V. NHU CẦU KINH PHÍ THựC HIỆN ĐÈ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
2. Tham gia đề xuất, tuyển chọn, tư vấn, phản biện các nhiệm vụ khoa học và
HỆ THÓNG TỎ CHỨC CỦA TRƯỜNG
Mục 1: C ơ CẤU TỎ CHỨC CỦA TRƯỜNG Điều 15. Cơ cấu tổ chức của Trường
Trường có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 14 của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học v à Quy chế này.
Việc thành lập, giải thể các đơn vị thuộc Trường; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền của từng đơn vị được thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế này và các quy định nội bộ khác của Trường.
M ô hình tổ chức của Trường (Hình 3) bao gồm: 1. Đảng ủy;
2. Hội đồng Trường;
3. Ban Giám hiệu, gồm: Hiệu trưởng và các Phó H iệu trưởng;
4. H ội đồng khoa học v à đào tạo, các Hội đồng tư vấn và Ban chuyên môn; 5. Các đơn vị thuộc Trường (khoa, phòng, ban, trung tâm, văn phòng, công ty); 6. Các bộ m ôn trực thuộc khoa và tương đương.
Ghi chú: —--- Quan hệ lãnh đạo --- Quan hệ tư vấn, phối họp
Hình 3: Sơ đồ tổ chức của Trường
Điều 16. Tổ chức Đảng và tổ chức đoàn thể xã hội trong Trường
1. Trường Đại học Mỏ - Đ ịa chất có tổ chức Đảng cộng sản V iệt Nam. Đảng bộ Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà
N ội. Tổ chức Đảng trong Trường hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, theo Điều lệ của Đ ảng cộng sản V iệt N am v à theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đảng.
2. Tổ chức Đ oàn thể trong Trường gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, H ội sinh viên, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Hội Cựu sinh
viên và các tổ chức đoàn thể k h ác... hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ của các tổ chức v à có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học.
Điều 17. Hội đồng Trường
1. Hội đồng Trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
2. Các quy định đối với Hội đồng Trường về thủ tục thành lập Hội đồng Trường và bổ nhiệm Chủ tịch H ội đồng Trường; m iễn nhiệm Chủ tịch v à các thành viên Hội đồng Trường; nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ và cơ cấu tổ chức, nhân sự... của Hội đồng Trường được quy định cụ thể trong Q uy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng Trường và các quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng Trường, phụ cấp chức vụ của Chủ tịch, Thư ký v à phụ cấp cho các thành viên (nếu có) được thực hiện theo các quy định nội bộ của Trường, quy định của Đ iều lệ trường đại học v à các quy định của pháp luật.
Điều 18. Hiệu trưởng
H iệu trưởng được quy định tại Đ iều 20 của Luật Giáo dục đại học, Điều 11 Điều lệ trường đại học và m ột số quy định cụ thể sau đây:
1. Hiệu trưởng Trường Đại học M ỏ - Đ ịa chất là người đại diện theo pháp luật của Trường, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành m ọi hoạt động của Trường theo các quy định của pháp luật và của Quy chế này. H iệu trưởng phải là giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường. N ếu được điều động từ cơ quan, tổ chức khác để bổ nhiệm vào chức vụ H iệu trưởng thì sau khi bổ nhiệm , H iệu trưởng phải là giảng viên CO’ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường.
2. N hiệm vụ, quyền của H iệu trưởng được quy định tại Khoản 3, Điều 20 của Luật Giáo dục đại học, tại Điều lệ trường đại học như sau:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo và nghiên cúư khoa học của Trường trình Hội đồng Trường phê duyệt.
b) X ây dựng quy định về cơ cấu tổ chức; số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cửu viên, cán bộ quản lý, người lao động trình Hội đồng Trường thông qua.
c) Tổ chức tuyển dụng, quản lý và sử dụng hiệu quả đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động khác theo quy định của pháp luật.
d) Hàng năm, tổ chức đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động.
đ) Xem xét các ý kiến tư vấn của H ội đồng khoa học v à đào tạo trước khi quyết định các vấn đề đã giao cho Hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn. Trường hợp không đồng ý với nội dung tư vấn, Hiệu trưởng được quyết định, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định và báo cáo H ội đồng Trường trong kỳ họp H ội đồng Trường gần nhất.
e) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Trường; trao đổi với Chủ tịch Hội đồng Trường và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện
nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của Trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì Hiệu trưởng báo cáo với cơ quan trực tiếp quản lý Trường.
g) Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra v à kiểm toán. 3. Chế độ làm việc của H iệu trưởng
a) Hàng tuần H iệu trưởng họp với các Phó Hiệu trưởng để đánh giá công việc trong tuần trước, thống nhất phân công chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác trong tuần tới; hàng tháng H iệu trưởng chủ trì giao ban công tác tháng với lãnh đạo các đơn vị thuộc Trường để đánh giá công việc trong tháng trước, chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong tháng tiếp theo; hàng quý tổ chức hội nghị liên tịch nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong quý và đề ra kế hoạch hoạt động trong quý tiếp theo; ít nhất m ột năm m ột lần H iệu trưởng chủ trì hội nghị cán bộ chủ chốt hoặc toàn thể cán bộ, viên chức để đánh giá tình hình, kết quả công tác v à đề ra phương hướng nhiệm vụ của năm tiếp theo.
b) Để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, Hiệu trưởng tổ chức tiếp nhận ý kiển phản ánh của cán bộ, viên chức, người lao động và người học trong toàn Trường vào thứ hai của tuần cuối cùng trong tháng.
c) Tổ chức đối thoại với cán bộ, viên chức, người lao động v à người học trong Trường ít nhất m ột lần trong năm.
4. Để thực thi nhiệm vụ và quyền như ở Khoản 2 của Đ iều này, H iệu trưởng có bộ m áy giúp việc giúp Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Chương 2 Quy chế này.
5. Việc bổ nhiệm , miễn nhiệm H iệu trưởng được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Điều 19. Phó Hiệu trưởng
1. Phó H iệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường.
2. Phó Hiệu trưởng có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo m ột số lĩnh vực công tác được H iệu trưởng phân công phụ trách; được thay mặt H iệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước Hiệu trư ởng và pháp luật đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với H iệu trư ởng tình hình công việc được giao.
3. Trong thời gian Hiệu trưởng đi vắng, Phó Hiệu trư ởng được Hiệu trưởng ủy quyền bằng văn bản để điều hành m ột số công việc; Phó H iệu trưởng được ủ y quyền không ủy quyền cho người tiếp theo.
4. Việc bổ nhiệm , miễn nhiệm Phỏ Hiệu trưởng được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Điều 20. Hội đồng khoa học và đào tạo
H ội đồng kh o a học và đào tạo được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 19 của Luật Giáo dục đại học, Đ iều lệ trường đại học và m ột số quy định cụ thể như sau:
1. H ội đồng khoa học và đào tạo có nhiệm kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ của Hiệu trưởng, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho H iệu trưởng về những công việc gồm đổi mới và
phát triển chương trình đào tạo; m ở mới ngành, chuyên ngành đào tạo; thẩm định chương trình đào tạo; xem x ét công nhận chuyển đổi tín chỉ; định hướng phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, họp tác quốc tế; kế hoạch hợp tác với cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức và cá nhân ở trong nước, nước ngoài
để triển khai các hoạt động liên quan đến đào tạo, khoa học và công nghệ; đề xuất danh sách thành viên hội đồng chức danh giáo sư cơ sở; bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư trong Trường; trao tặng danh hiệu giáo sư danh dự, tiến sĩ danh dự của Trường cho các cá nhân; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng Trường; các phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên; các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo v à đảm bảo chất lượng đầu ra; đánh giá giảng viên, đánh giá chất lượng của trang thông tin điện tử, Tạp chí K hoa học kỹ thuật Mỏ - Đ ịa chất, đánh giá việc tổ chức và quản lý đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Trường.
2. Hội đồng khoa học và đào tạo có Chủ tịch, Phó chủ tịch (nếu cần thiết), Thư ký và các thành viên; cỏ số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng; Trưởng của m ột số khoa, phòng và các đơn vị trong Trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của Trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; m ột số đại diện các nhà khoa học có liên quan đến hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường và không là giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường (nếu cần thiết).
3. Chủ tịch H ội đồng khoa học v à đào tạo do Hội đồng bầu trong các thành viên của Hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của H ội đồng đồng ý. Chủ tịch chỉ định Thư ký Hội đồng trong số các thành viên của H ội đồng. Chủ tịch có thể đề xuất Phó chủ tịch (nếu cần thiết) để Hội đồng bỏ phiếu kín quyết nghị (Phó chủ tịch phải được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của H ội đồng đồng ý). H iệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch (nếu có) trên cơ sở kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng.
4. H ội đồng khoa học và đào tạo họp ít nhất 1 lần trong một học kỳ do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. N ội dung cuộc họp phải được thông báo trước cho tất cả các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày; cuộc họp được coi là họp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; k ết luận của cuộc họp có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của H ội đồng khoa học v à đào tạo biểu quyết đồng ý. Biên bản của cuộc họp phải được trình lên H iệu trưởng trong thời hạn 10 ngày làm việc kề từ ngày tổ chức cuộc họp.
5. Phụ cấp cho Chủ tịch, Thư ký v à các thành viên khác trong Hội đồng khoa học và đào tạo được quy định trong quy định nội bộ của Trường.
6. H ội đồng khoa học và đào tạo được sử dụng con dấu và bộ m áy tổ chức của Trường để triển khai các công việc của Hội đồng.
Điều 21. Hội đồng tư vấn và Ban chuyên môn
H iệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư vấn v à Ban chuyên m ôn để tham mưu, tư vấn và triển khai, thực hiện m ột số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường.
Các thành viên trong Hội đồng tư vấn và Ban chuyên môn có thể ở trong hoặc ngoài Trường, đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động của Trường v à được hưởng các chế độ theo quy định nội bộ.
N hiệm v ụ cụ thể của Hội đồng tư vấn và Ban chuyên môn được quy định trong quyết định thành lập.
Mục 2: KHOA VÀ B ộ MÔN Điều 22. Các khoa trong Trường
Trường có 12 khoa như sau:
1. K hoa Công nghệ thông tin (CNTT);
2. K h o a Cơ - Điện (CĐ);
3. K hoa D ầu khí (DK);
4. K h o a Giáo dục quốc phòng (GDQP);
5. K hoa K hoa học cơ bản (KHCB);
6. K hoa Khoa học v à K ỹ thuật Đ ịa chất (KTĐC); 7. K hoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh (QTKD);
8. K hoa Lý luận Chính trị (LLCT);
9. K h o a Mỏ (MO);
10. K hoa M ôi trường (MT);
11. K hoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai (TĐBĐ);
12. K hoa X ây dựng (XD).
Điều 23. Sơ đồ tổ chức chung của khoa
Ghi chú: --- a-Q uan hệ lãnh đạo
Quan hệ tư vấn, phối họp
Hình 4: Sơ đồ tể chức của Khoa
Điều 24. Quy định chung về khoa
1. K hoa là đơn vị chuyên môn thuộc Trường, được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Trường.
2. K hoa có Ban Chủ nhiệm khoa (gồm Trưởng khoa, các Phó Trưởng khoa), văn phòng khoa; các bộ môn, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành trực thuộc khoa; Hội đồng
khoa; có thể có các H ội đồng v à Ban tư vấn ngành khác do Trưởng khoa đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định thành lập.
3. N hiệm kỳ của Trưởng khoa là 5 năm v à có thể được bổ nhiệm lại, nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. N hiệm kỳ của Phó Trưởng khoa theo nhiệm kỳ của Trưởng khoa và có thể được bổ nhiệm lại. Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu của trưởng khoa, phó trưởng khoa không quá 55 đối với nam và không quá 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm . Thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm , miễn nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa được thực hiện theo quy định nội bộ của Trường và các quy định của pháp luật.
4. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng khoa, Trưởng kh o a có thể đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt từ 1 đến 2 nhân viên văn phòng khoa và các trợ lý về văn thể, khoa học, đào tạo... theo chế độ kiêm nhiệm để giúp việc cho Trưởng khoa.
5. H ội đồng khoa
a) H ội đồng khoa được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng để tư vấn cho Trưởng khoa trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của khoa quy định tại Khoản 1 Điều này; tư vấn cho Trưởng khoa trong đổi mới quản lý, đào tạo v à nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của khoa. Hội đồng khoa có Chủ tịch và các thành viên do H iệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng khoa; có số lượng thành viên là số lẻ và có tố i thiểu 7 thành viên, gồm: Trưởng khoa, các Phó Trưởng khoa, các Trưởng bộ môn; các giáo sư, phó giáo sư; m ột số giảng viên trong khoa là tiến sĩ và một số thành viên bên ngoài khoa, ngoài trường có trình độ v à kinh nghiệm liên quan đến phát triển chuyên m ôn của khoa (nếu cần thiết).
b) Chủ tịch H ội đồng khoa do Hội đồng khoa bầu trong số các thành viên Hội đồng khoa theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của H ội đồng khoa đồng ý.
c) Hội đồng khoa họp ít nhất 1 lần trong m ột học kỳ do Chủ tịch Hội đồng khoa triệu tập. N ội dung cuộc họp phải được thông báo trước cho tất cả các thành viên Hội đồng ít nhất 03 ngày; cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự; kết luận của cuộc họp có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên theo danh sách của Hội đồng khoa biểu quyết đồng ý. Biên bản cuộc họp của H ội đồng khoa phải được gửi kèm cùng với những đề xuất tương ứng của Trưởng khoa khi trình H iệu trưởng xem xét quyết định những vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự, hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của khoa.
d) N hiệm kỳ của H ội đồng khoa theo nhiệm kỳ của Trưởng khoa. 6. H ội đồng và Ban tư vấn ngành thuộc khoa
K hoa có thể thành lập các Hội đồng và B an tư vấn ngành do H iệu trưởng quyết