Đánh giá tính phù hợp, khả thi khi triển khai AMHS mở rộng tại Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu mở rộng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 61 - 65)

157 Venezuela 2017 Mở rộng FREQUENTIS COMSOFT 158 Zambia 2013 Mở rộng IDS

159 Zimbabwe 2010 Mở rộng FREQUENTIS COMSOFT Qua các số liệu thống kê nói trên, có thể nhận thấy phần lớn các quốc gia thành viên ICAO đã hoàn thành việc triển khai hệ thống AMHS mở rộng từ rất sớm và chỉ một số ít sử dụng hệ thống AMHS cơ bản trong đó có Việt Nam. Đây là một thách thức lớn đối với chúng ta do việc phát triển hệ thống hoàn toàn sử dụng nguồn lực trong nước. Việc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, phát triển hệ thống AMHS mở rộng là cần thiết để tránh việc tụt hậu so với thế giới.

3.1.3 Đánh giá tính phù hợp, khả thi khi triển khai AMHS mở rộng tại Việt Nam Việt Nam

Việc triển khai hệ thống AMHS mở rộng tại Việt Nam được đánh giá là thuận lợi do được phát triển trên nền tảng hệ thống AMHS cơ bản sẵn có thay vì đầu tư, xây dựng mới, nhất là đối với hệ thống, thiết bị phần cứng. Ngoài việc bổ sung thêm tính năng gửi điện văn đính kèm file, theo yêu cầu của người sử dụng trong quá trình khai thác, hệ thống sẽ được bổ sung, tối ưu thêm các chức năng mới khác để tối ưu hơn trong quá trình truyền tải điện văn.

Qua quá trình tổng hợp các yêu cầu để triển khai hệ thống AMHS mở rộng, các tính năng cần bổ sung thêm so với với hệ thống AMHS cơ bản như sau:

51

Bảng 3.2. Tính năng bổ sung của AMHS mở rộng so với AMHS cơ bản

STT Đặc tính kỹ thuật bổ sung Nội dung

1 Phần cứng của hệ thống Sử dụng phần cứng của hệ thống

AMHS cơ bản, có nâng cấp

1.1 Đường truyền hệ thống

Nâng cấp dụng lượng đường truyền VPN MPLS của hệ thống trung tâm, điểm kết nối tập trung, Disaster Backup lên 30 - 40 Mbps.

Nâng cấp lên 2Mbps đối với đầu cuối riêng lẻ từ xa.

1.2 Hệ thống máy chủ, máy đầu cuối

Nâng cấp cấu hình (bộ nhớ, RAM) đối với máy chủ;

Máy tính đầu cuối sử dụng thiết bị của hệ thống AMHS cơ bản. 1.3 Các thiết bị khác Sử dụng thiết bị của hệ thống

AMHS cơ bản.

2 Phần mềm hệ thống trung tâm Sử dụng phần mềm của hệ thống

AMHS cơ bản.

3 Phần mềm Gateway Sử dụng phần mềm của hệ thống

AMHS cơ bản.

4 Phần mềm Control monitor (CM) Sử dụng phần mềm của hệ thống AMHS cơ bản.

5 Phần mềm UA Bổ sung các tính năng như sau

5.1 Phân tích điện văn kế hoạch bay ngày. Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại vị trí thủ tục bay 5.2 Ước tính thời điểm hạ cánh. Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu

sử dụng tại vị trí thủ tục bay 5.3 Kết nối tới hệ thống Xử lý số liệu bay. Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu

sử dụng tại trung tâm QLL KL

5.4

Phần mềm có khả năng điều chỉnh cấu hình nhằm đáp ứng nhu cầu cài đặt bổ sung tại các vị trí khác thác.

Bổ sung mới để phù hợp với nhiều vị trí sử dụng

5.5

Các thành phần của phần mềm sử dụng các giao thức và các định dạng được sử dụng rộng rãi để tạo điều kiện dễ dàng cho việc nâng cấp và mở rộng khi có nhu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bổ sung mới để phù hợp với nhiều vị trí sử dụng

5.6 Xuất dữ liệu ra định dạng file Microsoft Access.

Bổ sung mới để phù hợp với yêu cầu sử dụng

5.7 Đính kèm file. Bổ sung mới để phù hợp với yêu cầu sử dụng

52

5.8 Chức năng quản lý điện văn kế hoạch theo DOF

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại vị trí thủ tục bay 5.9 Chức năng chọn lọc theo loại, nhóm

điến văn để in.

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại vị trí thủ tục bay

5.10

Các điện văn nhận/phát đi được phải thể hiện trên màn hình (chia 2 vùng: vùng điện văn nhận, vùng điện văn phát), trôi liên tục và in ra máy in với cỡ chữ lớn (Arial, regular, 18) để giám sát tất cả các điện văn. Những điện văn mà người dùng tại đài kiểm soát không lưu nhận về, luôn được thể hiện rõ trên màn hình điện văn đến.

Tối ưu hóa chức năng để phù hợp với với yêu cầu sử dụng

5.11

Soạn/phát/phát lại các điện văn không lưu (DEP, CNL, CHG, DLA, ARR, FPL,…) và tự động điền hàng địa chỉ thích hợp của các loại điện văn không lưu.

Tối ưu hóa chức năng để phù hợp với với yêu cầu sử dụng

5.12

Tự động tách phần chặng đi/đến của sân bay sau khi nhận được bản tin kế hoạch bay dự báo hàng ngày; xuất ra được Excel các bảng chặng đi, bảng chặng đến.

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại vị trí thủ tục bay

5.13

Tự động tính thời gian dự kiến hạ cánh (dựa vào giờ cất cánh thực tế và tổng thời gian của chuyến may trong kế hoạch bay không lưu).

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại vị trí thủ tục bay

5.14

Cài đặt địa chỉ/ lấy bộ địa chỉ của các đơn vị liên quan và tự động điền vào điện văn theo tên sân bay đến.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.15 Tìm kiếm điện văn theo ký tự/ nhóm ký tự trong toàn bộ điện văn.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.16

Quản lý việc lưu trữ tại chỗ, cho phép sao lưu (backup)/xóa điện văn để đảm bảo thời gian lưu trữ đúng quy định, đồng thời giảm thiểu dung lượng/số lượng của file lưu trữ.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho phép cài đặt, sử dụng được tối thiểu trên 02 vị trí đầu cuối có cùng địa chỉ gốc để thu phát đồng thời các loại điện văn (Để phục vụ xử lý điện văn đạt được các yêu cầu về thời gian).

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

53

5.18

Cho phép lựa chọn để tắt/bật hiển thị khung quản lý các thư mục điện văn. Trong phần mềm UA các điện văn phải được chia theo ngày và hiển thị thành các thư mục.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.19 Cho phép hiển thị dạng địa chỉ 8 chữ thay cho địa chỉ full của AMHS.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.20

Chỉnh sửa tăng cỡ chữ và khoảng cách giữa 2 dòng trong mục hiển thị danh sách điện văn cần.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.21

Chỉnh sửa các form mẫu soạn điện văn theo hướng bỏ các trường EET và ALT do tần suất sử dụng không cao và dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác.

5.22 Cho phép kết nối phần mềm đầu cuối UA vào hệ thống xử lý số liệu bay.

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại trung tâm QLL KL

5.23

Cho phép kết nối phần mềm đầu cuối UA vào hệ thống B1, B2 của Quân chủng phòng không - không quân.

Bổ sung mới để đáp ứng yêu cầu sử dụng tại trung tâm QLL KL

5.24 Bổ sung chức năng tạo nhóm địa chỉ với tên nhóm có thể đặt tùy ý.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác

5.25

Phần mềm đầu cuối UA phải được bổ sung chức năng import/export sổ địa chỉ (Address book) với định dạng hỗ trợ là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng *.XML - Extensible Markup Language.

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác

5.26

Bổ sung các điều kiện ràng buộc đối với form điện văn Free Text, form điện văn thuộc nhóm FPL, nhóm NOTAM, nhóm METEO và các form khác: Form address book, form create new address, form group detail, form preferences (tab printer) và form backup and restore (tab config).

Tối ưu hóa chức năng theo yêu cầu khai thác

5.27 Các tính năng khác

Sử dụng nền tảng của phần mềm UA cũ của hệ thống AMHS cơ bản.

6 Phần mềm SUP_AFTN Sử dụng phần mềm của hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

54

7 Phần mềm SUP_AMHS Sử dụng phần mềm của hệ thống AMHS cơ bản. Qua bảng tính năng bổ sung của hệ thống AMHS mở rộng so với hệ thống AMHS cơ bản, có thể nhận thấy việc nâng cấp, chuyển đổi được thực hiện chủ yếu tại phần mềm giao diện người dùng. Một số nâng cấp phần cứng chỉ yêu cầu ở mức cơ bản và được thực hiện dựa trên nền tảng sẵn có khiến chi phí thực hiện cũng ở mức hợp lý. Các tính năng được bổ sung là rất thiết yếu để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng cao của người khai thác trong nước, quốc tế. Việc cung cấp chính xác, nhanh chóng và đầy đủ thông tin sẽ góp phần nâng cao an toàn, điều hòa, hiệu quả đối với hoạt động khai thác hàng không. Các đánh giá này cho thấy việc triển khai hệ thống AMHS mở rộng tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và khả thi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu mở rộng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 61 - 65)