7 Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 08/01/2021 về việc tăng cường công tác quản lý, bảovệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
2.2.3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ở tỉnh Kon Tum
Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 tại Điều 5 và Điều 8 thì trách nhiệm bảo vệ rừng là của chủ rừng, của các Bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan ngang Bộ; UBND các cấp. Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng và tham mưu các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện chủ trương bảo vệ rừng tại gốc của tỉnh Kon Tum, Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum đã củng cố hệ thống tổ chức, bố trí 110 cán bộ kiểm lâm địa bàn tại 80 xã có rừng trong toàn tỉnh để tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp các Chủ rừng và chính quyền địa phương tập trung bảo vệ rừng chống xâm canh phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu, bệnh hại rừng, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm.
Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe doạ, các thảm hoạ thiên tai xảy ra với cường độ dày hơn, việc bảo vệ rừng phòng hộ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Rừng phòng hộ là rừng được trồng và sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, đất của môi trường tự nhiên. Rừng sẽ giúp chống xói mòn, hạn chế thiên tai, đồng thời điều hòa khí hậu, hơn cả là bảo vệ, điều hoà môi trường sinh thái. Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo 3 chức năng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa theo một hệ thống quản lý thống nhất từ tỉnh đến từng huyện, xã, tiểu khu, đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt và công bố năm 2012. Bên cạnh đó, từ năm 2015 đến 2019, tỉnh triển khai thực hiện chương trình về điều tra theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, theo đó số liệu diện tích, hiện trạng rừng và đất rừng được theo dõi, cập nhật và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hàng năm. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tổ chức hệ thống quản lý rừng phù hợp. Diện tích rừng và đất lâm
nghiệp tỉnh Kon Tum đến 31/12/2009 phân chia theo 3 loại rừng được tổng hợp tại bảng 1.
Bảng 1. Quy hoạch diện tích 3 loại rừng theo chức năng sử dụng.
Chức năng rừng Diện tích (ha)
Tỷ lệ so diện tích đất lâm nghiệp(%) Tỷ lệ so tổng diện tích tự nhiên (%) Đặc dụng 93.440,8 12,7 9,7 Phòng hộ 185.972,2 25,4 19,2 Sản xuất 453.597,1 61,9 46,9 Tổng cộng 733.010,1 100 75,8
Nguồn số liệu thống kê: theo Cục Kiểm Lâm tỉnh Kon Tum
Qua bảng số liệu có thể thấy, một thực tế đang diễn ra là diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm, thay vào đó là gia tăng diện tích rừng sản xuất, chiếm tỷ lệ gấp đôi rừng phòng hộ. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng làm nương rẫy. Báo cáo của Cục Kiểm lâm cho biết, hiện nay, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn, nên cơ quan chức năng khó phát hiện.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề hạn chế đó là sự phân bố hệ thống rừng phòng hộ chưa liên tục, liền vùng liền khoảnh và ranh giới của các loại rừng còn khó phân biệt trên thực địa, chưa hoàn thành công tác cắm mốc phân định ranh giới.