Trong quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không tránh được có những lúc khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả. Để tránh trường hợp rủi ro, tổn thất của các khoản phải thu khó đòi gây ra doanh nghiệp cần lên kế hoạch trích lập dự phòng khi quá hạn mà chưa thấy khách hàng thanh toán.
Theo thông tư 48/2019/TT-BTC quy định mức trích lập phải thu khó đòi như
Khi lập BCTC, kế toán viên sẽ tiến hành trích lập bổ sung dự phòng phải thu khó đòi nếu mức trích lập năm nay lớn hơn mức trích lập năm trước. Kế toán hạch toán bút toán sau:
Nợ TK 6422 : Mức trích lập thêm
Có TK 2293 : Mức trích lập thêm
Tuy nhiên nếu mức trích lập năm nay nhỏ hơn năm trước, kế toán sẽ hoàn nhập, ghi nhận:
Nợ TK 2293 : Mức dự phòng hoàn nhập
Có Tk 6422 : Mức dự phòng hoàn nhập
Trong trường hợp không thể thu hồi được các khoản nợ, kế toán sẽ tiến hành hạch toán bút toán xóa sổ, ghi nhận như sau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Diệu Linh
Nợ TK 2293: Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã trích lập dự phòng) Nợ TK 6422: Chi phí QLDN (nếu chưa trích lập )
Có TK131: Phải thu của KH
Trường hợp thu hồi được các khoản nợ phải thu khó đòi đã tiến hành xóa sổ, kế toán sẽ hạch toán số tiền đó vào “TK 711 - Thu nhập khác” , ghi nhận như sau:
Nợ TK 111/112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711: Thu nhập khác
Cụ thể, năm 2020 đối với khách hàng là Công ty TNHH cung ứng dịch vụ An Bình, doanh nghiệp cần tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với đơn hàng bán ngày 29/04/2020. Do công ty An Bình đã quá hạn thanh toán trên 6 tháng theo như cam kết đã ký trong hợp đồng mua hàng. Kế toán dựa trên các chứng từ gốc tiến hành trích lập dự phòng:
Số tiền cần trích lập = 12.045.000 * 30% = 3.613.500
Nợ TK 6422 : 3.613.500
Có TK 2293 : 3.613.500
(Phụ lục 6 - Sổ chi tiết phải thu khách hàng Công ty TNHH cung ứng dịch vụ An Bình )