HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ THỨC ĂN BỔ SUNG
3.3.1. Cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình
Bảng 3.20. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến khả năng tiếp cận
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua
Trước can thiệp (n=799)
Sau can thiệp (n=680)
(χ2- test) n % n % Lo lắng thiếu thức ăn Có 267 33,8 94 13,8 <0,01 Không 532 66,2 586 86,2
Thiếu tiền mua thức ăn ưa thích
Có 292 37,0 75 11,0
<0,01
Không 507 63,0 605 89,0
Ăn đi ăn lại một loại thức ăn
Có 254 32,2 77 11,3
<0,01
Không 545 67,8 603 88,7
Tỉ lệ gia đình lo lắng thiếu thức ăn trong 30 ngày qua ở thời điểm sau can thiệp 13,8% thấp hơn 20% so với trước can thiệp là 33,8%. Tỉ lệ hộ gia đình không có tiền mua thức ăn ưa thích giảm 26%, giảm từ 37,0% trước can thiệp xuống còn 11,0% sau can thiệp. Tỉ lệ gia đình phải ăn đi ăn lại một loại thức ăn vì thiếu tiền mua giảm 20,9% trước và sau can thiệp. Sự khác biệt về tỉ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm ở các mức độ theo khả năng tiếp cận trước và sau can thiệp là có ý nghĩa thống kê p<0,01.
Hình 3.4. Sự thay dổi mức độ và tần suất thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến khả năng tiếp cận.
Ở hầu hết các mức độ thiếu ANTPHGĐ đều có xu hướng giảm tỉ lệ xảy ra các vấn đề và tần suất xuất hiện. Tình trạng thiếu ANTPHGĐ xảy ra mức độ: hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên có chiều hướng giảm ở các cấp độ ở thời điểm trước và sau can thiệp. Ở mức độ thỉnh thoảng thiếu ANTPHGĐ là phổ biến nhất. Hộ gia đình thiếu ANTPHGĐ ở mức độ thường xuyên ít khi xảy ra.
Bảng 3.21. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến số lượng và chất lượng bữa ăn
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua
Trước can thiệp (n=799)
Sau can thiệp (n=680)
p
(χ2- test)
n % n %
Ăn thức ăn không thích KhôngCó 237562 30,070,0 61961 91,09,0 <0,01 Ăn ít hơn nhu cầu KhôngCó 70693 88,211,8 64238 94,45,6 <0,01
Ăn ít bữa hơn KhôngCó 70547 94,15,9 64931 95,44,6 >0,05
Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ do phải ăn thức ăn không thích trước can thiệp là 30,0% và sau can thiệp 9,0% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ hộ gia đình phải ăn ít hơn so với nhu cầu giảm 5,4%, giảm từ 11,8% trước can thiệp xuống còn 5,6% sau can thiệp, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Tỉ lệ gia đình phải ăn ít bữa trong ngày trước can thiệp là 5,9%, sau can thiệp là 4,6%, sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Hình 3.5. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến số lượng và chất lượng bữa ăn
Biều đồ 3.5 cho thấy mức độ xảy ra thiếu ANTPHGĐ liên quan đến thiếu tiền mua thức ăn của các hộ gia đình gặp phổ biến ở mức độ thỉnh thoảng, tiếp đó là hiếm khi gặp và thấp nhất là mức độ thường xuyên gặp. Mức độ cải thiện về tần xuất gặp thiếu ANTPHGĐ ở thời điểm trước và sau can thiệp là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 3.22. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có ảnh hưởng tới sức khỏe
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua
Trước can thiệp (n=799)
Sau can thiệp (n=680)
p
(χ2- test)
n % n %
Không có gì để ăn KhôngCó 75247 94,15,9 66119 97,22,8 <0,05
Nhịn đói đi ngủ Có 9 1,1 7 1,0 >0,05
Không 790 98,9 673 99,0
Nhịn đói cả ngày Có 8 1,0 3 0,4 >0,05
Không 791 99,0 677 99,6
Tỉ lệ gia đình trong 30 ngày qua không có gì để ăn giảm 3,1% từ 5,9% trước can thiệp xuống còn 2,8% sau can thiệp, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Hộ gia đình có người phải nhịn đói đi ngủ trước và sau can thiệp có sự thay đổi không đáng kể, lần lượt là 1,1% và 1,0%. Tỉ lệ hộ gia đình có người phải nhịn đói cả ngày giảm 0,6% trước và sau can thiệp (từ 1,0% xuống còn 0,4% sau can thiệp). Sự khác biệt về tỉ lệ gia đình có người phải nhịn đói khi đi ngủ và nhịn đói cả ngày do không có thức ăn trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Hình 3.6. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có ảnh hưởng đến sức khỏe
Hình 3.6 cho thấy hình thức và tần suất xảy ra thiếu ANTPHGĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe trước và sau can thiệp. Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc không có thức ăn chủ yếu gặp ở mức độ thỉnh thoảng; tiếp đó là mức độ hiếm khi và cuối cùng là thường xuyên gặp (14,9% trước can thiệp và 10,5% sau can thiệp). Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc phải nhịn đói đi ngủ chỉ gặp ở mức độ hiếm khi và thỉnh thoảng ở cả thời điểm trước và sau can thiệp. Mức độ hiếm khi gặp phổ biến hơn (66,7% trước can thiệp và 57,1% sau can thiệp). Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc phải nhịn đói cả ngày chỉ gặp ở mức độ hiếm khi gặp ở cả 2 thời điểm trước và sau can thiệp.
3.3.2. Cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình
Bảng 3.23. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến cấp độ tiếp cận thực phẩm
Hình thức thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình
Trước can thiệp (n=799)
Sau can thiệp (n=680) p (χ2- test) n % n % Có 315 39,9 91 13,4 <0,01
Không có đủ chất lượng thức ăn Không 484 60,1 589 86,6 Không có đủ số lượng thức ăn Có 117 14,9 50 7,4 <0,01 Không 682 85,1 630 92,8
Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ liên quan đến khả năng cấp độ tiếp cận thực phẩm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01 ở thời điểm trước can thiệp. Hộ gia đình không có đủ thức ăn về số lượng giảm 13,4%, giảm từ 39,9% trước can thiệp xuống còn 13,4% sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).
Số hộ gia đình không đủ số lượng thực phẩm và gây hậu quả trong 30 ngày qua giảm 7,5%, giảm từ 14,9% trước can thiệp xuống còn 7,4% sau can thiệp, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01) về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ giữa thời điểm trước và sau khi can thiệp.
3.3.3. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo điểm
Bảng 3.24. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình HFIAS theo địa phương nghiên cứu.
Thời điểm Lai Châu Lào Cai Hà Giang Chung
Trước can thiệp ( ± SD)
7,01 ± 4,53 6,45 ± 4,78 5,49 ± 3,08 6,40 ± 4,3
Sau can thiệp
( ± SD) 6,95 ± 4,42 6,35 ± 4,63 4,28 ± 3,53 5,86 ± 4,19 Chênh lệch điểm HFIAS trước-sau can thiệp 0,19 0,10 1,21 0,55 p (t-test) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05
Có sự thay đổi trung bình điểm HFIAS (thời điểm trước can thiệp là 6,40 ± 4,3 và sau can thiệp 5,86 ±4,19) chung cho cả 3 địa phương tham gia nghiên cứu, tuy nhiên mức giảm chưa có ý nghĩa thống kê. Mức độ giảm điểm trung bình HFIAS trước và sau can thiệp tại tỉnh Lai Châu và Lào Cai là tương đương nhau, đều giảm khoảng 0,2 điểm. Hai tỉnh này có điểm thiếu ANTPHGĐ cao hơn so với tỉnh Hà Giang (điểm trung bình HFIAS thấp hơn là 5,49 ± 3,08 trước can thiệp và 4,28 ± 3,53 sau can thiệp).
Bảng 3.25. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình HFIAS theo dân tộc.
Thời điểm Thiểu số Kinh Chung
Trước can thiệp ( ± SD) 6,45 ± 4,78 5,49 ± 3,08 6,40 ± 4,3
Sau can thiệp ( ± SD)
6,35 ± 4,63 4,28 ± 3,53 5,86 ± 4,19 Chênh lệch điểm HFIAS trước-
p (t-test) > 0,05 > 0,05 > 0,05
Trung bình HFIAS của gia đình người Kinh thấp hơn so với người dân tộc thiểu số ở hai thời điểm trước và sau can thiệp. Trung bình điểm HFIAS đều có sự thay đổi giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê p>0,05.
3.3.4. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo mức độ
Bảng 3.26. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trước và sau can thiệp.
Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình
Trước can thiệp (n=799)
Sau can thiệp (n=680) p (χ2- test) n % n % Có 346 43,3 114 16,8 <0,01 Không 453 56,7 566 83,2
Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ đã giảm 26,7% từ 43,3% trước can thiệp là xuống còn 16,8% sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê.
Hình 3.7. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình theo các mức độ trước và sau can thiệp.
Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ các mức độ nhẹ, vừa và nghiêm trọng đều giảm khi so sánh giữa 2 thời điểm trước và sau can thiệp. Mức độ nhẹ giảm nhiều nhất là 10,6%, giảm từ 15,5% trước can thiệp xuống còn 4,9% sau can thiệp. Tiếp theo là ở mức độ thiếu vừa giảm 12,4%, giảm từ 20,8% xuống còn 8,4% sau can thiệp. Thiếu ANTPHGĐ ở mức độ nghiêm trọng chỉ giảm 3,5%, giảm từ 7,0% trước can thiệp xuống còn 3,5% sau can thiệp.
3.4. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI 3TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG
Bảng 3.27. Thay đổi trung bình chỉ số Z-score ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp
Thời điểm WAZ HAZ WHZ
Trước can thiệp ( ± SD)
-0,93± 1,02 -1,13 ± 1,22 -0,41 ± 0,9 Sau can thiệp ( ± SD)
-0,73 ± 1,09 -1,11 ± 1,21 -0,16 ± 1,06 Chênh lệch điểm z-score trước-
sau can thiệp 0,2 0,02 0,25
p (t-test) < 0,01 > 0,05 < 0,01
Trung bình chỉ số WAZ tăng từ -0,93 ± 1,02 trước can thiệp lên -0,73 ± 1,09 sau can thiệp; Chỉ số WHZ cũng tăng từ -0,41 ± 0,9 trước can thiệp lên -0,16 ± 1,06 sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình WAZ và WHZ ở thời điểm trước và sau can thiệp (p<0,01).
Đối với trung bình chỉ số HAZ có sự thay đổi không đáng kể từ -1,13 ± 1,22 trước can thiệp lên -1,11 ± 1,21 sau can thiệp, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở chỉ số này.
Hình 3.8. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp.
Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi có chiều hướng giảm ở cả 3 thể trước và sau can thiệp, cụ thể: thể nhẹ cân giảm từ 15,0% xuống 12,3%; thể thấp còi giảm từ 24,0% xuống 23,2%; thể gày còm giảm từ 8,8% xuống 7,7%.
Hình 3.9. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp.
Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm 0-5 tháng tuổi giảm từ 11,4% trước can thiệp xuống còn 5,9% sau can thiệp, nhóm 6-11 tháng tuổi giảm từ 14,2% trước can thiệp xuống còn 10,4% sau can thiệp và nhóm 18-23 tháng tuổi giảm từ 22,7% trước can thiệp xuống còn 18,8% sau can thiệp. Riêng ở nhóm tuổi 12-17 tháng, tỉ lệ SDD sau
can thiệp cao hơn so với trước can thiệp, tăng từ 13,4% trước can thiệp lên 14,8% sau can thiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt của các tỷ lệ này chưa có ý nghĩa thống kê p>0,05.
Hình 3.10. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ theo tuổi trước và sau can thiệp.
Tỉ lệ thể thấp còi ở nhóm 6-11 và 18-23 tháng tuổi giảm tương ứng là 3,5% (từ 18% xuống 14,5%) và 2,6% (45,3% xuống 41,7%). Ở nhóm 0-5 tháng tuổi tỉ lệ giảm không đáng kể. Riêng ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng 2,5% từ 26,8% trước can thiệp lên 29% sau can thiệp. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở các nhóm tuổi của trẻ có sự thay đổi trước và sau khi can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU NĂM 2016
4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi
Giai đoạn trẻ em dưới 24 tháng (1000 ngày đầu đời) của con người là thời kì cơ thể phải thích nghi, làm quen với môi trường sống bên ngoài cơ thể mẹ, với thức ăn và các tác nhân gây bệnh đến từ ngoại cảnh. Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển rất nhanh của trẻ, cơ thể trẻ cần có lượng năng lượng và chất dinh dưỡng đủ lớn để phục vụ cho nhu cầu duy trì sự sống, tăng trưởng và chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ em ở độ tuổi này có nguy cơ cao bị SDD, mắc bệnh nhiễm khuẩn do cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề SDD ở trẻ là do trẻ được cung cấp thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng, gia đình của trẻ nghèo, không có đủ thức ăn, thiếu điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe, kiến thức và thói quen nuôi dưỡng trẻ của người mẹ còn hạn chế.
Suy dinh dưỡng thể nhe cân (cân nặng thấp so với tuổi) phản ánh tình trạng thiếu năng lượng mà trẻ được cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản và tăng trưởng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi là 15%. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân có ở tất cả các nhóm tuổi từ 0-24 tháng và tỉ lệ tăng cao khi trẻ được 6 tháng tuổi và tăng dần theo tuổi.
Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi là 14,2%, nhóm 12-17 tháng tuổi là 13,4%, nhóm 18-23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 22,6%. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, là thời kì mà cơ thể trẻ có nhu cầu cao về năng lượng do cơ thể đã lớn đồng thời cũng là đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giai đoạn này người mẹ cũng bắt đầu đi làm trở lại sau thời kì nghỉ đẻ không có thời gian để chăm sóc cũng như trẻ bắt đầu phải làm quen với thức ăn bổ sung từ bên ngoài. Những yếu tố nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng nhẹ cân do trẻ có nguy cơ bị thiếu năng lượng được cung cấp từ thức ăn.
toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2019 là 19,6% . Kết quả của nghiên cứu này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên trẻ em người Mông tại Hà Giang của tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019) ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi là 39,1% và nhóm 12-23 tháng tuổi là 32,0% . Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này là 15% cũng thấp hơn so với kết quả điều tra tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 16,3%. Trong kết quả này cũng cho thấy sự khác biệt vể tỉ lệ SDD thể nhẹ cân tại giữa các địa phương (bảng 3.4). Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ em tại tỉnh Hà Giang 19,5% tương đương với tỉ lệ trong niên giám thống kê năm 2019 là 19,7%; tại tỉnh Lào Cai và Lai Châu tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này thấp hơn 4,7% và 6,5% so với niêm giám thống kê năm 2019 . Đa số các trường hợp SDD thể nhẹ cân ở trẻ trong nghiên cứu này đều ở mức độ vừa, chỉ có một phần nhỏ trẻ em bị SDD ở mức độ nặng (hình 3.1).
Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong kết quả này vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng