Kết quả của mô hình

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. (Trang 43 - 47)

1.4.4.1. Thực hiện mục tiêu

Xây dựng được hai dây chuyền cung ứng tiêu chuẩn của Viện Dinh dưỡng (từ cung ứng nông sản đến chế biến, phân phối và tiêu dùng) tại Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Dây chuyền đã giải quyết được các rào cản của an ninh thực phẩm

cho nhóm dân cư đích, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em ở 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang.

Cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em thông qua việc triển khai nghiên cứu “Hiệu quả cải thiện an ninh thực phẩm và dinh dưỡng của mô hình sản xuất thực phẩm bổ sung bằng nguyên liệu địa phương có tăng cường vi chất tại một số tỉnh miền núi phía bắc.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, lập kế hoạch, tổ chức triển khai các hoạt động tư vấn ở địa phương bằng việc tổ chức các lớp tập huấn. Thiết lập hệ thống 15 phòng Tư vấn Mặt trời bé thơ từ tuyến xã đến tuyến tỉnh tại 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Hà Giang. Tập huấn thực hành nông nghiệp cho các phụ nữ nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng nông sản địa phương.

1.4.2.2. Các hợp phần và đầu ra

Xây dựng và vận hành cơ sở sản xuất sản phẩm dinh dưỡng

Các tỉnh này đều là vùng núi có đường biên giới với Trung Quốc với đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những khu vực xa xôi và dựa vào sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp là chính. Chính quyền trung ương và địa phương ở các tỉnh này ưu tiên đưa việc giải quyết suy dinh dưỡng trong các chính sách phát triển xã hội do đây là những tỉnh có tỉ lệ cao trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Hình 1.11. Mô hình sản xuất thức ăn bổ sung từ sản phẩm tại địa phương

(nguồn Viện Dinh dưỡng 2018)

Chương trình can thiệp sử dụng cách tiếp cận theo hệ thống thực phẩm không những giúp cải thiện sự sẵn thực phẩm có chất lượng cao phục vụ cho phụ nữ, trẻ em bị thiếu an ninh thực phẩm và suy dinh dưỡng. Xây dựng hệ sinh thái bền vững trong chuỗi sản xuất thức ăn nhằm tăng cơ hội tiếp cận thực phẩm và cải thiện kinh tế hộ gia đình.

Hình 1.12. Mô hình tiếp thị - đưa thức ăn bổ sung ở địa bàn nghiên cứu.

Chương trình sử dụng kênh phân phối sản phẩm chính là những người làm chuyên môn kết hợp chính quyền địa phương kết nối đưa sản phẩm từ nhà máy đến người tiêu dùng. Mô hình này có độ tin cậy và đảm bảo sự bền vững cao do có sự vào cuộc, gắn kết giữa chính quyền - cộng đồng - nhà sản xuất - cơ sở y tế và người dân.

Bằng cách vận dụng cách tiếp cận dựa trên hệ thống thực phẩm, kết nối các mắt xích của chương trình với nhau nhằm mở rộng sản xuất và phân phối sản phẩm dinh dưỡng. Chương trình thực hiện thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của mô hình trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm, khuyến nghị áp dụng và nhân rộng mô hình trong tương lai.

Lồng ghép, phối hợp đồng bộ từ sản xuất, tiêu thụ, tiếp thị và nâng cao kiến thức kỹ năng đến chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trên cộng đồng được coi là giải pháp bền vững. Giải pháp mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe của người dân và kinh tế hộ gia đình đồng thời tăng thêm tính bền vững của các chương trình can thiệp [114].

ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Toàn bộ trẻ dưới 24 tháng tuổi và gia đình của trẻ tại địa bàn nghiên cứu (bao gồm cha hoặc mẹ hoặc người đại diện gia đình) đủ điều kiện tham gia trả lời phỏng vấn.

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng

Trẻ và mẹ thường xuyên cư trú và không có kế hoạch di chuyển khỏi nơi ở trong vòng 10 tháng tới.

Tuân thủ theo hướng dẫn của nghiên cứu viên, cán bộ y tế cơ sở và cộng tác viên của thôn/xã.

Tiêu chuẩn loại trư: Trẻ bị dị tật và bệnh bẩm sinh có ảnh hưởng đến nhân trắc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. (Trang 43 - 47)