IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT:
14. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức giai đoạn 200 9 2011:
Nguồn: Báo cáo quý II năm 2009
14.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
a. Điểm mạnh:
Nhà máy Công ty nằm trong vùng nguyên liệu cá tra, cá basa là tỉnh An Giang, nơi có ưu thế về điều kiện tự nhiên và là vùng đầu nguồn sông Cửu Long có nước ngọt quanh năm và lưu lượng lớn rất thích hợp cho việc phát triển nuôi cá tra, cá basa. Chính vì vậy, việc Công ty đặt nhà máy ngay trung tâm vùng nuôi cá giúp hạ thấp đáng kể chi phí vận chuyển so với sản xuất ở nơi khác.
Hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản nên Công ty luôn có nhu cầu về nguồn nhân công rất lớn. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long luôn được biết đến là có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẻ.
Trang thiết bị của nhà máy hiện đại tương đương với các doanh nghiệp lớn khác trong cùng ngành.
Bản cáo bạch NTACO
Công ty chưa phát triển mạnh việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hiện tại chủ yếu tập trung các thị trường truyền thống như: Châu Âu, Canada, Australia.
Quy mô nhà máy chế biến còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. c. Cơ hội:
Tiềm năng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam là rất lớn nhờ ưu thế chi phí thức ăn và nhân công rẻ nên Việt Nam có khả năng nuôi một loại cá với một mức giá đủ để thu hút người tiêu dùng. Ở thị trường châu Âu, cá tra, basa rẻ hơn so với cá tuyết từ Bắc Đại Tây Dương, rẻ hơn nhiều so với cá hồi, và thậm chí còn rẻ hơn so với hầu hết các loài khác đang có thị phần lớn trên thị trường.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu, trong đó có ngành thủy sản. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO nhưng xuất khẩu thủy sản có những lượng doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các Mỹ, Nhật Bản,… tăng hai lần so với trước, hàng thủy 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản phẩm xuất khẩu đa d.
Hiện tại, nhu cầu cá tra, basa ở thị trường thế giới còn đang gia tăng và chưa có dấu hiệu sẽ bão hòa, nhưng nếu sản lượng cá của Việt Nam đưa ra thị trường thế giới cứ tiếp tục tăng đột biến như những năm vừa qua, cộng với khả năng Trung Quốc, Bănglađét và một số nước Asean như: Myanma, Thái Lan và Campuchia,… đầu tư vào sản xuất sản phẩm này, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Tuy nhiên, khả năng mất cân đối cung - cầu cũng khó xảy ra trong tương lai.
An toàn vệ sinh thực phẩm đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiêu chuẩn về hóa chất, dư lượng kháng sinh,... do các nước nhập khẩu đưa ra ngày càng khắt khe. Rào cản này vẫn là trở ngại lớn nhất với xuất khẩu thủy sản nước ta trong những năm tới.
14.2. Kế hoạch chiến lược thực hiện trong 03 năm từ năm 2009 đến năm 2011
a. Củng cố và phát triển thị trường phân phối sản phẩm:
Duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng.
Cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng: giao hàng đúng tiến độ, chất lượng sản phẩm cao và bảo đảm chính xác theo hợp đồng.
Quảng bá thương hiệu và sản phẩm trên website và các phương tiện thông tin đại chúng.
Đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế.
a. Đầu tư:
Nhằm tiến đến mục đích phát triển bền vững, trong năm 2008 Công ty đã đầu tư chuyển biến đáng khích lệ. Số
thị trường khó tính như: EU, sản Việt Nam đã có mặt trên 1 dạng hơn về chủng loại. Nguy cơ:
Bản cáo bạch NTACO
công nhân. Sau khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp khoảng 15.000 tấn cá/năm, với sản lượng cá nguyên liệu này đảm bảo đến 30% - 40% nguyên liệu liệu sạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó giúp cho Công ty chủ động trong việc tiến hành các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn và cũng như công tác bình ổn giá thành sản xuất. Một số thông tin cơ bản về dự án:
❖ Dự án vùng nuôi trồng thủy sản 1 – TC.SQF – NTACO
- Tên công trình: Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản 1 – TC.SQF – NTACO
- Địa điểm thực hiện dự án: khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, phía Tây Bắc giáp kênh nổi Long Hưng, phía Đông Nam giáp rạch Cái Sao, phía Đông Bắc giáp vùng lúa, phía Tây Nam giáp đất phù sa.
- Tổng diện tích khu đất sử dụng cho dự án: 50 ha, bao gồm 50 hầm nuôi và các công trình hạ tầng phục vụ cho công tác nuôi trồng.
- Cơ sở pháp lý: Dự án được chấp nhận về chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang theo công văn số 333/XN.UBND ngày 11 tháng 05 năm 2007 và giấy chứng nhận đầu tư số 52121000073 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cấp ngày 11 tháng 10 năm 2007.
- Quy mô và mục đích đầu tư: Vùng nuôi có công suất nuôi trung bình 15.000 tấn cá/năm. Toàn bộ nguồn nguyên liệu này sẽ đảm bảo khoảng 30%-40% cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian một năm.
- Tổng số vốn đầu tư cho dự án: 46.300 triệu đồng, trong đó:
Giá trị xây lắp : 300 triệu đồng
Trang thiết bị : 1.000 triệu đồng
Giá trị quyền sử dụng đất : 40.000 triệu đồng
Chí phí thuê đào hầm : 5.000 triệu đồng
- Thời gian triển khai dự án: Hiện nay dự án đang được triển khai đúng tiến độ và đã chính thức đi vào hoạt động trong quý II năm 2008.
Dự án sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 02 (hai) năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 (hai) năm tiếp theo.
❖ Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản TC.GAP
- Tên dự án: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản TC.GAP
- Vốn đầu tư : 26.682 triệu đồng, trong đó:
Giá trị xây lắp : 9.500 triệu đồng
Trang thiết bị : 1.000 triệu đồng
KTCB khác : 500 triệu đồng
Bản cáo bạch NTACO
Vốn lưu động : 15.182 triệu đồng ❖ Dự án: nhà máy chế biến bột cá – mỡ cá
- Vốn đầu tư: 29.188 triệu đồng, trong đó:
Giá trị xây lắp : 3.600 triệu đồng
Trang thiết bị : 7.059 triệu đồng
KTCB và các chi phí khac : 1.613 triệu đồng
Chi phí dự phòng : 1066 triệu đồng
Vốn lưu động : 15.850 triệu đồng
Hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, vững mạnh, trong năm 2008 Công ty đã xin giấy phép thành lập Xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản Việt Thái. Với ưu thế nằm ngay trong vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt lớn nhất cả nước nhu cầu về thức ăn cho cá ngày càng tăng cao. Đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh An Giang chỉ duy nhất 01 (một) nhà máy chế thức ăn gia súc của Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang. Mặt khác, trong quý II năm 2008 Công ty đã cho Vùng nuôi thủy sản 1 – TC.SQF – NTACO đi vào hoạt động. Một phần sản phẩm từ nhà máy thức ăn sẽ cung cấp cho vùng nuôi này. Một số thông tin cơ bản về dự án:
- Tên công trình: Xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản Việt Thái
- Địa điểm thực hiện dự án: tổ 18, Quốc lộ 91, ấp Bình An, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Dự án nằm tại vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sông lẫn đường bộ, phía đông bắc giáp sông Hậu, phía đông nam giáp quốc lộ 91.
- Tổng diện tích khu đất sử dụng cho dự án: 5.800 m2, bao gồm các công trình cơ bản như: Xí nghiệp chế biến và sản xuất thức ăn gia súc, kho thành phẩm, các công trình phụ trợ và đường nội bộ.
- Cơ sở pháp lý: Dự án được chấp nhận về chủ trương của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh An Giang theo quyết định số 213/QĐ-STNMT-MT ngày 28 tháng 12 năm 2007 và giấy chứng nhận đầu tư số 52121000085 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cấp ngày 10 tháng 10 năm 2007.
- Quy mô và mục đích đầu tư: Xí nghiệp có công suất sản xuất trung bình 24.000 tấn thức ăn/năm. Nếu như so với nhu cầu thức ăn cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 35.000 tấn/năm thì thị trường của sản phẩm này còn rất tiềm năng và phát triển trong tương lai.
- Tổng số vốn đầu tư cho dự án: 110.622 triệu đồng, trong đó:
Giá trị xây lắp : 7.679 triệu đồng
Trang thiết bị : 13.000 triệu đồng
KTCB khác : 1.074 triệu đồng
Chí phí dự phòng : 1.539 triệu đồng
Vốn lưu động : 87.330 triệu đồng
Bản cáo bạch NTACO
dự án đã chính thức đi vào hoạt động vào quý III năm 2008.
Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động toàn bộ dự án đã được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 15%/năm với thời hạn áp dụng mức thuế suất này là 12 (mười hai) năm. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 03 (ba) năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 07 (bảy) năm tiếp theo.
14.3. Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện:
Đơn vị tính: ngàn đồng
CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
Vốn điều lệ 100.000.000 100.000.000 100.000.000
Doanh thu thuần 450.000.000 530.000.000 640.000.000
Tăng trưởng doanh thu 16,90% 17,80% 20,75%
Lợi nhuận sau thuế (LNST) 25.000.000 30.000.000 35.000.000
Tăng trưởng lợi nhuận 31,60% 20,00% 16,70%
Tỷ lệ LNST/Vốn điều lệ 25,00% 30,00% 35,00%
Tỷ lệ LNST/Doanh thu thuần 5,55% 5,66% 5,47%
Cổ tức (đồng/cổ phiếu/năm) 2.000 2.200 2.500