nàn. Sự suy giảm tài nguyên rừng, đất rừng Kon Tum là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái và đe dọa nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như thiếu nước mùa khô, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng. Do đó, bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng là vấn đề cấp thiết hiện nay để không những hạn chế thiệt hại về con người và tài sản của đồng bào mà còn phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cho địa bàn Kon Tum. Rừng có vai trò quan trong như vậy nhưng các yếu tố làm phát sinh hành vi hủy hoại rừng vẫn hiện hữu, đòi hỏi cần có biện pháp ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi, trả lại sự sống cho rừng Kon Tum.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện và đã có các chế tài nghiêm để xử lý. Tuy nhiên để nhân dân có nhận thức và ý thức về bảo vệ rừng cần phải tuyên truyền sau rộng và nâng cao dân trí, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng sâu vùng xa. Tuyên truyền cho họ biết các lợi ích từ rừng cũng như tạo sinh kế lâu dài cho người dân hưởng lợi từ rừng.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆUQUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
3.1.1 Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ luật của Nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ và đất rừng phòng hộ thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và bảo vệ đây là quan điểm cực kỳ quan trọng, đúng đắn của Đảng ta. Chính vì vậy rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người thay mặt nhân dân đứng lên quản lý toàn bộ rừng phòng hộ, nhà nước là chủ sở hữu rừng đất rừng, có quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt. Việc sử dụng rừng phòng hộ của các đối tượng được nhà nước bảo đảm bằng pháp luật và từ đó mở rộng các quyền của người sử dụng rừng đất rừng nhƣ chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, kế thừa, thế chấp giá trị quyền sử dụng rừng, đất rừng. Từ đó cho thấy nhà nước quan tâm đến lợi ích của những người sử dụng rừng, đất rừng và nhà nước công nhận quyền và nghĩa vụ của họ nhất là các hộ gia đình, cá nhân đã tạo động lực thúc đẩy quá trình sử dụng rừng đất rừng hợp lý hơn, thu hút được nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Đây chính là lý do giải thích tại sao việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ trước hết phải phù hợp với chủ trương, đƣờng lối của Đảng thành kế hoạch để có thể quản lý rừng phòng hộ. Các văn bản pháp quy phạm của các cấp, các ngành được ban hành phải phù hợp với văn bản của trung ương. Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được qui định là cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng trung ương, thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa các hoạt động trong quá trình quản lý sử dụng rừng phòng hộ.
Những chính sách của Đảng và Nhà nước cần được quán triệt thực thi và thể hiện trong các quy phạm về pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ đó là, Chính sách trong lĩnh vực bảo vệ rừng với chính sách giao rừng phòng hộ phải có sự
thống nhất giữa Bộ và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) đảm bảo mỗi chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng phòng hộ; Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, các chính sách khác để huy động tổng lực sức dân cho công tác bảo vệ rừng phòng hộ như tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ gia đình cho đồng bào dân tộc, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản cũng cần được thống nhất và quy định cụ thể trong luật để có các bước triển khai, tạo thêm động lực thiết thực cho cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ rừng.
3.1.2 Đảm bảo sự thống nhất hệ thống văn bản pháp luật
Pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các hoạt
động quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ. Vì vậy phải thường xuyên rà soát hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, loại bỏ các văn bản trùng lặp, mẫu thuẫn với Luật bảo vệ và phát triển rừng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn. Chỉ khi, đảm bảo sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng mới tăng được sức mạnh của hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ trên thực tế, từ đó mới góp phần nâng cao giá trị của rừng phòng hộ trong cuộc sống của toàn dân.
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế, bất cậpcủa pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ là một bộ phận của hệ thống pháp luật nói chung nên các quy phạm pháp luật này ban hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ rừng. Các quy phạm pháp luật này do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật hình sự do Quốc hội ban hành; Nhưng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng khác chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành như Chính phủ, UBND các cấp, Bộ NN & PTNT để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến lĩnh vực này.
Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản cơ sở hạ
tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh, định cư ổ định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. - Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống Quốc gia; bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nguồn đào tạo nhân lực cho việc bảo vệ rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phương tiện phục vụ chũa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo.
Muốn bảo đảm chính sách trên, đòi hỏi phải có một hành lang pháp lý vững chắc để thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, thông qua: Đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm về quản lý, bảo vệ phát triển và sử dụng rừng; luật tục và phong tục, tập quán của các địa phương và các dân tộc ít người cần được xem xét, kết hợp với pháp luật nhà nước để xây dựng các quy ước bảo vệ rừng. Đòi hỏi pháp luật phải quy định địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các chủ thể trong công tác bảo vệ rừng. Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng đòi hỏi nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm xác định cụ thể những vấn đề: cơ cấu tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ rừng; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng...
3.1.4 Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ phù hợp với phápluật quốc tế luật quốc tế
Rừng là loại tài nguyên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đảm đảm sự bền vững của môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Chính vì vậy, bảo vệ rừng là một trong những nội dung được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Hiện nay, khá nhiều Điều ước quốc tế (ĐUQT) có liên quan đến bảo vệ loại tài nguyên này đã được ra đời với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù, thực tế cho thấy: “các ĐUQT về bảo vệ môi trường có liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng đã được nội luật hóa, đi vào thực tiễn và đem lại những thành công nhất định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái và góp phần giảm thiểu các sự cố
môi trường”10. Triển khai thực hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học; Công ước về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu; Hiệp định ASEAN về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên, là các ĐUQT đã được triển khai, nội luật hóa và thực thi trong pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong mối tương quan với các ĐUQT còn nhiều hạn chế, đó là còn tồn tại sự thiếu thống nhất, chưa phù hợp và thiếu cụ thể. Điều này đã làm giảm hiệu quả của những nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế tại Việt Nam. Chẳng hạn việc thiếu các quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các trung tâm cứu hộ động vật, trong khi đây là điều kiện cần thiết để thực thi tốt các quy định của quốc tế về đảm bảo đa dạng sinh học trong rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng.
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về rừng phòng hộ
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Hệ thống quản lý lâm nghiệp bao gồm hệ thống quản lý Nhà nước về rừng, đất rừng và hoạt động lâm nghiệp, ngoài nhiệm vụ tạo ra một vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của ngành phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các Công ty lâm nghiệp, các chủ rừng thuộc các thành phần kinh tế còn có trách nhiệm xây dựng những khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng, cải thiện môi trường sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng. Trong những thập niên gần đây, nhân loại đứng trước thảm họa suy thoái môi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phục hồi môi trường11. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân đóng vai trò không nhỏ cho những tồn tại, hạn chế của tình trạng suy thoái rừng phòng hộ, tình trạng vi phạm nghiêm trọng nạn chặt phá rừng trên là một phần xuất phát từ những bất cập của pháp luật. Do đó, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật bảo vệ rừng. Luật Bảo vệ và phát triển rừng ra đời đã đáp ứng được phần nào đòi hỏi bức
10 Vũ Thị Duyên Thủy, “Đánh giá sự phù hợp của pháp luật bảovệ rừng ở Việt Nam với các điều ước quốc tếvề bảo vệ môi trường” Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2016; Tr.55