7 Năm 2016: Giám đốc Trung tâm giống cây trồng vật nuôi Quảng Trị bị tố cáo có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ Sở NNPTNT tỉnh đã xác minh, kết
2.5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
Do đó, mô hình tổ chức công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay cần được điều chỉnh cho phù hợp và tương xứng với nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước quy định, góp phần nâng cao vai trò của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2.5. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong phòng, chống tham nhũng. phòng, chống tham nhũng.
a) Việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của tham nhũng, trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN.
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác PCTN, từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn công tác quan trọng này. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về PCTN phong phú, bao quát đầy đủ, đa dạng hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nguy cơ, tác hại của tệ tham nhũng. Các cấp ủy, chính quyền, ban tuyên giáo các cấp, các cơ quan báo chí đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân các nghị quyết, chỉ thị, quy định, luật, nghị định… của Đảng, Nhà nước về công tác PCTN, gắn với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05-CT/BCT của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các quy định của Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Với vai trò là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác PCTN, Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh triển khai quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác PCTN đến từng đơn vị, địa phương thông qua nhiều hình thức: Phối hợp với Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật tỉnh đưa các nội dung về PCTN vào kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật hằng năm của tỉnh để triển khai đồng bộ; lồng ghép các nội dung PCTN trong các cuộc giao ban thường kỳ, đột xuất của UBND tỉnh, các cấp, các ngành; chuyển tải trên các trang thông tin, hệ thống phát thanh, truyền hình của ngành, địa phương, đơn vị; tổ chức tập huấn, cấp phát tài liệu, tờ rơi… Đáng chú ý là việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10- CT/TTg, ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ đưa nội dung PCTN vào giảng dạy ở các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 -2014 (từ cấp trung học phổ thông trở lên), nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức đấu tranh, PCTN của cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên, nhất là tham gia hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức nặng trong công tác PCTN.
Bên cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng 12 chuyên mục nội chính và PCTN/năm; phối hợp với Báo Quảng Trị xuất bản các trang báo về nội chính và PCTN; ký quy chế phối hợp với các cơ quan truyền thông (như Đài PT-TH tỉnh, Báo
Quảng Trị, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh) để đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy củng đã ban hành Hướng dẫn 25- HD/BTGTU ngày 08/3/2017 về công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng lãng phí; làm rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh PCTN, lãng phí, tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nguy cơ, tác hại của tham nhũng đối với việc giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
* Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác PCTN.
Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên.
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đã tập trung giám sát các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, gây nhiều bức xúc trong nhân dân; chủ động, tích cực tham gia xây dựng, phản biện xã hội góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật PCTN, lãng phí; nghiên cứu xây dựng và thực hiện đa dạng các hình thức để nhân dân chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả trong việc giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tổ chức thực hiện tốt công tác giám sát và phản viện xã hội; xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí trong toàn hệ thống; chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí trong đấu tranh với tham nhũng, lãng phí. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được phát huy, giúp nâng cao vai trò giám sát của xã hội ở cơ sở, góp phần hạn chế tiêu cực, tham nhũng.
* Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác PCTN.
Thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đã tích cực tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTN; phản ánh những hành vi vi phạm pháp luật và các hành vi liên quan đến tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; theo dõi, phản ánh quá trình xử lý các vụ việc tham nhũng đã được phát hiện. Các cơ quan báo chí, truyền thông đề cao tính khách quan, chân thực, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo trong việc phát hiện, đấu tranh PCTN, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và
những biểu hiện tiêu cực khác trong đời sống xã hội.
Thực hiện Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy định số 2523-QĐ/TU ngày 01/6/2017 về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh đã bám sát chỉ đạo, định hướng, xây dựng kế hoạch tuyên truyền PCTN, lãng phí đúng với mục đích, nhiệm vụ được giao; mở chuyên trang, chuyên mục, tăng lượng phát sóng cho công tác thông tin, tuyên truyền với những hình thức đa dạng như: Tin tức, phóng sự, phóng sự điều tra, thông tin chính sách pháp luật, phim tài liệu…; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức nặng cập nhật nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả các thông tin về PCTN, kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đưoực dư luận xã hội quan tâm; phê phán, lên án nhũng hành vi tiêu cực, tham nhũng; kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương… qua đó giúp người dân hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong việc ngăn chặn, phòng ngừa, đấu tranh với tiêu cực, tham nhũng.
* Việc bảo vệ, khen thưởng người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng; tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCTN.
Để triển khai Kế hoạch số 121-KH/TU ngày 02/4/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3999/KH-UBND ngày 04/9/2019 thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW yêu cầu người đứng đầu các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức quán triệt và triển khai nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW; thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ người tố cáo được quy định tại Điều 47 đến Điều 58, Chương VI, Luật Tố cáo năm 2018; Điều 7, Điều 8, Mục 2, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức, thi hành Luật Tố cáo năm 2018. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu người đứng đầu các cấp, các ngành phải nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo thuộc phạm vi phụ trách; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập khi tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cần xác định rõ việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Củng cố, kiện toàn, đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan, đơn vị có chức năng bảo vệ người tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm quy trình về tiếp nhận, giải quyết tố cáo, trong đó đề cao trách nhiệm của cá nhân trong bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo. Tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra các hành vi trả thù, trù dập người tố cáo. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập người tố cáo,
bao che người bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo nhưng không làm tròn trách nhiệm; người lợi dụng quyền phản ánh, tố giác, tố cáo để bôi nhọ, vu khống, thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân liên quan, gây mất đoàn kết nội bộ. Động viên khen thưởng kịp thời người tố cáo đúng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức làm tốt công tác bảo vệ người tố cáo. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những yếu kém trong công tác bảo vệ người tố cáo.
Yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực phát hiện, đấu tranh với những biểu hiện bao che các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo; ủng hộ, bảo vệ người tố cáo; phê phán những hành vi vu khống, tố cáo sai sự thật.
Mặt khác, giao Thanh tra tỉnh giúp UBND theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Định kỳ, tổng hợp kết quả tình hình thực hiện Chỉ thị số 27 trên địa bàn tỉnh để báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thanh tra tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp để vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, chưa thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ người tố cáo; thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo theo quy định.