2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng bán thực nghiệm, không có nhóm đối chứng. Nghiên cứu bao gồm 3 giai đoạn với 2 nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở hai nhóm đối tượng khác nhau có cùng độ tuổi, cùng địa bàn nghiên cứu nhưng khác nhau thời điểm.
Giai đoạn 1. Tại thời điểm nghiên cứu ban đầu (T0), tiến hành nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt ngang.
Giai đoạn 2. Tiến hành can thiệp thông qua các hoạt động thuộc mô hình như truyền thông - TTXH sản phẩm thức ăn bổ sung
Giai đoạn 3. Sau 6 tháng triển khai các hoạt động can thiệp tại cộng đồng (T6) tiến hành thập số liệu đánh giá sự cải thiện về tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24
tháng tuổi và ANTPHGĐ của gia đình trẻ.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cho mục tiêu 1: Mô tả tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan.
Áp dụng công thức xác định tỷ lệ mắc trong một quần thể cho nghiên cứu cắt ngang : 2 2 ) , ( ) * ( ) 1 ( p p p Z n Trong đó:
p = 0,4 (Tỷ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ từ 6 đến 23 tháng tuổi theo kết quả giám sát Dinh dưỡng năm 2013 của Viện Dinh dưỡng tại Hà Giang ).
Z = 1,96 (ở mức độ tin cậy 95%, α = 0,05). ε = 0,1 (độ chính xác tương đối).
Thay các chỉ số trên vào công thức tính được kết quả n = 576. Cỡ mẫu tối thiểu cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi là 576. Trên thực tế đã thu thập được thông tin từ 799 trẻ em phục vụ mục tiêu này.
Cho mục tiêu 2: Đánh giá sự cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình thông qua mô hình sản xuất và tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung tại địa phương.
Áp dụng công thức kiểm định giả thuyết cho hai tỷ lệ dân số .
Trong đó: ) 2 / 1 ( Z = độ tin cậy (95%). ) 1 ( Z = lực mẫu (90%).
p1 = 34,5% (Tỷ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có con dưới 2 tuổi trước can thiệp theo nghiên cứu tại Văn Chấn-Yên Bái) .
p2 = 20,2% (Tỷ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có con dưới 2 tuổi sau can thiệp theo nghiên cứu tại Văn Chấn-Yên Bái) .
p = (p1 + p2) /2
Cỡ mẫu tối thiểu n=150. Cỡ mẫu thực tế đã được thu thập trong mục tiêu này là 680 hộ gia đình.
Cho mục tiêu 3: Đánh giá sự cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Áp dụng công thức kiểm định sự khác nhau giữa 2 giá trị trung bình :
2 2 ) , ( 2 2 s Z n Trong đó: ) 2 / 1 ( Z = độ tin cậy (95%). ) 1 ( Z = lực mẫu (90%).
s = 0,42 (Độ lệch chuẩn HAZ-score sau can thiệp 6 tháng ở nhóm trẻ 6-11 tháng ăn bột FAVINA sản xuất từ nguyên liệu địa phương từ nghiên cứu của Phạm Văn Phú) .
= 0,1 (Ước lượng sự khác biệt giá trị trung bình HAZ-score trước và sau can thiệp).
Cỡ mẫu tối thiểu là 371 trẻ.
Do lấy mẫu nhiều giai đoạn, cỡ mẫu được nhân với 1,5 và cộng 15% dự phòng bỏ cuộc. Cỡ mẫu cuối cùng tối thiểu là 641 trẻ.
Cỡ mẫu thực tế đã được thu thập trong mục tiêu này là 680 hộ gia đình.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu trong nghiên cứu này gồm 2 bước, cụ thể:
Bước 1. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu.
Chọn tỉnh và huyện: Sử dụng phương pháp chọn có chủ đích trên cơ sở đề xuất của địa phương đã chọn được 3 huyện thuộc 3 tỉnh vào mẫu nghiên cứu đó là: huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Các huyện được chọn vào mẫu nghiên cứu là những địa phương nghèo thuộc khu vực biên giới phía Bắc, nơi có tỉ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi cao hơn trung bình toàn quốc, đặc biệt là SDD thể thấp còi. Những huyện này điều kiện giao thông
thuận lợi, thuận lợi cho việc triển khai và giám sát khi nghiên cứu. Hệ thống y tế tuyến xã đáp ứng đủ điều kiện về nhân lực để triển khai các nội dung chương trình can thiệp.
Trên cơ sở danh sách các xã của các huyện đã được chọn tiến hành bốc thăm mỗi huyện 3 xã để chọn vào mẫu nghiên cứu. Kết quả đã chọn được các xã là Bản Giang, Bản Hon, Thèn Sin, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu; xã Quang Kim, Bản Vược, Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; xã Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Bước 2. Chọn mẫu đối tượng nghiên cứu.
Trạm y tế lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình có con dưới 24 tháng tuổi đủ điều kiện để đưa vào tham gia nghiên cứu. Trên cơ sở danh sách đối tượng đã được y tế xã lập, cộng tác viên cùng nhóm nghiên cứu gửi giấy mời tới đối tượng để tham gia cung cấp thông tin.
Hình 2.2. Sơ đồ qui trình nghiên cứu
Nghiên cứu ban đầu (n = 799) Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi An ninh thực phẩm
T0
Đánh giá sau can thiệp (n =680) Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi An ninh thực phẩm hộ gia đình
Chọn mỗi tỉnh 3 xã vào mẫu nghiên cứu, gồm:
Xã Bản Giang, xã Bản Hon, xã Thèn Sin (Tỉnh Lai Châu); Xã Bản Vược, xã Quang Kim, xã Trịnh Tường (Tỉnh Lào Cai); Xã Đạo Đức, xã Trung Thành, xã Việt Lâm (Tỉnh Hà Giang)
Các hoạt động can thiệp:
- Xây và triển khai phòng tư vấn mặt trời bé thơ - Vận hành mô hình sản xuất thực phẩm bổ sung.
- Triển khai kế hoạch tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung (Cháo ngon, gói Protein-Lipid Vica, bột rau Vica...)
- Tổ chức truyền thông giáo dục về nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. - Tập huấn sản xuất nông nghiệp an toàn.
2.3.4. Các số liệu và thời điểm thu thập
* Đối với trẻ
Thông tin của trẻ: Giới tính, dân tộc, tháng tuổi (ngày/tháng/năm).
Thông tin về nhân trắc: cân nặng và chiều dài nằm của trẻ.
Thông tin về sức khỏe của trẻ: tình trạng mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa trong vòng 2 tuần vừa qua.
Các thông tin chung và số liệu nhân trắc của mẹ, trẻ; thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ; sức khỏe của trẻ và vấn đề an ninh thực phẩm hộ gia đình được thu thập ở 2 thời điểm bắt đầu nghiên cứu T0 và thời điểm đánh giá kết thúc T6. Thông tin về mức độ tiếp cận và hài long với các dịch vụ được thu thập vào thời điểm T6.
* Đối với người mẹ và gia đình của trẻ
Thông tin chung của mẹ bao gồm: dân tộc, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, số con hiện có, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn thu nhập chính, tình trạng kinh tế của gia đình.
Thông tin nhân trắc bao gồm: cân nặng, chiều cao.
Thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ gồm: số lần khám thai, thời gian cho trẻ bú sau sinh, cho bú hoàn toàn, thời gian cho trẻ ăn bổ sung.
Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế: số lần khám thai, được tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, biết và sử dụng dịch vụ mặt trời bé thơ, sản phẩm thức ăn bổ sung cho trẻ.
Mức độ hài lòng về các dịch vụ: phòng tư vấn mặt trời bé thơ tại địa phương, dịch vụ tiếp thị xã hội thức ăn bổ sung.
Thông tin về các mức độ và tần suất thiếu thực phẩm liên quan đến điều kiện tiếp cận thức ăn trong vòng 30 ngày, gồm: Không chắc chắn có thức ăn; Không có tiền mua thức ăn ưa thích; Ăn đi ăn lại một loại thức ăn; Ăn thức ăn không thích; Ăn ít hơn nhu cầu; Ăn ít bữa hơn; Không có gì để ăn; Nhịn đói đi ngủ; Nhịn đói cả ngày. Số tháng xảy ra thiếu thức ăn của gia đình trong năm.
Bảng 2.1. Thời điểm và các loại số liệu cần thu thập.
Số liệu thu thập Ban đầu (T0) Sau 6 tháng (T6)
Thông tin chung của mẹ x x
Thông tin nhân trắc của mẹ và trẻ x x
Thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ x x
Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế x
Mức độ hài lòng về các dịch vụ x
Thông tin về các mức độ và tần suất thiếu thực phẩm
x x
Thông tin về sức khỏe của trẻ x x
Các thông tin được thu thập ở hai thời điểm khác nhau nhưng sử dụng cùng một loại công cụ và cán bộ tham gia thu thập thông tin.
2.3.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
* Phỏng vấn: Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn và được thử nghiệm trước khi triển khai để thu thập các thông tin chung của mẹ, trẻ, thông tin chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, thông tin về tiếp cận, sử dụng dịch vụ và các thông tin liên quan đến gia đình của trẻ.
* Cân đo nhân trắc
Tại mỗi thời điểm thu thập số liệu theo quy định, mỗi đối tượng tham gia được cân đo các chỉ số nhân trắc. Cân đo nhân trắc do các cán bộ của nghiên cứu thực hiện theo kỹ thuật đã được hướng dẫn . Sử dụng mẫu biểu đã được thiết kế sẵn để ghi lại kết quả cân đo (xem phần phụ lục 1). Quá trình cân, đo được thực hiện tại trạm y tế xã, các số đo nhân trắc đều được thực hiện hai lần và lấy giá trị trung bình. Dụng cụ thu thập các số đo nhân trắc cụ thể như sau:
- Cân nặng ở trẻ được cân bằng cân đồng hồ nhãn hiệu Nhơn Hòa với độ chính xác 0,1kg.
- Thước đo chiều dài nằm/chiều cao đứng của trẻ và mẹ: sử dụng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1cm.
* Cán bộ thu thập thông tin
- Số liệu được thu thập tại trạm y tế các xã, đối tượng tham gia nghiên cứu được Trạm y tế mời lên theo danh sách và tiêu chuẩn đã chọn.
- Điều tra viên thực hiện công tác thu thập số liệu là cán bộ của Viện Dinh dưỡng và nghiên cứu sinh. Điều tra viên được chuyên gia của Viện Dinh dưỡng tập huấn cách thu thập số liệu, phương pháp hỏi, điền và ghi nhận câu trả lời của đối tượng vào phiếu phỏng vấn.
2.3.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu
2.3.6.1. Thông tin chung
- Dân tộc - Giới tính trẻ - Tuổi mẹ
- Học vấn của mẹ
- Thu nhập chính của gia đình
- Phân loại kinh tế (Nghèo hoặc không nghèo).
2.3.6.2. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào z-score so với trung vị của chuẩn tăng trưởng WHO-2006. Cụ thể thang phân loại tình trạng dinh dưỡng như sau :
Bảng 2.2. Phân loại suy dinh dưỡng các thể ở trẻ theo WHO-2006
Cân nặng theo tuổi Trên 2 SD: thừa cân
Từ -2 SD đến 2 SD: bình thường
-3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng
Chiều cao theo tuổi Từ -2 SD trở lên: bình thường
Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể thấp còi -3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa
Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng
Cân nặng theo chiều cao Trên 2 SD: thừa cân
Từ -2 SD đến 2SD: bình thường
Dưới -2 SD: suy dinh dưỡng thể gầy còm
-3 đến -2SD: suy dinh dưỡng mức vừa Dưới -3SD: suy dinh dưỡng mức nặng
Tình trạng dinh dưỡng của me được xác định bằng chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) theo WHO, với các điểm ngưỡng sau.
Bảng 2.3. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của mẹ theo chỉ số khối cơ thể.
Chỉ số BMI Phân loại
BMI dưới 18,5: Thiếu năng lượng trường diễn BMI từ 18,5 đến 24,9: Bình thường
BMI từ 25 trở lên: Thừa cân
2.3.6.3. Thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ
Thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ gồm: Chăm sóc thai nghén (khám thai); Cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh; Nuôi con bằng sữa mẹ; Cho trẻ ăn bổ sung.
2.3.6.4. Nhóm thông tin về chỉ số bệnh tật của trẻ và tiếp cận dịch vụ y tế- dinh dưỡng
Chỉ số bệnh tật: Tình hình bệnh tật của trẻ được điều tra viên ghi nhận các triệu chứng, dấu hiệu trong vòng 2 tuần vừa qua từ câu trả lời của mẹ hoặc người chăm sóc. Dấu hiệu của tiêu chảy bao gồm số lần đại tiện, dạng phân của trẻ; dấu hiệu của nhiễm
khuẩn hô hấp bao gồm có ho sốt, chảy nước mũi.
Tiếp cận dịch vụ y tế: Mức độ tiếp cận thông tin nuôi dưỡng trẻ trong 3 tháng vừa qua của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.
- Nguồn cung cấp thông tin.
- Được tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tham dự các buổi truyền thông.
- Biết và đến phòng tư vấn Mặt trời bé thơ để sử dụng dịch vụ.
2.3.6.5. Nhóm thông tin về an ninh thực phẩm gia đình
Các thông tin về ANTPHGĐ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bà mẹ. Nội dung các câu hỏi để đánh giá ANTPHGĐ theo hướng dẫn của FANTA-III ở hai thời điểm trước và sau khi can thiệp, gồm có:
a. An ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến điều kiện tiếp cận
Các mức độ thiếu thực phẩm liên quan đến điều kiện tiếp cận thức ăn trong vòng 30 ngày thông qua phần trả lời từ câu Q1-Q9.
1. Lo lắng không có thức ăn: Gia đình lo lắng thiếu thức ăn trong vòng 30 ngày qua.
2. Không có tiền mua thức ăn ưa thích: trong vòng 30 ngày qua, bất kỳ thành viên nào trong gia đình không được ăn thức ăn ưa thích do không đủ tiền mua.
3. Ăn đi ăn lại một loại thức ăn: trong vòng 30 ngày qua bất kỳ thành viên nào trong gia đình phải ăn đi ăn lại một vài loại thức ăn do không đủ tiền mua.
4. Ăn thức ăn không thích: trong 30 ngày qua, có bất kỳ thành viên nào trong gia đình phải ăn thức ăn mình không thích do không đủ tiền mua các loại thực phẩm khác.
5. Ăn ít hơn nhu cầu: Bất kỳ thành viên nào trong gia đình phải ăn ít hơn nhu cầu cần thiết do thiếu thực phẩm trong vòng 30 ngày qua.
6. Ăn ít bữa hơn: Thành viên của gia đình phải ăn ít bữa hơn trong 1 ngày do thiếu thực phẩm trong vòng 30 ngày qua
7. Không có gì để ăn: Trong vòng 30 ngày qua gia đình không còn gì để ăn do không có tiền mua.
8. Nhịn đói đi ngủ: Trong vòng 30 ngày qua bất kỳ thành viên trong gia đình phải nhịn đói đi ngủ vì thiếu thực phẩm.
9. Nhịn đói cả ngày: Trong vòng 30 ngày qua bất kỳ thành viên trong gia đình phải nhịn đói cả ngày do thiếu thực phẩm.
Cách tính tỉ lệ gặp vấn đề về thiếu thực phẩm trong gia đình. Phần trăm hộ gia đình gặp
vấn đề về thiếu thực phẩm =
Số hộ trả lời “Có” ở câu bất kỳ x 100 Tổng số hộ trả lời câu bất kỳ
Ví dụ:
Phần trăm hộ gia đình hết thức ăn vì không có tiền =
Số hộ trả lời “Có” ở câu Q7a
x 100 Tổng số hộ trả lời câu Q7
Tính tần suất hộ gia đình gặp vấn đề về thiếu thức ăn của hộ gia đình ở các mức độ “hiếm khi”, “thỉnh thoảng”, “thường xuyên” trong 30 ngày qua.
Ví dụ:
Phần trăm hộ gia đình thường xuyên hết thức ăn vì không có tiền mua
=
Số hộ trả lời “3” ở câu Q7a
x 100 Tổng số hộ trả lời câu Q7
b. An ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến cấp độ tiếp cận.
Các chỉ số này cung cấp thông tin về tỉ lệ hộ gia đình trải qua thiếu thức ăn ở một hoặc nhiều các sự kiện được thể hiện qua ba lĩnh vực được thể hiện qua thang điểm-HFIAS, gồm 3 cấp độ đó là: