AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. (Trang 27)

1.2.1. Khái niệm

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc-2001: An ninh thực phẩm là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn thực phẩm đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh . Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình (ANTPHGĐ) là các thành

viên hộ gia đình không có hoặc có mà thiếu hoặc có một cách thất thường các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng để ăn.

ANTPHGĐ là yếu tố quan trọng để đảm bảo khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển, duy trì sự sống và hoạt động hàng ngày của tất cả mọi người trong đó có trẻ nhỏ. ANTPHGĐ không được đảm bảo sẽ làm cho các thành viên trong gia đình có ít đồ ăn hoặc không có đồ ăn.

Khả năng dự trữ, phân phối, lưu thông cung cấp ổn định và đặc biệt là sức mua có tầm quan trọng ngang với sản xuất. Nghĩa là không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, ANTP cần được xem xét một cách cụ thể và triệt để trên cơ sở hệ thống thực phẩm. Đặc biệt là mối liên quan giữa dinh dưỡng với nông nghiệp, kinh tế và phát triển hệ thống phân phối sản phẩm .

1.2.2. Các cấp độ của an ninh thực phẩm

ANTP được chia thành nhiều các cấp độ khác nhau từ vĩ mô đến vi mô, bao gồm: cấp toàn cầu, cấp quốc gia, cấp hộ gia đình, và cấp cá thể. ANTPHGĐ hộ gia đình được đảm bảo đồng nghĩa với việc các cá nhân trong gia đình cũng được đảm bảo về thực phẩm. ANTPHGĐ nhằm thoả mãn nhu cầu thực phẩm, thực phẩm đảm bảo vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với tâm, sinh lý để có một cuộc sống khoẻ mạnh và phát triển giống nòi. ANTPHGĐ là tiêu chí đánh giá việc đảm bảo quyền con người của mọi thành viên trong xã hội . Vì vậy, việc đảm bảo ANTPHGĐ cho người dân là đảm bảo cho an ninh dinh dưỡng, an ninh con người và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, để ANTPHGĐ được đảm bảo một cách bền vững cần phải có sự kết hợp đa ngành, đa chiều và tổng thể từ chế độ chính sách đến hạ tầng kỹ thuật.

1.2.3. Các thành tố của an ninh thực phẩm

Khái niệm an ninh thực phẩm của tổ chức Nông lương thế giới được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau từ cấp độ vùng, quốc gia, hộ gia đình đến cấp cá thể. ANTP được đảm bảo có nghĩa là toàn dân không có ai bị đói, bị thiếu, đều có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ một cuộc sống năng động khoẻ mạnh .

Những thành tố cơ bản để đảm bảo an ninh thực phẩm bao gồm:

- Tiếp cận với nguồn thực phẩm.

- Sự ổn định của nguồn cung thực phẩm.

- Sự an toàn, chất lượng của nguồn thực phẩm cung ứng.

Vấn đề ANTP không đơn giản là sản xuất ra lượng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mà còn phải quan tâm đến các vấn đề khác như: khả năng phân phối, mức thu nhập của người dân,... .

Hình 1.9. Khung phân tích an ninh thực phẩm hộ gia đình (Maxwell-1996) Vấn đề sản xuất: phải có đủ thực phẩm để cung cấp cho toàn xã hội trong mọi

hoàn cảnh, ở tất cả các vùng địa lý khác nhau trên toàn quốc, tại mọi thời điểm khác nhau.

Về phân phối: cần phải có hệ thống cung ứng thực phẩm đến tận tay người tiêu

dùng với mức giá mà cả người mua và người bán chấp nhận được.

Về thu nhập, nhà nước phải tạo điều kiện để người dân có việc làm, có thu nhập

để có đủ tiền mua thực phẩm đáp ứng nhu cầu của cá nhân và gia đình.

1.2.4. Các phương pháp đánh giá an ninh thực phẩm hộ gia đình

Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và những rủi ro bất ngờ

Nguồn lực Khả năng tiếp cận của hộ Cơ hội việc làm và thu

nhập Sinh kế hộ gia đình

An ninh thực phẩm hộ gia đình

Trên thực tế có nhiều phương pháp đánh giá tình trạng ANTPHGĐ cũng như ANTP của cá thể. Từ những phương pháp đánh giá thông qua tổng năng lượng được cung cấp cho cơ thể đến đánh giá mức độ sẵn có của thực phẩm tại địa phương, phương pháp đánh giá mức độ và khả năng tiếp cận thức ăn của hộ gia đình, cụ thể:

1.2.4.1. Đánh giá nhanh nông thôn

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisals) được phát triển đáp ứng yêu cầu cho các phương pháp thu thập và phân tích thông tin nhằm tăng hiểu biết tối đa về một cộng đồng với thời gian và kinh phí tối thiểu . Phương pháp RRA có thể định nghĩa tóm tắt là: “một nghiên cứu sử dụng như là một khởi điểm để tìm hiểu tình huống ở địa phương; thực hiện bởi một nhóm liên ngành; thực hiện trong một thời gian ngắn ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần; và dựa trên các thông tin thu thập từ trước quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp những câu hỏi không thể xác định được trước đó”.

PRA có nguồn gốc từ RRA, nó là một trong các phương pháp tiếp cận để thiết kế, thực hiện, theo dõi và đánh giá nhanh của sự phát triển nông thôn. Sử dụng của PRA cũng giống như RRA, Khảo sát thăm dò bằng PRA, theo dõi bằng PRA, đánh giá bằng PRA và lập kế hoạch bằng PRA.

1.2.4.2. Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rapid Appraisal) là phương pháp để tìm hiểu tối đa về các vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm cũng như các nguyên nhân và nguồn tiềm năng sẵn có của địa phương với thời gian và kinh phí tối thiểu. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng bao gồm một loạt các công cụ để thu thập và phân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa). Các công cụ bao gồm: Xem xét số liệu thứ cấp (sẵn có); quan sát trực tiếp; vẽ bản đồ (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, xã hội…); sơ đồ mặt cắt; sơ lược lịch sử thôn bản; biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian)… .

Thang đo lường thông qua kinh nghiệm của người dân-FIES là một thước đo dựa trên kinh nghiệm về mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất an toàn thực phẩm. Nó dựa trên câu trả lời trực tiếp của mọi người đối với các câu hỏi về trải nghiệm của họ khi đối mặt với việc tiếp cận thực phẩm bị hạn chế. Phát triển từ kinh nghiệm tích lũy với các công cụ tương tự ở một số quốc gia, FIES đã phát triển các quy trình phân tích cần thiết để thực hiện đo lường an ninh lương thực toàn cầu dựa trên kinh nghiệm, giúp có thể so sánh tỷ lệ phổ biến giữa các quốc gia và thậm chí cả các nhóm dân số dưới các quốc gia .

Thang đo lường này được FAO (2015) khuyến nghị sử dụng, bao gồm 230 chỉ số để theo dõi kiểm soát các mục đích và đánh giá tiến trình đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững mới (SDGs). Bằng cách hỏi trực tiếp người dân về sự mất an ninh thực phẩm đã trải qua để xác định tình trạng thiếu ANTPHGĐ. FIES là thước đo mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất an ninh lương thực ở hộ gia đình hoặc cá nhân. Căn cứ vào câu trả lời có/không của người dân trong 8 câu hỏi ngắn về sự tiếp cận với đầy đủ lương thực.

1.2.4.4. Sử dụng thang đánh giá an ninh thực phẩm hộ gia đình.

Phương pháp sử dụng thang đánh giá ANTPHGĐ (HFIAS) là phương pháp được áp dụng rộng rãi để đánh giá mức độ thiếu ANTPHGĐ ở nhiều nước trên thế giới. Bộ công cụ bao gồm có 9 câu hỏi chính hỏi về mức độ thiếu và 9 câu hỏi phụ về tần suất thiếu thức ăn .

Trên cơ sở phỏng vấn mức độ thiếu từ các thực phẩm thiết yếu đến các thực phẩm yêu thích để xác định được tình trạng thiếu ANTPHGĐ. Phương pháp này giúp đánh giá được mức độ tiếp cận với thức ăn về số lượng lẫn chất lượng. Đồng thời phương pháp này cũng cho biết mức độ thiếu ANTPHGĐ của các gia đình tham gia nghiên cứu theo mức độ từ an toàn đến nghiêm trọng.

1.2.5. Thực trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình

Hiện nay, trên thế giới cứ 9 người thì có một người không có đủ thực phẩm để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh . Số liệu thống kê của FAO trong giai đoạn 2014- 2017 cho thấy, số lượng hộ gia đình bị thiếu ANTP vẫn không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Tình trạng thiếu ANTPHGĐ không chỉ xảy ra ở các nước nghèo, khu vực có khí hậu khắc nghiệt như khu vực châu Phi, Mỹ La tinh, Nam Á, Đông Nam Á mà còn phổ biến ở các nước phát triển ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu (Hình 1.6) .

Hình 1.10. Thiếu an ninh thực phẩm trên thế giới giai đoạn 2014-2017

(nguồn FAO)

Năm 2017 trên toàn thế giới có tới 769,4 triệu người thiếu ANTP, trong đó khu vực châu Phi với 374,9 triệu, khu vực châu Á 311,9 triệu người trong đó khi vực Đông Nam Á và Đông Á là 82,2 triệu người. Ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á, tình trạng thiếu ANTPHGĐ cũng thường xuyên xảy ra với tình trạng rất trầm trọng .

Tại Iran theo kết quả nghiên cứu của Abdurahman và CS (2016) cho thấy, điểm số trung bình thang điểm thiếu ANTPHGĐ là 3,34 và 39,7% hộ gia đình bị thiếu an ninh thực phẩm .

Tác giả Aatish Kumar Sahu và CS (2017) đánh giá chỉ số an ninh lương thực hộ gia đình của bộ lạc Nagaland ở vùng cao Ấn Độ dựa trên bộ câu hỏi HFIAS cho thấy. Có sự tương quan cao và đáng kể của các chỉ số điểm đa dạng và điểm tiêu thụ thực. Có liên quan giữa các chỉ số thu nhập hộ gia đình, số lượng người trong gia đình với tình trạng mất ANTPHGĐ .

Tại Bangladesh, Andrew L. Thorne-Lyman và CS (2009) nghiên cứu về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến chi tiêu, đa dạng thực phẩm cũng chỉ ra mức độ đa dạng của thực phẩm có liên quan với việc chi tiêu theo bình quân đầu người và tổng số tiền chi trong hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử có chế độ ăn kém trước khi thực phẩm tăng giá với nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Bangladesh .

Tác giả Ali và CS (2013), sử dụng thang điểm HFIAS để đánh giá tình trạng thiếu ANTPHGĐ tại Bangladesh, Ethiopia cho thấy điểm trung bình từ 2,7 ± 5,0 điểm; trong đó có 26,9% lo lắng không có đủ thức ăn, 27,8% không thể ăn các loại thực phẩm ưa thích, 24,4% chỉ ăn một vài loại thực phẩm ngày này qua ngày khác, 20,1% ăn thực phẩm mà trẻ không thích ăn, 19,7% ăn ít hơn so với nhu cầu, 12,3% ăn ít bữa hơn trong 1 ngày, 12,1% không ăn thức ăn nào cả, 8,1% nhịn đói khi đi ngủ .

Khu vực Đông Nam A cũng là nơi có tình trạng ANTPHGĐ thường xuyên không được đảm bảo như ở Malaysia, Campuchia, Philipin và Việt Nam. Tác giả M. Mohamadpour và CS (2012) nghiên cứu về ANTPHGĐ và sức khoẻ, dinh dưỡng ở trẻ em tại Malaysia cho thấy có 85,2% hộ gia đình bị thiếu ANTPHGĐ, trong đó 24,9% thiếu ở cấp độ hộ gia đình, 19,5% thiếu ở cấp độ cá thể và 40,8% trẻ bị thiếu thức ăn . Cũng tại Malaysia, Farhadian và CS (2015) đã sử dụng thang đánh giá thiếu ANTPHGĐ (HFIAS) nghiên cứu trên hộ gia đình nghèo có con nhỏ từ 1-5 tuổi tại Sabah. Kết quả cho thấy có 35,3% hộ gia đình đảm bảo được ANTPHGĐ, 28,4% số hộ gia đình bị thiếu ở mức độ nhẹ, 27,5% thiếu ở mức độ vừa phải và có 8,8% thiếu ở mức độ trầm trọng. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu ANTPHGĐ với số lượng con, số người gia đình, trình độ học vấn và công việc của cha/mẹ .

Tác giả McDonald và CS (2015) nghiên cứu về ANTPHGĐ tại Campuchia cho thấy điểm trung bình HFIAS và HDDS lần lượt là 5,3±3,9 và 4,7±1,6%. Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ mức độ nhẹ, trung bình và nghiêm trọng tương ứng là 33%, 37% và 12%; tỉ lệ trẻ bị SDD thể thấp còi và gầy còm lượt là 25,4 và 8,1% . Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa các chỉ số về tình trạng kinh tế - xã hội, quyền sở hữu đất nông nghiệp với tình trạng ANTPHGĐ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố sở hữu đất nông nghiệp, nhà ở có liên quan đến đa dạng trong khẩu phần ăn .

Như vậy, an ninh thực phẩm là vấn đề được đặc biệt quan tâm ở tất cả các nước

trên thế giới đặc biệt là ở các nước nghèo, kém phát triển. Thực phẩm là yếu tố quyết định sự sống còn, khỏe - yếu của con người. Khi thực phẩm được đáp ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng thì mỗi người sẽ có được cuộc sống khỏe mạnh và xã hội ổn định. Đảm bảo ANTPHGĐ là điều kiện cần thiết và quan trọng trong việc dự phòng SDD cũng như đảm bảo an ninh dinh dưỡng một cách bền vững cho mọi người, đặc biệt là trẻ em..

1.2.5.2. Tại Việt Nam

Ngay từ những năm 80 của thế kỷ 20, ANTPHGĐ đã được xem xét ở mức hộ gia đình và cá thể, phân tích khả năng tiếp cận với đầy đủ thực phẩm đa dạng và an toàn cho mọi thành viên gia đình ở mọi nơi mọi lúc để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình chính là nguyên nhân làm cho SDD trở thành gánh nặng sức khỏe ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế và tạo nguồn thực phẩm tại chỗ nhằm đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm thích hợp cho từng vùng” là mục tiêu được chiến lược dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 đưa ra nhằm đáp ứng lương thực - thực phẩm và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ .

Hiện nay ở tầm quốc gia, nước ta đã có được an ninh lương thực/thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề an ninh thực phẩm hộ gia đình và cá thể đặc biệt là an ninh dinh dưỡng còn chưa được đảm bảo . Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên Hải miền Trung và Tây Nguyên là những nơi có tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ còn phổ

biến .

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bé Ba cho thấy tình trạng thức ăn mới chỉ đảm bảo đủ về số lượng nhưng còn thiếu về chất lượng . Tác giả Nguyễn Viết Đăng và CS (2014) nghiên cứu về ANTP tại Mai Châu, Hoà Bình cũng cho thấy tỉ lệ hộ gia đình nghèo thiếu ăn ở tháng giáp hạt là 24,1%; các hộ nghèo thường rất khó khăn trong việc tiếp cận với thực phẩm do giao thông và kinh tế kém phát triển . Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân chính làm tăng số hộ gia đình bị thiếu ANTPHGĐ .

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cũng cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa trình độ học vấn, việc làm, kiến thức chăm sóc trẻ của mẹ, vệ sinh môi trường với tình trạng SDD, nghèo đói, nghèo đa chiều .

Tóm lại, ở nước ta, ANTPHGĐ tại những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn và ở người dân tộc thiểu số vẫn còn là chủ đề cần đặc biệt quan tâm. Những khu vực này có địa hình khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Đây cũng là nơi thường xuyên bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu. Người dân sống ở khu vực này đa số có trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản về cuộc sống. Đặc biệt là thiếu kỹ năng trong việc sử dụng thức ăn và cách làm ra

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. (Trang 27)