Nguồn: Ban quảnlý rừng phòng hộ tỉnh Kon Tum, Báo cáo tình hình phát triển rừng phòng hộ tại Địa bàn năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật kinh tế (Trang 32 - 36)

Về giá trị đa dạng sinh học. Rừng Kon Tum có tính đa dạng sinh học cao,

là cái nôi sinh sống của rất nhiều loài động vật, thực vật có giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Kon Tum có khoảng 1.610 loài thực vật thuộc 734 chi của 175 họ thực vật trong đó có nhiều loài thực vật quý như Sâm Ngọc Linh, Pơ mu, Trầm hương, Vàng đắng, Trắc, Cẩm lai, Gõ đỏ và các loài khác. Về hệ động vật, có trên 100 loài thú, 350 loài chim và nhiều loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một số loài quý hiếm như Hổ, Bò rừng, Trĩ, Sao và các loài khác.

Là tỉnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu nên mặc dù diện tích không nhiều nhưng các khu rừng này vẫn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản… Do đó, những năm qua, tỉnh đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiện có. Do biến đổi khí hậu, cùng mức sụt lún hàng năm, vùng ven biển ở tỉnh ta thường chịu tác động rất lớn của mực nước biển dâng. Sự thay đổi dòng chảy, các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện nhiều, mực nước biển dâng cao kết hợp với triều cường và sóng biển gây ảnh hưởng ngày một nhiều hơn tới diện tích rừng ngập mặn. Các cơn bão lớn, áp thấp nhiệt đới, đợt rét đậm trong những năm qua cũng làm thiệt hại, khiến diện tích rừng ven biển của tỉnh suy giảm. Trong khi đó, công tác trồng và phát triển rừng ngập mặn cũng gặp nhiều khó khăn khi rừng non mới trồng thường bị con hà bám làm cây sinh trưởng kém, dễ bị chết. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và chủ rừng để bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng bằng nhiều hình thức như: cắm biển cảnh báo, phát tờ rơi, tuyên truyền trên đài phát thanh của huyện, xã… Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc chủ rừng và chính quyền các xã có rừng thực hiện nghiêm quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các khu rừng có nguy cơ cháy cao. Cùng với công tác tuyên truyền, UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy và chính quyền các xã có rừng thường xuyên tổ chức tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi phá rừng, khai thác lâm sản trái phép… Trong năm 2018, các lực lượng đã phát hiện, xử lý hành chính 6 vụ vi phạm về quản lý rừng và bảo vệ lâm sản,

thu nộp ngân sách Nhà nước 45,4 triệu đồng. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật số liệu, diễn biến rừng; tiến hành lập hồ sơ và giao khoán bảo vệ rừng ngay từ đầu năm. Đến nay, toàn bộ diện tích rừng của tỉnh cơ bản được bảo vệ tốt, trong khoảng 5 năm trở lại đây không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

2.2.2 Tình hình bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Đối với rừng đặc dụng, phòng hộ việc tổ chức công tác bảo vệ được thực hiện theo Chỉ số 1788/CT-BNN-TCLN và Văn bản số 1234/UBND-NNTN6.Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp, các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng đất rừng đất rừng đặc dụng, phòng hộ không đúng mục đích; đề xuất những giải pháp thực sự có hiệu quả để ngăn chặn kịp thời những khu vực trọng điểm về lấn chiếm đất rừng, phá rừng, khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trái phép; quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không phải lâm nghiệp.

Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định; trong đó bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên, bảo tồn nguồn gen và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng; đánh giá sâu sắc hơn về công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường trong khu rừng đặc dụng như: phát triển hệ thống nhà thư viện, bảo tàng, phòng tiêu bản từ đó xác định nhiệm vụ cần triển khai trong giai đoạn tới; kết hợp giữa bảo tồn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và cung ứng dịch vụ môi trường rừng; về phát triển dược liệu dưới tán rừng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiêu chí cụ thể, đi đôi với kiểm tra, giám sát.

Khuyến khích các chủ rừng tổ chức triển khai hoạt động du lịch sinh thái bền vững và đúng quy định của pháp luật để tạo nguồn thu, từng bước nâng cao khả năng tự chủ tài chính của các chủ rừng. Hoạt động sinh thái trên cơ sở có đề

6 Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

và Văn bản số 1234/UBND-NNTN ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh liên quan nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.

án được phê duyệt, hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng không thực sự thiết yếu, đảm bảo không làm thay đổi quyền sở hữu và sử dụng rừng của chủ rừng.

Đẩy nhanh triển khai, thực hiện tự chủ về tài chính, bám sát quy định của nhà nước về tự chủ, có phương án cụ thể trên cơ sở rà soát các nguồn thu từ phí, giá, dịch vụ để trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Rà soát diện tích đất chưa có rừng nhưng thực tế không thể trồng được rừng (khu vực có độ dốc lớn, đá lẫn...) để đề xuất cơ chế chính sách.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, ban chỉ huy (BCH) Bộ đội biên phòng tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Chi cục Kiểm lâm, các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên(TNHH MTV) lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng duy trì lực lượng hoạt động bình thường để tổ chức hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý nhằm tránh việc các đối tượng xấu lợi dụng sự lơ là của lực lượng bảo vệ rừng trong những ngày lễ để thực hiện các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng phân công, huy động, bố trí toàn bộ lực lượng thực hiện tổ chức công tác tuần tra, truy quyét, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và các vụ cháy rừng trên lâm phần quản lý trong dịp lễ; bố trí việc nghỉ bù phù hợp cho lực lượng trực quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng sau dịp lễ 30/4 và 1/5. Trường hợp để xảy ra tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc cháy rừng trên địa bàn quản lý thì Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

UBND tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thành phố tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các các đơn vị chức năng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, truy quét và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong khu vực biên giới do đơn vị quản lý; BCH Quân sự tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng và phương tiện tham gia ứng cứu các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Phương án Phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc, các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm; báo cáo, tham mưu UBND tỉnh các vấn đề phức tạp phát sinh. Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Căn cứ vào tình hình thực tế, thường xuyên huy động lực lượng tổ chức các đợt cao điểm ra quân tuần tra, truy quét và xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn quản lý theo quy định, với mục tiêu giữ vững và phát triển diện tích rừng hiện có. Đồng thời, giao Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng kiểm lâm khẩn trương kiểm tra, xác định rõ hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm trong các vụ việc, tiến hành xử lý hoặc báo cáo cấp thẩm quyền xử lý nghiêm theo quy định. Nếu phát hiện tình trạng phá rừng, yêu cầu chủ rừng hoặc các đối tượng vi phạm tổ chức trồng lại rừng đối với diện tích bị phá và đánh giá, xem xét xử lý trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng khi để xảy ra các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn quản lý.

Nhiệm vụ bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng, được cơ quan ban ngành tỉnh Kon Tum tăng cường chặt chẽ vào các thời kỳ “nhạy cảm”, mà nguy cơ bị thiệt hại về rừng cao. Đó là vào các thời điểm địa bàn có tình trạng nắng nóng, khô hanh xảy ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng thời gian mà người dân trên địa bàn tiến hành các hoạt động sản xuất nương rẫy, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là đối với diện tích rừng mới trồng, vườn cây cao su. Bên cạnh đó tình hình vi phạm Luật Lâm nghiệp đang có nhiều diễn biến phức tạp. Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) ngay từ đầu năm 2021; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu7: Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng là trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật kinh tế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w