2.3.3.1. Các văn bản hướng dẫn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện
Quyết định 1550/2006/QĐ-UBND về phân cấp thực hiện và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợvà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Quyết định 3574/2008/QĐ-UBND quy định bổ sung về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định 3788/2009/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;
Quyết định 3638/2011/QĐ-UBND về đơn giá bồi thường thiệt hại tài sản, vật kiến trúc trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định 4545/2014/QĐ-UBND quy định Bảng giá đất thời kỳ 2015- 2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
2.3.3.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa với đặc thù là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, công tác GPMB, thu hồi đất phải
thực hiện trước một bước đang diễn ra ở mọi nơi, trong đó Khu Kinh tế Nghi Sơn là nơi thực hiện công tác GPMB có khối lượng lớn để thi công nhiều dự án trọng điểm. Ngoài ra phải thực hiện công tác GPMB để thi công các Dự án như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 47; Đại lộ Nam sông Mã; đường Ngã Ba Voi - Sầm Sơn… Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh thông qua tổ chức những đợt thi đua cao điểm, chiến dịch triển khai, sự quyết tâm và cố gắng của các ngành theo từng lĩnh vực và sự phối hợp giữa UBND cấp huyện với chủ đầu tư, nhà thầu, cùng với Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã dần hoàn thiện, đặc biệt là Nghị định 84/2007/NĐ- CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, công tác kiểm kê, áp giá và chi trả bồi thường, GPMB cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tiến độ và thời gian thi công công trình. Trong quá trình GPMB một số tồn tại, vướng mắc của dân đã được giải thích hướng dẫn, nhưng chưa giải quyết dứt điểm, do đó công tác GPMB vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra.
Căn cứ Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 06/8/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Bảng giá xây dựng mới đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và Quy định việc xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ;
Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc phân cấp xây dựng, thẩm định và ủy quyền phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất cụ thể để giao đất tái định cư và giá đất cụ thể để xác định giá đất khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất hoặc cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tình Thanh Hóa;
Căn cứ Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa V/v ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại cây trồng, vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quy định việc xác định giá trị bồi thường.
Về nguyên nhân: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh trước đây còn buông lỏng, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng nhưng không kịp thời giải quyết. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận
quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Những nơi chưa có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp.
Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai nói chung, trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng thiếu tính thực tế, không ổn định và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho người thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong công tác giải quyết các mối quan hệ đất đai nói chung và GPMB nói riêng. Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy tờ quyền sử dụng đất và các hiện tượng tiêu cực trong giao đất, thuê đất đã làm ảnh hưởng đến việc đền bù chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB.
Cấp GCNQSD đất còn chậm và thiếu chính xác, vì vậy việc xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn. Việc xác định loại đường, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở khung giá của UBND tỉnh, của UBND cấp huyện là nguyên nhân gây nên sự tuỳ tiện trong việc xác định giá đất, không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế. Hậu quả là người dân không tự giác di dời làm chậm tiến độ thi công. Một số người làm công tác GPMB không được đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, họ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Bên cạnh đó mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ của các chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trì trệ trong việc lập và xây dựng phương án cũng như việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vướng mắc phát
sinh trong quá trình thực hiện. Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế đối với những hộ gia đình, cá nhân không chấp hành việc đo đạc đất đai, kiểm đếm tài sản; Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng tiền chưa thật công bằng giữa các loại đất, giữa các xã và phường, giữa hộ gia đình với nhau và giữa hai địa phương liền kề trong cùng một khu vực GPMB đang có sự chênh lệch bất hợp lý. Giá đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Về chính sách hỗ trợ: Một số dự án chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo việc làm cho các các hộ thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởng chính sách rất cao. Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ tay nghề để làm việc ở các nhà máy. Về diện tích đất đền bù, giá đất đền bù: Cách xác định hạn mức đất ở để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư so với quy định còn tuỳ tiện, không thống nhất giữa các địa phương và các dự án với nhau. GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đât, nhưng công tác cấp GCNQSDĐ ở các huyện còn rất chậm trễ, thiếu chính xác đã gây không ít khó khăn cho công tác GPMB.
Về tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư. Những năm vừa qua cho thấy: việc xây dựng các khu tái định cư của các dự án rất bị động, trong đó tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu tái định cư không được đầu tư theo quy định. Các dự án thiếu biện pháp khôi phục nguồn thu nhập tại nơi ở mới cho người được bố trí tái định cư. Hội đồng giải phóng mặt bằng chỉ tham gia với tư cách tư vấn vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách đền bù và tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. Việc xây dựng các khu tái định cư ở nông thôn chưa phù hợp với tập quan sinh hoạt của người dân, đất giao mới có quy mô diện tích như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân Công tác phổ biến Luật đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hội đồng bồi thương, giải phóng mặt bằng cho người bị thu hồi đất ở các địa phương tính theo mặt bằng chung tỉ lệ không cao. Phần lớn người dân rất quan tâm đến chính sách đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng nhưng công tác tuyên truyền chính sách này ở các địa phương còn rất hạn chế.
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một bộ phận quan trọng trong công tác GPMB, nó quyết định đến tiến độ thực hiện dự án. Bồi thường, hỗ trợ một cách thoả đáng thì người dân sẽ thoả mãn và tự nguyện di dời, ngược lại nếu chính sách bồi thường hỗ trợ không hợp lý, không công bằng, không đảm bảo được cuộc sống cho người dân bằng hoặc tốt hơn trước khi có dự án thì sẽ gây nên sự so bì, khiếu kiện cản trở đến việc thực hiện dự án.
Những vướng mắc xung quanh vấn đề Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng phức tạp, nhất là từ khi đất đai trở nên có giá. Công tác GPMB của Thanh Hóa trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, cơ bản phù hợp với ý chí, nguyện vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp nhân dân.
2.3.4. Nhận xét chung
Việc xây dựng và phát triển các công trình đều cần đất. Do đất đai không phải lúc nào cũng có sẵn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của mỗi nước. Vì thế mọi nhà nước đều phải sử dụng quyền lực của mình để thu hồi đất hoặc trưng thu đất của người đang sở hữu, đang sử dụng để phục vụ cho nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật Đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì Nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do Nhà nước quy định. Các chính sách đo đều có các nội dung chủ yếu sau:
- Đối tượng được bồi thường về đất: Tất các những nười đang sử dụng đất mà bị Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đều được Nhà nước xem xét để bồi thường.
- Phương thức bồi thường: Việc bồi thường chủ yếu thực hiện theo hai phương thức là bồi thường băng hiện vật (đất, nhà, vật liệu xây dựng v.v) hoặc bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì cũng đều phải xác định giá trị đất bị thu hồi để làm cơ sở thực hiện việc bồi thường .
- Giá trị đất bị thu hồi, trưng thu: Được tính tính trên cơ sở giá trị thực của đất. Nguyên tắc chung là giá bồi thường, giá trưng thu phải phù hợp với giá thị trường.
- Chính sách hỗ trợ khi bị thu hồi đất, trưng thu đất: Ngoài việc bồi thường cho người bị thu hồi, trưng thu đất, các quốc gia còn quy định việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất hoặc trung thu đất . Đó là các khoản hỗ trợ bổ sung ngoài bồi thường nhằm tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất hoặc bị trưng thu đất ổn định và cải thiện đời sống, sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp.
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- Các số liệu thống kê được thu thập từ năm 2017 đến năm 2020. Số liệu sơ cấp điều tra năm 2020.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2021.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án Khu dân cư phía Tây khu hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Các cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Nga Sơn
+ Điều kiện tự nhiên;
+ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; + Hiện trạng sử dụng đất năm 2020;
+ Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.4.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Nga Sơn,tỉnh Thanh Hóatỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
+ Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thuộc huyện Nga Sơn;
+ Xác định đối tượng, giá bồi thường;
+ Kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Nga Sơn.
3.4.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án khu dân cư phíatây khu hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa tây khu hành chính huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Khái quát chung về dự án;
+ Kết quả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án;
+ Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án nghiên cứu
3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ,tái định cư tái định cư
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan đến đề tài từ các cơ quan Nhà nước, như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng NN&PTNT, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính, Ban quản lý dự án, Ban giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Văn phòng UBND huyện Nga Sơn; thu