Quy mô, phạm vi kết nối hệ thống AMHS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu mở rộng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 39 - 44)

Hệ thống AMHS bao gồm hệ thống trung tâm là nơi tập trung xử lý quá trình phân kênh, luân chuyển điện văn trong hệ thống, xử lý việc giao tiếp, chuyển đổi điện văn với các đầu cuối, giám sát theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống; các thiết bị đầu cuối đặt tại vị trí người dùng.

Hình 2.3: Mô hình hệ thống trung tâm AMHS tại Việt Nam

Hệ thống AMHS bao gồm:

Bảng 2.1. Các thiết bị trong hệ thống AMHS

TT Danh mục Số lượng

A PHẦN CỨNG

1 Hệ thống trung tâm 01

1.1 Máy chủ Server 04

1.2 Đầu cuối khai thác - Máy tính điều khiển và giám sát 03

1.3 Máy in 02 1.4 Máy tính Gateway 02 1.5 Router - Cisco 2911 05 1.6 Switch 24 cổng 02 AMHS Server 1 AMHS Server 2 Operation 1 Operation 2 CM Gateway AFTN Ethernet VPN MPLS Router Remote Clients & other AMHS

29

TT Danh mục Số lượng

1.7 Firewall 01

1.8 UPS 03

1.9 Rack 19” 02

2 Điểm kết nối tập trung 03

2.1 Router - Cisco 2911 03 2.2 Switch 24 cổng 06 2.3 UPS 03 2.4 Tủ Rack 19" 03 3 Đầu cuối sử dụng 3.1 Máy tính để bàn Số lượng phụ thuộc vào đầu cuối

triển khai thực tế 3.2 Máy in

3.3 MPLS Router - Cisco 2901 (cho 18 đầu cuối từ xa) 3.4 Switch 24 cổng

3.5 Modem NTU

B ĐƯỜNG TRUYỀN

1 MPLS 23

1.1 MPLS 2Mbps - hệ thống trung tâm, điểm kết nối tập trung,

Disaster Backup 5

1.2 MPLS 256Kbps - đầu cuối riêng lẻ từ xa 18

1.3 Modem NTU 12

2 ADSL (cáp quang) 23

2.1 ADSL tốc độ cao 1

2.2 ADSL tốc độ trung bình 4

2.3 ADSL tốc độ tối thiểu 18

C Disaster Backup

30

TT Danh mục Số lượng

2 Máy trạm 04 ( 1 CM, 02 đầu cuối, 01 gateway) 04

3 Máy in 1

4 Router - Cisco 2911 1

5 Switch 24 cổng 1

6 UPS 1

Hệ thống đã xây dựng một trung tâm AMHS duy nhất và 1 trung tâm dự phòng (disaster backup), cung cấp đầy đủ nhu cầu khai thác hệ thống cho toàn ngành hàng không và các đơn vị liên quan. Hoạt động của hệ thống AMHS sẽ tập trung toàn bộ tại trung tâm của hệ thống. Việc kết nối AMHS với các quốc gia trong khu vực sẽ được thực hiện từ trung tâm này. Đối với các kết nối trong nước, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền dẫn đã có nhiều cải thiện nên việc thiết lập đường truyền giữa các vùng đã trở nên thuận tiện và dễ dàng.

Các đầu cuối kết nối với trung tâm qua giao tiếp truyền thông để thực hiện việc trao đổi điện văn trong hệ thống. Các đầu cuối ở gần sẽ kết nối trực tiếp đến trung tâm qua switch hoặc modem Ethernet. Các đầu cuối ở xa tại các vùng miền (Gia Lâm, Nội Bài, Đà Nẵng) sẽ được kết nối đến các điểm kết nối tập trung bằng mạng nội bộ LAN hoặc modem Ethernet. Các điểm kết nối tập trung này sẽ được kết nối với hệ thống trung tâm qua đường truyền MPLS (2Mbps). Các đầu cuối riêng lẻ ở xa (tại các sân bay) sẽ được kết nối với hệ thống trung tâm qua đường truyền MPLS (256 Kbps). Thông tin từ đầu cuối sẽ theo đường MPLS này về trung tâm xử lý AMHS. Đường truyền MPLS có thể duy trì hoạt động của mạng lưới 99,99%; duy trì hoạt động đường truyền 99,5%; độ mất gói tối đa 0.1%, độ trể tối đa 20ms.

31

Hình 2.4: Sơ đồ khối các kết nối trong hệ thống AMHS

Vì hệ thống tập trung tại một điểm nên sẽ phải xây dựng hệ thống có dự phòng nóng cả về phần cứng, phần mềm, có cơ chế sao lưu, backup dữ liệu, dự phòng đường truyền trục từ các khu vực về trung tâm hệ thống để đảm bảo tính an toàn và sẵn sàng của hệ thống.Hệ thống dự phòng sẽ có cấp độ ưu tiên thấp hơn hệ thống chính. Các đầu cuối sẽ giao tiếp với các server được cấu hình clustering như với một server duy nhất. Hệ thống dự phòng luôn chạy chạy song song và cập nhật số liệu thời gian thực với hệ thống chính. Khi hệ thống chính gặp sự cố không hoạt động được, toàn bộ mạng sẽ tự động chuyển sang hoạt động với hệ thống dự phòng.

Hiện tại, hệ thống trung tâm AMHS chính được đặt tại Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh (khu vực thành phố Hồ Chí Minh) và hệ thống trung tâm dự phòng được đặt tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (khu vực Long Biên - Hà Nội).

Hệ thống AMHS được xây dựng, thiết kế theo các tiêu chuẩn của quốc tế và ICAO quy định, đảm bảo thực hiện các chức năng sau:

- Trong trường hợp có lỗi xảy ra, có khả năng truy xuất lại dữ liệu tối thiểu trong vòng 1 tháng. Hệ thống có thể lưu giữ 100.000 điện văn trong hàng đợi; hỗ trợ

Trung tâm AMHS Hồ Chí Minh Các đầu cuối khu vực miền Nam Các đầu cuối khu vực miền Trung Các đầu cuối

khu vực Nội Bài

Các đầu cuối khu vực Long Biên Trung tâm Dự phòng Long Biên 2Mbps 2Mbps 2Mbps 2Mbps 2Mbps 2Mbps

32

lưu lượng 100 điện văn mỗi giây; hỗ trợ lưu lượng hỗn hợp 50 điện văn AFTN, 50 điện văn AMHS mỗi giây.

- AFTN/AMHS gateway hỗ trợ chuyển đổi 30 điện văn/giây theo 2 chiều với dung lượng mỗi điện văn từ nhỏ nhất (100 bytes), trung bình (1.500 bytes), lớn nhất (15.000 bytes).

- Hỗ trợ đầy đủ các loại điện văn theo quy định.

- Đảm bảo các dịch vụ cơ bản của 1 hệ thống AMHS theo tiêu chuẩn của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

- Có khả năng hỗ trợ các loại địa chỉ AMHS theo tiêu chuẩn ICAO (XF và CAAS).

- Chức năng lưu trữ, truy xuất, thống kê điện văn theo các tiêu chí khác nhau. - Chức năng quản lý mạng, kết nối, định tuyến.

- Chức năng quản lý lỗi, có các công cụ phân tích và khắc phục lỗi hữu hiệu. - Chức năng quản lý cấu hình.

- Chức năng quản lý tài khoản.

- Chức năng quản lý giám sát hoạt động, hiệu suất hệ thống, có các cảnh báo hữu hiệu.

- Chức năng quản lý an ninh hệ thống. - Chức năng quản lý, giám sát, hỗ trợ từ xa.

- Chức năng đồng bộ với hệ thống đồng hồ chuẩn.

- Chức năng lưu trữ lịch sử hệ thống bao gồm các sự cố, các cấu hình, thao tác thực hiện.

- Đảm bảo việc kết nối với các hệ thống AMHS của các quốc gia khác trong khu vực.

- Có thể cập nhật bảng phân kênh điện văn từ thông tin AMC (ATS Management Centre).

- Có khả năng kết nối với các hệ thống liên quan AFTN, ATM, AIS… theo các giao diện chuẩn thông dụng.

33

Hình 2.3: Phạm vi kết nối của hệ thống AMHS trong nước và quốc tế

Hiện tại, hệ thống AMHS đang được triển khai kết nối tại các vị trí đầu cuối hệ thống AFTN cũ và mở rộng tới các đơn vị trong nước theo yêu cầu như các hãng hàng không, quân sự. Đối với kết nối quốc tế, hệ thống này được nối với 04 điểm chuyển mạch tại Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Lào. Sắp tới, khi hệ thống AMHS thay thế hoàn toàn cho hệ thống AFTN thì các kết nối quốc tế của AFTN sẽ được đảm nhiệm bởi hệ thống AMHS. Trong trường hợp các quốc gia chưa chuyển đổi được hệ thống AFTN sang hệ thống AMHS thì sẽ được kết nối qua AFTN/AMHS gateway [9].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu mở rộng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)