Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và quy chế bảo vệ rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật kinh tế (Trang 42 - 45)

7 Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 08/01/2021 về việc tăng cường công tác quản lý, bảovệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

2.2.3.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng và quy chế bảo vệ rừng phòng hộ

Trên cơ sở sát nhập 03 Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Nhoong, Đăk Blô và Đăk Long, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 15/11/2018 giao rừng và đất lâm nghiệp (trước đây thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Blô, Đăk Nhoong, Đăk Long) cho Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei quản lý theo quy định. Cụ thể, vị trí tại các xã Đăk Blô, Đăk Nhoong, Đăk Long, huyện Đăk Glei. Diện tích: 42.661,22 ha. Hiện trạng đất theo quy hoạch 03 loại rừng: Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch phòng hộ 42.373,74 ha; Rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch sản xuất 287,48 ha và theo loại đất, loại rừng (Diện tích đất có rừng tự nhiên 39.424,13 ha; Rừng trồng 1.773,31 ha; Đất chưa có rừng 1.463,78 ha).

Có thể khẳng định, kể từ khi tỉnh Kon Tum triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các đơn vị chủ rừng cũng như người dân đã có thêm nguồn thu nhập đáng kể, từ đó ngày càng thêm gắn bó hơn với rừng. Nhiều diện tích rừng đã được bảo vệ hiệu quả, xanh tốt, xóa bỏ tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Có thể kể ra một số kết quả thực tiễn như sau:

Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà tăng cường giao khoán rừng cho cộng đồng theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà đã phát huy vai trò cộng đồng trong việc bảo vệ sự bình yên cho những khu rừng và làm hồi sinh tài nguyên rừng. Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà được giao quản lý 21.326,78ha rừng và đất lâm nghiệp trên 20 tiểu khu trải dài từ các xã Ngọc Yêu, Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông), đến các xã Đăk Pxi, Đăk Ui, Ngọc Réo, Ngọc Wang (huyện Đăk Hà), giáp với các xã Đăk Kôi, Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lung (huyện Kon Rẫy) và Đăk Tăng (huyện Kon Plông).

Rừng trên lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà là rừng đầu nguồn sông Đăk Pxi, thuỷ lợi Đăk Uy... Đây là con sông cung cấp nguồn nước quan trọng cho nhiều công trình thuỷ điện và sản xuất nông nghiệp ở địa

phương. Tuy nhiên, do lâm phần trải dài, tiếp giáp với nhiều huyện nên việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ có thời điểm gặp không ít khó khăn, phức tạp. Theo đánh giá của phòng Kỹ thuật Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà, có nhiều khu rừng ở xã Ngọc Réo trước đây khi còn trực thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Tum thường bị lâm tặc hoành hành và người dân phát làm nương rẫy trái phép. Nhưng kể từ khi thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng và chuyển đổi diện tích rừng này về Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà, rừng ngày càng được quản lý bảo vệ tốt. Trên lâm phần, không còn “điểm nóng” như trước. Kể từ khi Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà giao khoán 262,8ha rừng cho cộng đồng, dân làng phân công nhau tuần tra, bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng, phát rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ trái phép. Tài nguyên rừng trên địa bàn ngày càng hồi sinh. Chỉ riêng năm 2018 này, cộng đồng thôn Đăk Phía được Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà chi trả 92,31 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng, dân làng có điều kiện mua sắm bộ cồng chiêng, góp phần xây dựng lại nhà rông, và hỗ trợ các hộ tham gia bảo vệ rừng...

Trong việc bảo vệ rừng, thôn Đăk Phía chia 99 hộ trong cộng đồng thành 6 nhóm. Hằng tháng, trong cộng đồng luôn có 3 nhóm thay phiên nhau đi tuần tra bảo vệ rừng, mỗi lần đi tuần tra 1 ngày. Cứ tháng này 3 nhóm này đi, thì tháng sau 3 nhóm khác đi. Khi đi tuần tra, các nhóm đều phối hợp với cán bộ, nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà.

Song song với công việc giao khoán, rừng và chi trả các chi phí dịch vụ để bảo vệ rừng, thì Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum đã chỉ đạo UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành chức năng triển khai đồng bộ quyết liệt nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động khai thác, vận chuyển, cất giữ, mua bán gỗ trái pháp luật.

Việc thực hiện chính sách về giao rừng, đất rừng đã mang lại hiệu quả rõ rệt: tình trạng khai thác gỗ, phá rừng trái pháp luật giảm đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhận thức về lợi ích, tác dụng của rừng phòng hộ nên đã có ý thức trong quản lý, bảo vệ và trồng rừng tốt hơn. Đặc biệt, thu nhập từ việc bán các nguồn lợi lâm sản khai thác hợp pháp từ rừng đã góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Tuy nhiên, việc giao đất, giao rừng tại Kon Tum đang gặp một số vấn đề bất cập đó là: qui định trách nhiệm và quyền hưởng lợi của chủ rừng vẫn mang tính định hướng, thiếu cụ thể; thiếu chính sách đầu tư, hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân sau khi nhận rừng. Bên cạnh đó, tình hình vi phạm quy định về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn phổ biến và phức tạp. Thống kê từ năm 2015 đến năm 2020 lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 6.050 vụ vi phạm, trong đó có 3.880 vụ vi phạm phát rừng trái phép với diện tích vi phạm là 1.293 ha; 134 vụ vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã; 323 vụ cháy rừng thiệt hại 3.059,7 ha, gồm 2966,8 ha rừng trồng và 92,9 ha rừng tự nhiên; số vụ còn lại là các vi phạm trong khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản. Trong tổng số 6050 vụ vi phạm có 5.661 vụ xử lý hành chính và 225 vụ tố tụng hình sự, đã đưa ra xét xử 21 vụ với 31 bị can. Tổng số tiền phạt và tiền bán lâm sản tịch thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 15 tỷ đồng. Trong đó, riêng trong thời gian tổ chức truy quét từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện 24 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp với khối lượng khoảng 74 m3 gỗ tròn và quy tròn các loại; gây thiệt hại gần 01 ha rừng tự nhiên, rừng sản xuất; thu giữ 25 sản phẩm gỗ, 46 cá thể động vật rừng và tạm giữ 05 xe máy độ chế. Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương, đơn vị thiếu sâu sát, lơ là nhiệm vụ để xảy ra nhiều vụ xâm hại đến tài nguyên rừng. Đặc biệt, tại các Tiểu khu 519; 520; 521; 522 thuộc rừng phòng hộ khu vực đèo Măng Đen, huyện Kon Rẫy liên tục bị người dân tàn phá, xâm hại. Qua kiểm tra đã phát hiện tại khu vực đèo Măng Đen có 15 điểm rừng bị tàn phá, phát luỗng và đốt dưới tán rừng với diện tích 5,278 ha rừng tự nhiên đã được quy hoạch chức năng phòng hộ, trong đó có 13 điểm thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy quản lý và có hai điểm thuộc lâm phần quản lý của UBND thị trấn Đăk Rờ Ve, huyện Kon Rẫy.

Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép và các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng diễn biến ngày càng phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại một số địa bàn như: Huyện Konplong, TumơRông, Sa Thầy, Kon Rẫy, ĐăkGlei.

Để chấn chỉnh tình trạng này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiến hành làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật về Đảng, chính quyền theo thẩm

quyền8. Kết quả xử lý như sau: Xử lý kỷ luật về Đảng: Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Rẫy đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với chi bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy và 11 đảng viên chi bộ (khiển trách 10, cảnh cáo một); Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xử lý kỷ luật đối với hai đảng viên, ông Nguyễn Kim Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum; ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Kon Tum. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xử lý kỷ luật 15 cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý (Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy và Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy), trong đó khiển trách tám; cảnh cáo bảy, đồng thời chuyển công tác khác đối với Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Kon Rẫy. UBND huyện Kon Rẫy đã tổ chức kiểm điểm đối với tập thể UBND huyện và 10 thành viên của UBND dân huyện, UBND thị trấn Đắk Rờ Ve với hình thức khiển trách.

Như vậy, thực tế cho thấy hiện nay tại Kon Tum, tình trạng phá rừng phòng hộ làm rẫy trái pháp luật nhưng chưa phát hiện, ngăn chặn kịp thời vẫn còn xảy ra nhiều địa phương của Tỉnh, gây nên tình trạng chảy máu rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ rừng chưa được vững chắc, còn bị động. Trên diện tích đã được Nhà nước giao cho các chủ rừng, việc bảo vệ rừng chủ yếu do chủ rừng tự đảm đương, sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm sở tại chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao. Công tác xử lý các vụ vi phạm lâm luật của các cơ quan chức năng chưa kiên quyết, đùn đẩy trách nhiệm, tính giáo dục, thuyết phục và răn đe hạn chế, hậu quả rừng bị xâm hại, một số nơi người dân có biểu hiện coi thường pháp luật về bảo vệ rừng.

Nguyên nhân của những tình trạng nêu trước được kể đến trước hết xuất phát từ việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng phòng hộ trên địa bàn Tỉnh vẫn bộc lộ những vấn đề bất cập như: việc huy động nguồn thu vẫn còn hạn chế ngoài 2 đối tượng sử dụng rừng (thuỷ điện, nước sạch) thì Tỉnh chưa huy động được nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. Việc thu phí dịch vụ môi trường rừng chưa được triển khai quyết liệt, thiếu chế tài xử lý nên các cơ sở thuỷ điện vừa và nhỏ không thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng chi trả tiền đầy đủ, kịp thời; Việc giải ngân chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ luật kinh tế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w