Các hoạt động chính cần thực hiện

Một phần của tài liệu 637762998447075029 (Trang 72 - 74)

Các hoạt động truyền thông cần được lựa chọn phù hợp với các đối tượng và địa bàn thực hiện Dự án.

5.7.1. Đào tạo, tập huấn:

- Mục đích: tập huấn về kỹ năng truyền thông, nội dung của pháp luật và LIS

cho đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, những người tham gia thực hiện truyền thông. Cụ thể có thể liệt kê gồm:

- Cán bộ quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện; - Cán bộ địa chính cấp cơ sở;

- Một số đối tượng khác tại cấp xã và thôn như cán bộ văn hoá thông tin, cán bộ ban công tác mặt trận, cán bộ hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh cấp xã, trưởng thôn, trưởng bản, già làng.

5.7.2. Truyền thông trực tiếp:

Hình thức truyền thông trực tiếp được thực hiện thông qua các cuộc họp, hội nghị, buổi nói chuyện…. tại cộng đồng. Người thực hiện sẽ là các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ quản lý đất đai, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

Hoạt động này triển khai thực hiện thông qua hỗ trợ kinh phí cho các BQL Dự án tổ chức các cuộc họp tại cộng đồng (kinh phí biên soạn tài liệu, đi lại, thuyết trình và kinh phí phiên dịch ra tiếng dân tộc…).

5.7.3. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Truyền thanh, truyền hình, thực hiện phát sóng trên kênh truyền hình phủ sóng

toàn quốc và đài truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Dự án bằng cách biên tập, xây dựng và phát các phóng sự, tiểu phẩm trên truyền hình. Phóng sự, tiểu phẩm được xây dựng với các thông điệp cụ thể, dễ nhớ, được dịch ra một số tiếng DTTS chính (nếu có) ở các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Các phóng sự, tiểu phẩm sẽ được phát vào thời điểm thích hợp, ở Trung ương phát sóng với tần suất một quý một lần, ở địa phương phát nửa năm một lần. Các phóng sự sẽ được biên tập lại, ghi thành đĩa DVD, VCD và CD phát cho các xã trong vùng Dự án để các xã có thể chủ động trong công tác truyền thông bằng các buổi trình chiếu, các bản tin phát thanh, truyền hình.

- Báo chí: hỗ trợ biên tập bài viết liên quan đến nội dung cần truyền thông của

Dự án trên Báo Tài nguyên và Môi trường.

68

án và của Bộ TNMT cũng như các trang web của các tỉnh tham gia Dự án.

- Thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, thực hiện trên địa bàn toàn bộ các

xã Dự án với 04 buổi/1 xã/1 năm. Hoạt động này thực hiện thông qua việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ biên tập nội dung truyền thanh, dịch ra tiếng dân tộc đối với các xã có DTTS sinh sống chủ yếu.

5.7.4. Biên tập, phát hành các tài liệu, tờ rơi

Biên soạn, thiết kế, phát hành các tài liệu tuyên truyền với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng chủ đề ở từng thời điểm thích hợp. Hình thức bao gồm tài liệu nghiệp vụ về kỹ năng truyền thông để cung cấp cho những người thực hiện công tác này; các tờ rơi, áp phích tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu. Việc thiết kế, biên tập phải nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của nhân dân nói chung, đặc biệt là của người dân ở nông thôn, miền núi nói riêng với nội dung thiết thực, thông điệp đơn giản, hình thức trình bày hấp dẫn người đọc.

- Biên soạn, phát hành Sổ tay truyền thông đất đai

Nội dung bao gồm các hướng dẫn nghiệp vụ truyền thông, các quy định pháp luật về quản lý đất đai liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các tài liệu phát cho những người sẽ tham gia thực hiện việc truyền thông ở toàn bộ địa bàn các tỉnh Dự án bao gồm: cán bộ quản lý đất đai liên quan ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện, cán bộ địa chính, báo cáo viên, trưởng thôn, trưởng bản, đơn vị hỗ trợ địa phương….

- Biên soạn, phát hành các áp phích tuyên truyềnkhổ lớn (1,5 x 2m) phát hành

xuống từng xã để dán ở các địa điểm công cộng (trụ sở UBND, nhà văn hóa, chợ, điểm Bưu điện văn hóa xã, bệnh viện, trường phổ thông trung học, …), tạo hiệu quả tích cực đến số lượng lớn người dân.

- Biên soạn, phát hành tờ rơi: biên soạn các tờ rơi với các nội dung và đối

tượng cụ thể, kèm theo các thông điệp ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và được dịch ra tiếng dân tộc tại các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống.

5.7.5. Điều tra, đánh giá nhận thức của người sử dụng đất, đặc biệt các nhóm đồng bào DTTS, tại khu vực Dự án

Tổ chức cuộc điều tra, đánh giá nhận thức trên địa bàn rộng tại các tỉnh đại diện cho các vùng triển khai Dự án để đề xuất các biện pháp, công cụ truyền thông hiệu quả áp dụng cho các đối tượng phù hợp.

5.7.6. Hội thảo nghiệp vụ, định hướng tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm, tổng kết

Hàng năm, tổ chức các cuộc hội thảo, đối tượng bao gồm cán bộ truyền thông của Trung ương và đại diện làm công tác này ở các địa phương nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề thực tiễn qua thực hiện hoạt động truyền thông của Dự án để điều chỉnh cho thích hợp, chỉnh sửa lại kế hoạch.

Nội dung và kế hoạch của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng được cụ thể hoá trong bản kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh phí của từng cấp (trung ương và các tỉnh).

CHƢƠNG VI. CHÍNH SÁCH AN TOÀN XÃ HỘI

Thực hiện chính sách hoạt động 4.10 (cập nhật năm 2013) của NHTG về việc yêu cầu Bên đi vay thực hiện một quá trình tham vấn tự do, được thông báo trước và được thực hiện trước khi tiến hành Dự án với người dân bản địa khi người dân bản địa bị ảnh hưởng bởi Dự án nhằm tránh hoặc giảm thiểu những tác động xấu của Dự án đến người DTTS và để đảm bảo các hoạt động của Dự án phù hợp với văn hóa và phong tục của địa phương, khuyến khích việc ra quyết định của địa phương và sự tham gia của cộng đồng trong khuôn khổ quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với chính sách của NHTG.

DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ), đây là nhóm người dễ bị tổn thương, có bản sắc văn hóa xã hội riêng và có những đặc điểm ở các mức độ khác nhau như sau: (i) tự xác đi ̣nh hoặc do người khác xác định họ là những thành viên của một nhóm cư dân có văn hoá riêng; (ii) gắn bó với những vùng đi ̣a lý nhất đi ̣nh hay đất đai của tổ tiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ thuộc khu vực dự án; (iii) có thể chế chính tri ̣, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống riêng với đặc tính văn hóa xã hội của nhóm đa số; và (iv) có ngôn ngữ bản đi ̣a, thường là khác với ngôn ngữ phổ thông của quốc gia hay khu vực.

Trong phạm vi triển khai Dự án VILG, các nhóm dân tộc tại các địa bàn triển khai Dự án có khả năng nhận được những lợi ích lâu dài từ việc được truyền thông để nhận thức được các quy định của pháp luật cho đến việc được tiếp cận với các thông tin đất đai và các dịch vụ đất đai. Việc ban hành Khung DTTS và Kế hoạch phát triển DTTS là cơ sở để xây dựng các chính sách cụ thể và hành động nhằm giảm thiểu các tác động tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình triển khai các hoạt động của Dự án.

Một phần của tài liệu 637762998447075029 (Trang 72 - 74)