IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT:
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần nhất:
7.1
a.
Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm 2007 và năm 2008 và quý II năm 2009:
Kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị tính: ngàn đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
% tăng, giảm năm 2008 so với năm 2007 Quý II Năm 2009 1 Tổng tài sản 250.236.924 363.116.054 45.11% 558.599.681 2 Doanh thu thuần 232.438.376 385.666.488 65.92% 221.442.317 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh 24.313.086 19.694.282 -19,00% 10.310.280
4 Lợi nhuận khác 379.140 1.378.880 263,69% 799.055
5 Lợi nhuận trước thuế 24.692.226 21.073.162 -14.66% 11.109.336 6 Tổng thu nhập chịu thuế (7=5-6) 24.692.226 21.073.162 -14.66% 11.109.336 7 Chi phí thuế TNDN (10= 7-8-9) 1.600.016 1.471.324 1.188.939 8 Lợi nhuận sau thuế (11=5-10) 23.092.209 19.601.838 -15.11% 9.920.397
(**): Trong năm 2008 doanh thu xuất khẩu cá đông lạnh của Công ty chiếm 70,92% tổng doanh thu. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn tương ứng là (Lợi nhuận trước thuế x 70,92% x 20% x 20%) 597.803.487 đồng.
Việc xác định thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty căn cứ vào các quy định hiện hành về thuế. Tuy nhiên, những quy định này thay đổi theo từng thời kỳ và việc xác định sau cùng về thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc vào kết quả kiểm tra của cơ quan thuế có thẩm quyền.
Trong năm 2006 hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, doanh thu và lợi nhuận của Công ty không cao. Sang năm 2007, khi tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty đã đi vào ổn định, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được kết quả khả quan hơn với mức tăng trưởng doanh thu đạt 57,22% mang lại sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế là 175,45%. Năm 2008, doanh thu thuần của Công ty đạt 385.666.488.246 đồng với lợi nhuận sau thế là 19.601.838.954 đồng.
7.2
-
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2008:
Những nhân tố thuận lợi:
Công ty đang sở hữu một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, HACCP, BRC hữu hiệu và ngày càng phát huy tác dụng tạo ra hiệu quả tích cực đến nhiều mặt
Bản cáo bạch NTACO
- Bên cạnh chú trọng và phát triển thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa đang được Công ty xây dựng và phát triển rất tốt. Theo số liệu tài chính của năm 2008, doanh thu từ hoạt động bán hàng trong nước chiếm đến 12% - 15% tổng doanh thu của năm 2008.
- Ban lãnh đạo chủ chốt có năng lực, trình độ, tâm huyết và gắn bó với Công ty. - Công ty có một chiến lược cụ thể phù hợp trên từng thời kỳ góp phần tạo nên sự
phát triển bền vững của Công ty. Trong thời gian tới Công ty sẽ thực hiện một quy trình khép kín từ khâu con giống đến kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu sạch cho hoạt động sản xuất của Công ty.
- Với vị trí địa lý của nhà máy đặt tại vùng nguyên liệu đã giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí liên quan đến nguyên vật liệu, chủ động trong việc thu mua và kiểm soát được chất lượng nguyên liệu.
- Hệ thống máy móc được đầu tư hiện đại, hầu hết được mua mới trong giai đoạn 2007 – 2008 đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như khối lượng sản xuất.
Những nhân tố khó khăn:
- Nguồn nguyên vật liệu chính được nuôi trồng trực tiếp trong môi trường tự nhiên, mọi sự biến động về điều kiện khí hậu, thời tiết, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của Công ty.
- Sản phẩm của Công ty đang có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới, ứng với mỗi thị trường là những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm kèm theo. Hơn nữa, ở các nước sẽ có những điều luật khác nhau điển hình là vụ kiện về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá tại Mỹ xảy ra năm 2002.
- Năm 2008 chứng kiến sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu, khủng hoảng kinh tế diễn ra trên diện rộng trong đó có các thị trường xuất khẩu của NTACO gây khủng hoảng thừa hàng hóa. Trong năm 2008, các đơn vị cùng ngành phải thu hẹp hoạt động và cắt giảm nhân sự, giảm sản lượng kế hoạch, nhiều đơn vị hoạt động cầm chừng và thua lỗ.
- Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, hàng loạt các Công ty trong lĩnh vực này ra đời trong thời gian vừa qua làm cho các chi phí nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất tăng nhanh. Kết quả là làm cho giá thành sản phẩm tăng mạnh.
- Việc phát triển quá nhanh của ngành thủy sản đã làm cho các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn lưu động trong công tác tồn trữ nguyên vật liệu, phát triển hệ thống đại lý tiêu thụ và mở rộng quy mô sản xuất.
- Những hạn chế liên quan đến công tác quy hoạch thủy sản của vùng Đồng bằng song Cửu Long từ năm 2010 – 2020.
Hiện nay, Nhà nước vẫn chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể nghề nuôi và chế biến cá tra, basa ở ĐBSCL. Theo Phân viện Quy hoạch thủy sản phía Nam (Bộ Thủy sản), mục tiêu của ĐBSCL đến 2010 - 2020.
Bản cáo bạch NTACO
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2020
Diện tích nuôi (ha) 10.200 16.000
Sản lượng (tấn) 836.000 1.915.855
Giá trị sản lượng (tỷ đồng) 12.112 34.572 Giá trị xuất khẩu (triệu USD) 600 1.200
So sánh sơ bộ lượng thức ăn cần sử dụng cho 16.000 ha nuôi cá tra, ba sa đến năm 2020: cứ 1 ha nuôi tôm tiêu thụ khoảng 7,5 tấn thức ăn/vụ, trong khi đó 1 ha nuôi cá (sản lượng 300 - 400 tấn/ha) cần lượng thức ăn 450-600 tấn/vụ. Do vậy, lượng thức ăn cho 16.000 ha cá tương đương với 960.000 ha tôm. Lượng chất thải xả ra môi trường là rất lớn, môi trường sẽ quá tải và có thể bị hủy hoại chính từ nghề nuôi cá. Điển hình là sự ô nhiễm dòng nước của sông Tiền và sông Hậu, hai con sông có sản lượng cá nuôi lớn nhất ĐBSCL.
Vấn đề con giống và thức ăn là vấn đề mấu chốt góp phần quyết định thành công của nghề nuôi cá tra, basa. Tuy nhiên, các địa phương vẫn chưa kiểm soát được vấn đề này do cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở tư nhân, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất toàn ngành và ô nhiễm môi trường.
Để khắc phục tình hình này, NTACO hiện đang triển khai các dự án nuôi trồng của chính Công ty đảm bảo tình trạng luôn có đủ nguồn nguyên liệu để cung cấp cho tất cả các đơn đặt hàng của đối tác. Công ty cũng là đơn vị đi tiên phong trong vấn đề xử lý ao nuôi, nước thải, thể hiện đúng chính sách mục tiêu phát triển bền vững.