tại một số huyện tại địa bản Kon Tum còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp, gây ảnh hưởng tới việc huy động các chủ rừng, người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng; Công tác chỉ đạo, điều hành chưa quyết liệt, tổ chức bộ máy quản lý quỹ bảo vệ rừng của Tỉnh chậm được kiện toàn, hội đồng quản lý quỹ của tỉnh chưa phát huy được vai trò chủ động trong quá trình ra quyết định và chỉ đạo; chậm phê duyệt kế hoạch thu chi và chưa chú trọng tới công tác tuyên truyền, phổ biến để tạo sự dồng thuận chung trong toàn xã hội.
Một nguyên nhân nữa, cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến tình trạng vi phạm trong việc quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ đó là, công tác thanh tra kiểm tra còn mang nặng tính hình thức nhiều vụ việc được phát hiện liên quan đến cán bộ công chức tiếp tay, bảo kê cho lâm tặc phá rừng không được xử lý nghiêm minh hoặc có xử lý nhưng cũng chỉ dừng ở mức cảnh cáo, khiển trách nên tính răn đe, tính giáo dục chưa cao gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
2.2.3.4. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ hệsinh thái rừng phòng hộ sinh thái rừng phòng hộ
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở Kon Tum là vấn đề đặc biệt quan trọng, không những cho nội vùng mà còn có vai trò chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Đặc biệt, tài nguyên rừng còn gắn với không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Kon Tum. Hiện nay, nguồn tài nguyên rừng đang bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh suy giảm về diện tích và chất lượng rừng, đa dạng sinh học rừng cũng bị suy giảm nhanh chóng. Những loài gỗ quý có giá trị thương mại cao còn lại rất hiếm và chỉ có ở những vùng xa xôi hiểm trở. Nhiều loại thực vật rừng có giá trị như các loại thảo dược ngày càng bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng như sâm Ngọc Linh, nấm linh chi, lá kim cương… Số lượng các loài động vật rừng cũng bị giảm mạnh, đặc biệt là các loại thú quý hiếm như tê giác, voi, hổ, báo, trăn… hầu như còn rất ít9. Các loại chim công, chim trĩ, gà tiền mặt đỏ… từ lâu ít thấy xuất hiện. Môi trường sinh thái của rừng Kon Tum đang dần trở thành đơn điệu và nghèo
9 Công văn số 2808/BNN-TCLN ngày 21/8/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc triển khaikế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014.