Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:

Một phần của tài liệu 20090904-ATA-ban-cao-bach (Trang 36 - 41)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT:

8. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành:

Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam:

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 12/2008, xuất khẩu mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam đạt 48,99 nghìn tấn với kim ngạch đạt 108,34 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và 22,8% về giá trị so với tháng 12/2007. Đưa tổng lượng cá tra, basa xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 640,83 nghìn tấn với kim ngạch đạt 1.453,09 triệu USD, tăng 65,6% về lượng và 48,4% so với năm 2007.

Về phía các cơ quan quản lý đã kịp thời có những biện pháp khắc phục tình trạng vi phạm VSATTP đối với mặt hàng này. Kết quả là nhiều phái đoàn của EU, Nga, Ý, Nhật, Đài Loan…đều đánh giá rất cao quy trình sản xuất của các doanh nghiệp đã được kiểm tra. Một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cá tra, basa của Việt Nam đã được các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực. Với đặc tính ưu việt về dinh dưỡng của con cá tra, basa cũng như điều kiện tự nhiên ưu ái cho Việt Nam thì trong những năm tới cá tra, basa xuất khẩu sẽ là một thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Bản cáo bạch NTACO

Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh năm 2008 giảm nhẹ so với năm trước:

Giá xuất khẩu trung bình cá tra fillet của Việt Nam trong quý I/2008 đạt 2,3 USD/kg giảm 0,27 USD/kg so với quý I/2007. Như vậy trong quý I/2008 giá xuất khẩu trung bình cá tra, ba sa là tương đối ổn định trong khi giá cá tra, ba sa nguyên liệu lại biến động mạnh từng tuần trong quý I/2008. Nguyên nhân chính là do các lô hàng xuất khẩu cá tra, ba sa trong quý I/2008 đều được ký kết từ trước đó. Tính toán sơ bộ cho thấy giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh của Việt Nam trong tháng 4/2008 đạt 2,44 USD/kg, giảm 0,52 USD/kg so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ so với tháng 3/2008. Các đơn hàng xuất khẩu trong các tháng quý II/2008 đều đã được ký với mức giá khá cao. Mức giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này trong quý II/2008 đạt mức từ 2,5 đến 2,8 USD/kg cho đến hết năm 2008.

Cơ cấu thị trường:

Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị. Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực, bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007.

Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước.

Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm.

Tuy nhiên, theo dự báo, sự suy thoái của nền kinh tế và sự tăng giá của các mặt hàng thủy sản sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ thủy sản của nước này trong năm 2009.

Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Nửa đầu năm, xuất

Bản cáo bạch NTACO

khẩu tôm đông lạnh và mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng mạnh so với năm ngoái.

Trong năm 2008, Nga đã trở thành tâm điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG VỀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU NĂM 2008

Về chủng loại thủy sản xuất khẩu:

Nguồn: vasep.com.vn

Nếu như trong những năm trước giá trị xuất khẩu từ tôm đông lạnh là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì trong năm 2008, khoảng cách chênh lệch giữa các mặt hàng tôm và các sản phẩm khác đã thu hẹp lại. Giá trị xuất khẩu tôm chiếm 36,1% giá trị thuỷ sản xuất khẩu, cá tra, basa chiếm 32,2%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khác.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN NĂM 2008

Bản cáo bạch NTACO

Vị thế của Công ty trong lĩnh vực chế biến cá tra, ba sa xuất khẩu:

Mặc dù không phải là một doanh nghiệp thủy sản ra đời sớm, nhưng chỉ sau 7 năm đi vào hoạt động, NTACO đã định hình được cả tên tuổi lẫn lợi thế cạnh tranh của mình. Với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản mà đặc biệt cụ thể là cá tra, basa, thông qua các sản phẩm phi lê đông lạnh và nhiều sản phẩm khác làm từ hai loại cá này, từ đó đến nay NTACO đã đạt được những kết quả khả quan và đặt những nền móng vững chắc cho một cuộc bứt phá lâu dài. Minh chứng cho điều này là lợi nhuận trên vốn năm 2007 của NTACO đạt trên 23% và trên 19% trong năm 2008 dù có nhiều khó khăn khách quan xảy ra trong giai đoạn này. Hiện sản phẩm NTACO đã có mặt trên 30 quốc gia như các nước châu Âu, châu Á, Canada, Mỹ, Mexico,Trung Đông,...

Có thể nói, với công suất hoạt động của nhà máy hiện hữu là từ 80 đến 100 tấn nguyên liệu/ngày, NTACO đủ sức cung ứng cho thị trường xuất khẩu của mình và cạnh tranh ngang ngửa với các công ty thủy sản khác trong nước. Nếu như hiện tại có không ít các công ty thủy sản khác đang chật vật với nguồn nguyên liệu đầu vào thì ở NTACO, các công ty chăn nuôi và câu lạc bộ chăn nuôi đã bảo đảm được 30% nguồn nguyên liệu cho năm 2007 và đến tháng 6-2008 đã nâng lên 50%. Không dừng lại ở đó, hiện công ty đang triển khai chương trình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF nhằm tạo vùng nguyên liệu đặc thù cho riêng mình, đồng thời tăng lợi nhuận trong chăn nuôi những lúc giá nguyên liệu lên cao. Với sự hậu thuẫn khá căn cơ này, NTACO có quyền kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của mình.

Ngoài lĩnh vực chính trên, NTACO còn đầu tư vào việc sản xuất, chế biến, kinh doanh thức ăn thủy sản, bao bì carton, sản xuất chế biến dầu cá, bột cá. Đây là những lĩnh vực kinh doanh mở rộng trong chiến lược đa dạng hóa của NTACO, xét trên tổng thể nó có sự tương tác và hỗ trợ rất đắc lực cho những ngành kinh doanh mũi nhọn của NTACO hiện nay. Trong suốt 7 năm qua là một chặng đường phấn đấu không ngưng nghỉ của NTACO, cũng nhờ vào những nỗ lực này mà thời gian qua NTACO lần lượt được cấp các chứng nhận như: HACCP, ISO, BRC, HALAL, EU CODE: DL 324. Đặc biệt, NTACO tại thời điểm hiện tại là công ty duy nhất ở Việt Nam được chứng nhận làm cá sinh thái do Tập đoàn IMO (Institule for Marketelogy) thuộc hệ thống NATURELAND cấp.

8.2. Triển vọng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu:

Đối với cá tra và cá basa, năm 2008 tiếp tục có nhiều thành tựu mới sau thành công của năm 2007 và năm 2006. Năm 2006 được coi là một cột mốc quan trọng đối với các loại cá này. Sau khi gặp trở ngại đối với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm nhiều thị trường mới và đã đạt mức tăng trưởng khoảng 30% so với năm 2005. Hiện nay, cá tra và cá basa Việt Nam đã trở thành mặt hàng truyền thống tại các thị trường như EU, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2006 Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi cá nước ngọt, chỉ sau cá hồi của Na Uy và cá rô phi của Trung Quốc, và Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi cá tra.

Bản cáo bạch NTACO

nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết cục đang làm thủ tục cho 30 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường EU. Hiện Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 trên thế giới về số lượng doanh nghiệp thủy sản được cấp code xuất vào thị trường EU với 301 doanh nghiệp.

Năm qua, Tổng vụ Y tế và Bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng EU đã 2 lần cử đoàn thanh tra sang thanh tra chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong thủy sản nuôi (1/2007) và thanh tra hoạt động kiểm soát VSATTP thuỷ sản chung và sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ (9/2007).

Kết quả, phía EU đánh giá cao hoạt động kiểm soát VSATTP thuỷ sản của Việt Nam, đáp ứng được các yêu cầu của EU và tiếp tục được phép xuất khẩu vào thị trường này.

Với hơn 500 triệu dân, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam, với thị phần trên 39%.

Các Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu dự báo, căn cứ theo đánh giá của nước sở tại và dự báo mức tăng trưởng khối lượng của toàn thị trường (khoảng 5-8%), giá thuỷ sản tại khu vực này trong năm nay sẽ ổn định và tăng từ 5-7%, tuỳ thị trường. Song, các doanh nghiệp cần lưu ý đối thủ xuất khẩu tôm đông lạnh chính vào châu Âu là các nước Bắc Âu, Nga, Ecuador, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Canada,...

EU đang là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của thế giới.

Bên cạnh đó, Nga vẫn là một trong những thị trường lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam hướng đến. Trong năm 2008, Nga vẫn tiếp tục đứng đầu trong các thị trường đơn lẻ về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007. Bên cạnh đó, Ukraine mới thực sự là là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng của năm 2008, với mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lượng và 221,1% về giá trị.

8.3. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty:

Để củng cố và nâng tầm thương hiệu, Công ty đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bao bì, 1 xưởng chế biến phụ phẩm, 1 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Việt Thái nhằm tự cung cấp cho hệ thống chăn nuôi của Công ty và tiêu thụ ra thị trường bên ngoài, đồng thời Công ty còn đang triển khai xây dựng 1 nhà máy chế biến dầu cá và bột cá, dự kiến dự án này sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào đầu quý III/2009. Song song đó, NTACO còn đầu tư thêm trang thiết bị máy đông IQF, tủ đông để tăng công suất; hoàn chỉnh hạ tầng hệ thống chăn nuôi cá khép kín 30ha tại phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang; đồng thời triển khai chương trình chăn nuôi tại thành phố Long Xuyên tăng lên 40 ha để nuôi cá sạch theo chương trình SQF. Những dự án trên một lần nữa tái khẳng định, NTACO đã xây dựng một kế hoạch dài hơn cho chặng đường phát triển sắp tới của mình, nhất là khi trở thành một công ty đại chúng.

Hiện tại, NTACO đang tạo việc làm cho hơn 1.400 lao động phổ thông và gần 120 CB - CNV có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Ở một khía cạnh khác, NTACO còn là một công ty chế biến thủy hải sản xuất khẩu có máy móc trang thiết bị rất hiện đại, quy tụ được một đội ngũ lao động và CB-CNV có tay nghề và trình độ cao. Ngoài ra, NTACO hiện là hội viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hội viên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong năm 2006 NTACO được Bộ

Bản cáo bạch NTACO

Với định hướng phát triển trong tương lai, NTACO sẽ tiếp tục duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

Một phần của tài liệu 20090904-ATA-ban-cao-bach (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)