Việc nội luật hóa, thực thi Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng (UNCAC) và công tác hợp tác quốc tế về PCTN

Một phần của tài liệu Bao_cao_Tong_ket_chien_luoc_quoc_gia_phong,_chong_tham_nhung_va_thuc_hien_Cong_uoc_LHQ (Trang 33 - 34)

nhũng (UNCAC) và công tác hợp tác quốc tế về PCTN

- Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; cùng với việc thực các quy định của pháp luật về PCTN, UBND tỉnh Quảng Trị đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị nhà nước của tỉnh, tổ chức nghiên cứu, triển khai, thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo lộ trình và giai đoạn đã ký kết.

- UBND tỉnh đã phê duyệt và triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cử cán bộ, công chức đi đào tạo ở nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực chống tham nhũng; hằng năm tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về PCTN với Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; các đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt việc xây dựng tiêu chuẩn ISO để áp dụng trong hoạt động của đơn vị, địa phương mình, nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phòng, chống tham nhũng.

- Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, trong đó xác định một số nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN và nội dung Công ước; nội luật hóa các quy định để đáp ứng yêu cầu của Công ước, UBND tỉnh đã chủ động bổ sung nội dung, nhiệm vụ thực thi Công ước vào chương trình, kế hoạch hoạt động của

tỉnh về công tác PCTN gắn với thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện tuyên truyền sâu rộng bám sát nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng của UBND tỉnh và các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan PCTN của Đảng và Nhà nước.

- Các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tham gia góp ý sửa đổi, hoàn thiện dự thảo nhiều văn bản quy phạm pháp luật về PCTN như: Bộ Luật hình sự năm 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật PCTN năm 2018, Luật Tố cáo năm 2018… Ngoài ra, thường xuyên đóng góp ý kiến, đưa ra các kiến nghị đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN ở địa phương. Sau khi các văn bản chính thức có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc nội luật hóa các yêu cầu của Công ước và đảm bảo việc thực thi Công ước. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn đó là:

- Tuy nhiên bên cạnh đó, kinh nghiệm về PCTN còn hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức đa phần được đào tạo trong nước, trình độ ngoại ngữ hạn chế, khả năng tiếp cận kinh nghiệm quốc tế về PCTN thấp; nhiều nội dung trong Công ước còn tương đối mới đối với Việt Nam.

- Pháp luật Việt Nam tuy cơ bản phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, song vẫn chưa hoàn thiện; nhiều quy định của pháp luật còn chồng chéo, rườm rà, thiếu cụ thể, khó áp dụng.

Một phần của tài liệu Bao_cao_Tong_ket_chien_luoc_quoc_gia_phong,_chong_tham_nhung_va_thuc_hien_Cong_uoc_LHQ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)