Việc triển khai, thực thi hệ thống AMHS về cơ bản đã đạt được những kết quả nhất định, đảm bảo nhu cầu kết nối, trao đổi thông tin hàng không trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, quá trình thực hiện trong thời gian vừa qua có những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Có thể nhận thấy về mặt công nghệ, hệ thống AMHS là không mới so với các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực khác khác (hệ thống email server, các hệ thống gửi nhận tin nhắn…). Việc phân chia thành các giai đoạn chuyển đổi là cần thiết, tuy nhiên thời gian triển khai kéo dài tới 09 năm là tương đối dài và chậm hơn so với các quốc gia khu vực và trên thế giới dẫn tới nhiều hạn chế. Nhất là đối với các bước nghiên cứu tiếp theo để đáp ứng yêu cầu của ICAO, gần nhất là giai đoạn 2022 - 2023 đối với mô hình trao đổi tập tin khí tượng sẽ bị nhiều sức ép về mặt thời gian.
42
Việc kéo dài thời gian triển khai có thể xét đến các yếu tố sau:
- Để không phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài và dựa trên nguồn kinh phí phù hợp với điều kiện thực tế, việc triển khai hệ thống AMHS sử dụng hoàn toàn nguồn lực trong nước cần nhiều thời gian để tự nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và khắc phục. Trong khi đó, các quốc gia khác lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm và tiềm lực lớn như ComSoft, AeroThai, NEC, Thales …. Việc lựa chọn này có ưu điểm là triển khai nhanh chóng, hạn chế lỗi phát sinh, tuy nhiên kinh phí thực hiện, bảo trì, bảo dưỡng, thuê chuyên gia và các chi phí khác là tương đối lớn.
- Việc triển khai đường truyền cho hệ thống AMHS, nhất là các điểm đầu cuối vẫn còn thực hiện riêng rẽ, chưa kết hợp thành một thể thống nhất. Dự phòng cho các đường truyền chưa có tính hệ thống, mà là các đường truyền đơn lẻ, không đồng bộ, việc chuyển đổi giữa chính và dự phòng đa số còn thủ công. Các đường truyền này từ nhiều đầu mối, nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây khó khăn cho việc quản lý, bảo trì. Do hệ thống đường truyền tương đối phức tạp, nên chưa thể hình thành nên một chiến lược quản lý thống nhất cho toàn bộ hệ thống truyền tải điện văn nói riêng và toàn bộ hệ thống phục vụ lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay nói chung.
- Về nguồn nhân lực, hiện tại chỉ ở một số cảng hàng không quốc tế lớn được bố trí đầy đủ các nhân viên khai thác hệ thống và nhân viên kỹ thuật. Còn lại đối với các cảng hàng không nhỏ, hầu hết nhân viên khai thác phải kiêm nhiệm nhiều công tác dẫn tới khó khăn ban đầu khi tiếp cận với hệ thống mới và giải quyết các sự cố phát sinh.
Ngoài ra, việc để chạy song song hệ thống AFTN có tuổi thọ lên tới 15 năm làm dự phòng cho hệ thống AMHS sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro liên quan đến hỏng hóc do phần lớn các thiết bị đã cũ. Ngoài ra, việc phát sinh chi phí liên quan để duy trì hoạt động hệ thống này phần nào sẽ gây ảnh hưởng tới việc tập trung nguồn lực để nghiên cứu, phát triển.
Việc phân tích, đánh giá được quá trình thực thi các hệ thống truyền tải điện văn ở Việt Nam đã phần nào cho thấy được các điểm chưa phù hợp trong quá trình
43
triển khai vừa qua để từ đó nhìn nhận lại và rút kinh nghiệm để xây dựng phương hướng, lộ trình phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo.