truyền thừa Đạo Lý cao sâu
“Lang Liêu” Hiếu Nghĩa, bền lâu Vuông - Tròn
(con trai thứ 18 của Vua Hùng)
[“Bánh Giầy - Bánh Chưng”]* sắt son
(bánh giày, bánh Dầy, bánh Dày)
Là chuyện lựa chọn được Con Đức - Tài Vua Hùng thứ sáu (hay thứ 7?) truyền Ngai (Ngai Vàng)
Mở thi ẩm thực, “Lang Trai” (con trai Vua Hùng) tự làm Sơn hào hải vị Bắc - Nam
Của ngon - món lạ, trân cam rất nhiều Đến Mâm Lễ của Tiết Liêu (Lang Liêu-con thứ 18)
Bánh Giầy tròn trắng, mỹ miều ở trên Bánh chưng dưới, buộc lạt mềm Bốn sợi Giang nhỏ, trên nền Dong xanh
Chín ô vuông, thấy rõ rành
Cửu Cung Việt Dịch - Đạo hành Tổ Ta Dâng lên Vua, bánh chế ra:
Nếp, hành, đậu, thịt, muối, là dân gian Luộc lâu, nhỏ lửa, bền gan
Kết Tinh - Trí - Lực - Tâm - Can Đạo Nhà Tròn trên, vuông dưới sắp ra
Thành đôi, liên kết đây là Đạo Sinh Đất vuông, tám hướng hữu tình Trời tròn vời vợi cao minh ôm vòng
Âm - Dương một cặp song song Ông - Bà, Cha - Mẹ đẹp lòng cả thôi
Vua Hùng nghe - thấy lạ rồi Yêu cầu bóc bánh mọi người cùng ăn
Tiết Liêu chiết lạt sợi tăm
Lá Dong bóc lửng, dây nằm lớp lang Hai sợi chéo, hai sợi ngang Đĩa chồng, lật úp, lá mang ra ngoài
Kéo dây chéo trước chẳng sai
Ngang sau: tám miếng hình hài như nhau
Dụng Tâm tình lý cao sâu
Công bằng - bình đẳng dài lâu vững bền Miếng bánh lớp xanh in lên
Tượng Thiên bao khắp mọi miền phong vân Giữa: hành - thịt - đậu là Nhân
Nếp là tượng Địa, bọc cân vuông rồi
Thiên - Địa - Nhân cả đây thôi
Bánh Chưng, lạ miệng ăn rồi chẳng quyên Bánh Giầy trong cặp hữu duyên Cắt qua Tâm thấy Thiên liền Địa Nhân
Dụng Tâm ứng xử rất cần
Thiên Thời - Địa Lợi - được Nhân Thái Hòa ...
Mọi người thán phục xuýt xoa Cặp Bánh ngon, lạ, giao hòa cao sâu
Vua Hùng chẳng để đợi lâu
Phán truyền Ngôi báu đứng đầu Lang Liêu Về sau biến cải cũng nhiều
Giầy Dò, bánh tét ... bao nhiêu luận bài Nhưng Đạo Việt Dịch chẳng phai Âm - Dương Tạo Hóa hòa hài bền lâu ...