- Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc làm ức lương, phục ấp lương và các khoản bổ sung khác theo
13 Lê Quý Kha (2018)
4.0) không chỉ để giảm chi phí sản xuất, quan trọng h n là kiểm soát tốt nhất chất lượng hoa làm ra.
b. Mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ 4.0: Mô hình Trang trạibò sữa Vinamilk
Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh là trang trại được Vinamilk thực hiện cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra theo công nghệ Mỹ, Nhật, hâu Âu trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý của mình, nhằm đảm bảo đàn bò có sức khỏe tốt, năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt nhất thông qua hệ thống quản lý khẩu phần. Hệ thống này giúp theo dõi, đo lường và kiểm soát chất lượng thức ăn phù hợp với các giai đoạn phát triển của bò. Robot đẩy thức ăn Lely Junođược lập trình tuyến đường theo ý muốn, đẩy và đảo thức ăn liên tục 24 7, giúp cho thức ăn luôn được tư i mới nhất.Hệ thống kiểm soát hoạt động và sức khỏe đàn bò, toàn bộ đàn bò đều được đeo các chip điện tử đời mới nhất để kiểm soát hoạt động, khả năng nhai lại, tình hình sức khỏe, bệnh tật, khả năng thụ thai, sinh sản của từng cá thể bò. Những thông tin này được cập nhật liên tục thông qua hệ thống mạng nội bộ và phần mềm đặc biệt, tự động kết nối với hệ thống máy tính trung tâm. Từ đó cung cấp cho người quản lý đầy đủ thông tin của từng cá thể để có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc cần thiết cho mỗi con bò. Hệ thống làm mát tự độngcó thể cảm biến được nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió từ môi trường. Từ đó lập trình, đưa ra chế độ vận hành tự động tối ưu nhất để làm mát cho bò. Hệ thống chuồng nuôi và dàn vất sữa hiện đại. Dàn vắt sữa tại trang trại có quy mô lớn với h n 200 con lần vắt. Mỗicon bò được nhận dạng tại dàn vắt sữa thông qua chip điện tử bao gồm dữ liệu sản lượng sữa, thời gian vắt sữa của từng con được thu thập và truyền đến hệ thống, đồng bộ với lịch sử thông tin, từ đó đưa ra các biểu đồ đánh giá và truy xuất dữ liệu để đáp ứng các phân tích chuyên môn.Với công nghệ 4.0, các chuyên gia Vinamilk có thể quản lý tất cả thông tin về đàn bò trên mọi thiết bị di động ở bất cứ đâu.
2.2. Tổng quan tình hình lao động, việc làm ngành nông nghiệp ngành nông nghiệp
Việc làm trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong c cấu việc làm theo 3 khu vực
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Với đặc điểm là năng suất thấp và mục tiêu chuyển dịch c cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Qua số liệu thống kê trong giai đoạn 2009 – 2019 tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm (53,9% năm 2009, 46,3% năm 2014 và 32,8% vào năm 2020) còn tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ lại có xu hướng tăng, nhất là số lao động ở khu vực dịch vụ cao h n số lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.Về chất lượng lao động ngành nông nghiệp: Nguồn nhân lực nông nghiệp là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, song hiện đang yếu về chất lượng. Giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo có bằng cấp chuyên môn kỹ thuật nghề từ 3 tháng trở lên ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ thấp (4,1% năm 2016 và 4,6% năm 2020). Đây là một hạn chế trong nông nghiệp làm hạn chế việc tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Hạn chế về chất lượng lao động cũng tư ng tự khi xem xét chi tiết h n ở nhóm ngành cấp 3, trong đó lao động ngành chăn nuôi có tỷ lệ lao động qua đào tạo cao h n so với trông trọt và khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Số lượng lao động trong nông nghiệp theo vị thế làm việc cho thấy chủ yếu là lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lư ng. Tỷ lệ làm công ăn lư ng còn rất khiêm tốn, theo số liệu điều tra Lao động việc làm năm 2019, trong số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, chỉ có 2,165 triệu người là lao động làm công hưởng lư ng (chiếm 12,74% trong số lao động làm công hưởng lư ng), xét theo một số ngành cấp 3 thuộc ngành nông nghiệp, tỷ lệ lao động làm công ăn lư ng cao h n ở lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản (24%).
Trong số lao động làm công hưởng lư ng, số lao động làm việc trong doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn (chỉ gần 250 ngàn lao động làm việc tại 4967 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung đa số thuộc lĩnh vực trồng trọt), và có xu hướng giảm.
Về tiền lư ng, thu nhập: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lư ng trong lĩnh vực nông nghiệp luôn thấp h n so với bình quân chung và lao động làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, xét theo ngành cấp 3, lĩnh vực trồng trọt có mức thu nhập bình quân thấp nhất, tiếp theo là lĩnh vực chăn nuôi. Mức tiền lư ng bình quân cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp đó là lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2019 có mức thu nhập bình quân trên lao động là 6,665 triệu đồng người tháng, trong khi mức thu nhập bình quân chung của lao động làm công hưởng lư ng là 6,713 triệu đồng người tháng.
Số giờ làm việc bình quân: Số giờ làm việc bình quân của lao động làm công hưởng lư ng có số giờ là 45,4 giờ tuần (mức này vẫn thấp h n số giờ làm việc bình thường tối đa theo quy định của ộ luật lao động, 48 giờ tuần). Trong đó, lao động thuộc lĩnh vực trồng trọt có thời gian làm việc thấp nhất, chỉ 40,7 giờ tuần, trong khi đó, lĩnh vực nuổi trồng và khai thác thủy sản có số giờ vượt mức thười giờ làm việc bình thường (50,5 giờ tuần), số giờ làm việc nhiều h n cũng phản ánh tư ng đồng với mức lư ng bình quân cao h n ở lĩnh vực thủy sản, chăn nuôi.
Về hợp đồng lao động:Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có hình thức thỏa thuận miệng chiếm đa số, 73% ở lĩnh vực chăn nuôi, 78,5% ở lĩnh vực trồng trọt, và đến 88% ở lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ lao động có hợpđồng lao động không xác định thời hạn khá khiêm tốn, điều này cho thấy tính chất công việc cũng khá bấp bênh, có thể linh hoạt nhưng tính ổn định không cao.
Về việc tham gia bảo hiểm xã hội:Do hình thức ký kết hợp đồng lao động là thỏa thuận miệng là chủ yếu, do đó tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong nông nghiệp cũng rất thấp, trong khi lao động làm công hưởng lư ng nói chung có tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội là 52% thì đối với lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có 3,6% lao động trong lĩnh vực thủy sản tham gia bảo hiểm xã hội, tiếp đến là 9,4% lao động trong lĩnh vực trồng trọt tham gia bảo hiểm xã hội, và cao nhất ở lĩnh vực chăn nuôi có tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội là 16,5%, vẫn thấp h n rất nhiều so với bình quân chung.